Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Bài giảng của Thầy Trọng Tại Giáo Xứ Thánh Mẫu


 
Bài giảng của Thầy Trọng Tại Giáo Xứ Thánh Mẫu ngày 04/11/2012 (CN XXXI TN)

Kính thưa Cộng đoàn phụng vụ,

Người ta có kể một câu truyện mang tính chất ngụ ngôn như sau: Có một nhà phú hộ kia, sau một cái cuộc đời ông làm tôi kính mến Chúa và ông trung thành sống đạo, giữ đạo và nhất là ông là một nhà phú hộ, cho nên ông đã thực thi rất nhiều những điều đáng phải khen ngợi, như là dâng cúng, như là giúp chỗ này, giúp chỗ khác v.v. Và nhất là các công việc từ thiện, bác ái, thì ông luôn tham gia và hoạt động.
Thế rồi một ngày kia bởi vì ông được trở nên thân tình kết nghĩa với Chúa, bởi vì ông yêu mến Chúa lắm, ông kính mến Chúa hết lòng, ông thờ phượng Chúa trên hết mọi sự. Thế rồi một ngày kia Chúa mới hỏi rằng: này, người bạn phú hộ ơi, anh có ước một một cái điều gì không? Thế là sau khi suy nghĩ rồi, nhà phú hộ kia với thân thưa với Thiên Chúa rằng: lạy Chúa nếu có thể được thì Chúa cho con tham quan nước trời, thiên đàng mà Chúa hứa cho mọi người mà trong đó có con. Chúa nói: được! Thế là anh chuẩn bị hành trang đi, rồi một ngày nào đó tôi sẽ đến và tôi sẽ sai Sứ thần để dẫn anh đi để tham quan một chuyến du lịch như là tôi trả ơn cho anh đã thờ phượng, yêu mến tôi. Thế là vào một ngày nọ đẹp trời, Sứ thần đã đến để dẫn người phú hộ đi vào nước trời, để đi thăm một chuyến du lịch. Thế là trong chuyến du lịch và hành trình của người phú hộ thật vui mừng và cũng là toại nguyện. Thế là anh được Thiên thần của Thiên Chúa dẫn anh đi để vào thăm nước trời và thiên đàng. Trước hết, thì anh đến một cái cửa gọi là cửa vào nước trời, đương nhiên có Thánh Phê-rô đứng ở đó là người nắm giữ chìa khóa nước trời. Anh phú hộ về mô tả rằng: trời ơi, tôi chưa nhìn thấy có một cái chìa khóa nào đẹp, cầu kỳ, hoa văn, sang trọng và tinh tế như cái chìa khóa của Thánh Phê-rô. Thế là Sứ thần của Thiên Chúa đưa lệnh của Thiên Chúa đến với Phê-rô rằng: hãy mở cửa nước trời cho người bạn của ta được đi tham quan. Thế là Thánh Phê-rô phải phụng lệnh Thiên Chúa và Ngài đã lẻng kẻng lấy đúng chìa khóa đó ra để mở cửa nước trời cho Sứ thần dẫn người phú hộ kia vào. Thế là khi vừa mở cửa ra, thì tai anh ta bị ù đi, mắt anh ta bị lóa ra và chân anh ta thì run lảo đảo bởi vì một thế giới thần thiêng, một thế giới khác với một thế giới thực tại này đã làm cho anh choáng ngợp. Sau một ít phút định thần lại, thế là anh ta mở mắt và đỡ dõa mồ hôi, anh nhìn vào nước trời, thì người đầu tiên là ông Nguyễn văn A đập ngay vào mắt anh ta và anh thưa với Thánh Phê-rô và Sứ thần rằng: lạy Thánh Phê-rô và Sứ thần của Thiên Chúa, xin cho tôi trở lại trần gian bởi vì khi tôi vào nước trời tôi thăm du lịch, thì tôi đã gặp một cái người này. Cái người này, nếu có anh ta ở trên thiên đàng thì tôi xin rút khỏi đây. Thế là Sứ thần và Thánh Phê-rô đã đành lòng phải chiều theo ý của anh ta và mời anh ta ra khỏi nước trời.

Kính thưa cộng đoàn phụng vụ.

Đó là một câu truyện ngụ ngôn muốn nói, muốn mời gọi chúng ta để đi vào bài Tin mừng của ngày hôm nay. Khi mà có một người Kinh sư – Kinh sư có nghĩa là thầy về Kinh thánh, thầy về chữ nghĩa, rất thông hiểu về luật của Chúa, rất am tường, biết điều nào là điều trọng, điều nào là điều vừa vừa, điều nào là điều đáng phải thi hành trước, điều nào phải thi hành sau, thì nhà Kinh sư này rất am tường và thông hiểu vì thế anh đã đến để thưa với Chúa rằng trong mọi điều răn, bởi vì với đối với người Do thái thì không phải chỉ có 10 điều răn của Chúa như là luật lệ của Mô-sê mà Chúa ban truyền cho ông ở trên núi Si-nai đâu. Vì thế mà người Kinh sư này, cũng phải thân thưa với Chúa để biết điều nào là điều quan trọng, điều nào là điều cần thiết, điều nào là điều số một thì anh sẽ chọn, bởi vì đối với người Do thái thì đã đặt ra biết bao nhiêu những điều khoản khác, ở trong đạo Do thái có hơn 600 điều luật nữa. Như vậy nhiều lắm. Thí dụ một cái điều luật rằng: phải rửa tay trước khi ăn. Phải rửa tay trước khi ăn. Một cái điều luật nữa trong ngày sa-bát: trong ngày sa-bát chỉ được đi bộ bao nhiêu bước thôi. Đi quá vượt bằng đó bước thì đã vi phạm cái luật hưu lễ có nghĩa là luật nghỉ ngày sa-bát. Vì thế, người Kinh sư này hỏi Chúa cho chắc ăn: Điều nào là điều quan trọng nhất? Thì Chúa Giê-su đã trả lời rằng: điều răn đứng đầu là nghe đây hỡi dân Do thái, hỡi Ít-ra-en là dân của Ta, Đức Chúa là Thiên Chúa duy nhất ngươi phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực của ngươi. Điều thứ hai ngươi phải yêu thương người thân cận như chính mình vậy. Ngoài hai cái điều ấy ra, thì chẳng còn điều nào quan trọng hơn điều đó nữa. Thế là người Kinh sư đã tâm đắc đúng với ý nguyện của mình bởi vì làm cho ông tới hơn 600 điều, không biết điều nào là điều quan trọng, điều nào là điều cần thiết. Tuy rằng ông suy nghĩ, nhưng với bản thân và cá nhân có một mình cho dầu là được, là thiên luật, là luật tự nhiên, luật Thiên Chúa đã khắc ghi trong lòng ông bảo cho ông điều nào là điều cần thiết nhất, điều nào là điều quan trọng nhất, ông đã suy nghĩ được như vậy. Nhưng với cái sự giải thích sự hướng dẫn của các Rappi, của các thầy tư tế, của các thầy thông luật đã làm cho đạo Do thái trở nên rối rắm, trở nên làm cho người ta điều phải giữ thì không giữ, điều không cần phải giữ lại trở thành cái điều trọng yếu đối với lại họ. Vì thế, người Kinh sư này trước hết đã tạ ơn Chúa vì đã chỉ cho ông biết cái ánh sáng, đường đi của Chúa.

Vâng, kính thưa quý cộng đoàn, không biết rằng trong cuộc đời của mỗi người chúng ta trước khi sử sự bất cứ một công việc gì đó, một lời nói, một việc làm, một cái hành động hay một ý tưởng gì trong cuộc đời của chúng ta, có bao giờ người Ky-tô hữu chúng ta dám và xin ơn Chúa để soi sáng cho mỗi người chúng ta hiểu được việc nào là việc phải làm, việc nào là việc phải tránh, việc nào là việc buộc làm, việc nào là việc không cần thiết phải làm không? Rồi cũng như là trong cả cái cuộc sống của mình cũng thế, chúng ta biết rằng việc tôn thờ Thiên Chúa theo một cách bình dân như là mọi người Ky-tô hữu chúng ta, cả chúng tôi nữa việc tôn thờ Thiên Chúa dễ lắm, việc tôn thờ Thiên Chúa nhẹ nhàng lắm, nhẹ nhàng ở chỗ có người bảo rằng Chúa là đấng ba phải. Ba phải có nghĩa là làm sao? Thế nào cũng phải. Những người thích mưa, lại kêu ca trời tại sao nắng nôi quá thế này. Người thì thích nắng lại kêu ca tại sao trời lại cứ mưa thế này v.v. Thế mà ông trời cũng chẳng nói gì. Nói cho cùng việc tôn thờ Thiên Chúa chúng ta nói gì, chúng ta làm gì, chúng ta xin những gì, chúng ta ngợi khen Chúa, chẳng thấy Chúa cám ơn mình, chúng ta tôn vinh Chúa cũng chẳng thấy Chúa bảo rằng à: con rất là con thảo, con ngoan, con cứ như thế đi. Gía Chúa biết khích lệ như thế thì hay biết chừng nào. Nhưng ôi thôi thời phượng Chúa, kính mến Chúa, tôn kính trên hết mọi sự như vậy cũng chẳng thấy Chúa nói gì. Ngược lại có những người chống báng, bỏ bê, chẳng coi Chúa ra cái gì hết cả, thể là Chúa cũng chẳng bảo gì hết cả. Có nghĩa là đối với Chúa mưa cũng tốt, nắng cũng tốt, râm cũng tốt, ban ngày cũng được, ban đêm cũng được. Như vậy xét về một cái cung cách nào nó, Thiên Chúa của chúng ta như là một vị ba phải vậy. Đáng nhẽ, như những người nhiệt thành và sốt sáng phải nói rằng ông A bà B, nơi này nơi kia nó phản đối Chúa, nó chống báng Chúa, nó đập Chúa, nó di dịch Chúa, rồi nó cướp bóc, nó tàn sát những con chiên của Chúa, tại sao Chúa không ra tay để mà truy phạt nó đi có phải là nó sợ không và Chúa ra tay uy quyền đi, thì làm gì nó dám động đến như vậy. Nếu như thế, thì Chúa sẽ phạt chúng ta trước. Biết bao nhiêu lần chúng ta lầm lỗi với Chúa, biết bao nhiêu lần chúng ta chống báng Chúa, biết bao nhiêu lần chúng ta đã bỏ qua Chúa, biết bao nhiêu lần chúng ta đã coi thường Chúa. Nếu Chúa là đấng nghiêm minh như vậy, thì chắc chắn chúng ta không có mặt ở trên đời này. Nhưng qua cái điều mà Chúa trả lời cho vị Kinh sư ở đây biết là kính mến, phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực và Ngài mời gọi cho mỗi người chúng ta biết Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa yêu thương. Ngài không chấp nhất, Ngài không vội giận mà lại giầu lòng tha thứ. Cũng thế, trong cuộc đời của chúng ta cũng vậy biết bao nhiêu những lần mà chúng ta chẳng yêu mến Chúa, biết bao nhiêu lần chúng ta khước từ ơn Chúa, biết bao nhiêu lần chúng ta chối bỏ Chúa, nhưng Chúa không chối bỏ chúng ta.

Như vậy một lần mời gọi nữa, ngày hôm nay qua bài tin mừng Chúa cho chúng ta biết Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa yêu thương, Thiên Chúa tha thứ. Đạo của Thiên Chúa lập ra là đạo Công giáo là đạo Yêu thương. Xin cho tất cả những người Ky-tô hữu hãy học nơi Chúa một bài học yêu thương và khiêm nhường. Hãy học cùng Ta vì Ta có lòng khiêm nhường và hiền lành ở trong lòng, ách của Ta thì êm ái, gánh của Ta thì nhẹ nhàng. A-men.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét