Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Thế giới này cần được phủ đầy sự hiện diện của Chúa Ky-tô


 
Thế giới này cần được phủ đầy sự hiện diện của Chúa Ky-tô (Lời ĐTC Bê-nê-đíc-tô XVI trong buổi đọc kinh Truyền tin trưa chúa Nhật 02.12.2012)

(Minh Anh – CTV - Chuyển ngữ).
Print 
(Vatican Radio 02-12-2012) Trong buổi đọc kinh Truyền tin hàng tuần, ĐTC Bê-nê-đíc-tô đã nói rằng, Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng đánh dấu ngày bắt đầu của một năm phụng vụ mới.

Từ “Mùa Vọng” có nghĩa là “đến” hay “hiện diện”, đề cập đến cả hai lần đến của Đức Giê-su Ky-tô: lần thứ nhất Người đến trong thân phận con người (nhập thể), và lần thứ hai, khi Người trở lại trong vinh quang. Cả hai lần đến này đều là trung tâm điểm của lịch sử cứu độ, “có ảnh hưởng đến chúng ta một cách hết sức thâm sâu” - ĐTC nói,  “bởi qua cái chết và sự phục sinh của Người, Chúa Giê-su đã hoàn thành sự biến đổi nhân loại và vũ trụ - mục đích cuối cùng của sự sáng tạo.” Nhưng trước khi thời gian tới hồi viên mãn, Tin mừng phải được loan báo đến mọi dân nước. “Sự đến thường xuyên của Thiên Chúa trong công cuộc loan báo Tin mừng đòi hỏi sự cộng tác liên tục của chúng ta; và Hội thánh, hiền thê đã được hứa hôn với Chiên Thiên Chúa – Đấng chịu đóng đinh và sống lại (xem Rev.21,9), và trong mối liên hệ với Đức Lang Quân của mình, có bổn phận cộng tác trong sự đến của Thiên Chúa, khi mà ngày quang lâm của Người đã thực sự bắt đầu”. “Các bài đọc của ngày Chúa Nhật hôm nay”, ĐTC nói, “chỉ cho chúng ta những điều cần phải làm để sẵn sàng khi Chúa đến”. Tin mừng đã nhắc nhở chúng ta rằng, chúng ta phải sống khiêm nhường và đức độ, cũng như phải cầu nguyện liên lỉ. Thánh Phao-lô thúc giục chúng ta hãy lớn lên không ngừng trong đức ái. Lời tiên tri Giê-rê-mi-a nhắc chúng ta rằng, Hội thánh - cộng đoàn của những người tin, “là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa, dấu chỉ về đức công chính của Ngài, đã hiện diện nhưng chưa được nhận biết một cách đầy đủ, và vì vậy phải can đảm, kiên nhẫn đợi chờ và cầu khấn trong kiếm tìm”.


Trong bài huấn dụ sau buổi đọc kinh Truyền tin dành cho các khác hành hương cũng như du khách thuộc khối tiếng Anh, ĐTC đã đề cập một cách đặc biệt đến Thánh Devasahayam Pillai người đã trờ về với Ky-tô Giáo từ đạo Hindu, chịu tử đạo ở Ấn độ năm 1752, và ngày nay đã được phong chân phước ở giáo khu Kottar. ĐTC nói: “sự làm chứng của Ngài về Đức Ky-tô là một tấm gương cho sự chuyên tâm chờ đợi ngày Chúa đến mà ngày Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng hôm nay đã nhắc nhớ chúng ta. Cầu mong mùa Vọng thánh này giúp chúng ta đặt trọng tâm đời sống của mình hơn nữa nơi Chúa Ky-tô – niềm hy vọng của chúng ta.”

Sau đây là toàn văn bài huấn dụ của ĐTC

Hôm nay Giáo hội bắt đầu năm phụng vụ mới, một hành trình được làm phong phú thêm bằng Năm Đức Tin, 50 năm kể từ khi khai mạc Công Đồng Va-ti-ca-nô II. Thời gian đầu của chuyến hành trình này là Mùa Vọng. Theo Lễ Qui Rô-ma, mùa vọng có bốn tuần trước Lễ Giáng sinh - mầu nhiệm Nhập thể. Từ “Mùa vọng” có nghĩa là “đến” hay “hiện diện”. Ở thời kỳ cổ đại, nó có nghĩa là vua đến hay hoàng đế đến một tỉnh miền nào đó; trong ngôn ngữ của Ky-tô Giáo, Mùa Vọng nói đến sự đến của Thiên Chúa, sự hiện diện của Người trong thế giới này; một mầu nhiệm liên quan đến toàn thể vũ trụ và lịch sử, nhưng trong đó có hai khoảng khắc ở mức tột đỉnh đó là: sự đến lần thứ nhất và thứ hai của Chúa Giê-su Ky-tô. Lần đến thứ nhất là sự tự mặc lấy thân phận con người (nhập thể); lần đến lần thứ hai là sự trở lại trong vinh quang vào lúc tận cùng của thời gian. Cả hai khoảnh khắc này xa nhau về niên đại và chúng ta không được mặc khải cho biết về hai biến cố này cách xa nhau bao lâu, nhưng cả hai có ảnh hưởng đến chúng ta một cách hết sức thâm sâu, bởi qua cái chết và sự phục sinh của Người, Chúa Giê-su đã hoàn tất việc biến đổi nhân loại và vũ trụ - mục đích cuối cùng của sự sáng tạo. Nhưng trước khi thời điểm tận cùng của thời gian xảy đến, Tin mừng phải được loan báo tới mọi dân nước, như Đức Giê-su đã nói trong Tin Mừng của Thánh Ma-cô. Sự đến của Đức Ky-tô là liên tục, và thế giới này phải được phủ đầy sự hiện diện của Người. Sự đến thường xuyên của Thiên Chúa qua việc loan báo Tin mừng đòi hỏi có sự cộng tác của chúng ta; và Hội thánh, hiền thê đã được hứa hôn với Chiên Thiên Chúa – Đấng đã chịu đóng đinh và sống lại (xem Rev.21,9), và trong mối liên hệ với Đức Lang Quân của mình, có bổn phận cộng tác trong sự đến của Thiên Chúa, và như vậy ngày quang lâm của Người đã thực sự bắt đầu”

Đó là điều mà Lời Thiên Chúa nhắc nhở chúng ta ngày hôm nay, là kim chỉ nam giúp chúng ta sẵn sàng cho sự đến của Thiên Chúa. Trong Tin Mừng của Thánh Lu-ca, Chúa Giê-su nói với các môn đệ: “hãy tỉnh thức, đừng ngủ mê cũng như say sưa và lo lắng cho cuộc sống hàng ngày v.v. nhưng phải luôn tỉnh thức và cầu nguyện” . Vì vậy: hãy sống khiêm hạ và cầu nguyện không ngừng. Thánh Tông đồ Phao-lỗ đã thêm vào lời mời gọi này là: “hãy gia tăng tình bác ái của anh em đối với nhau và đối với mọi người, để tăng cường lòng trí chúng ta và để chúng ta được trở nên thánh thiện, không có gì đáng chê trách (xc 1 Th. 3, 12-13). Ở giữa sự nhiễu loạn của thế gian, hay trong hoang mạc của sự thờ ơ lãnh đạm và chủ nghĩa vật chất, người Ky tô hữu đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa và làm chứng cho đức tin bằng một cách khác của cuộc sống, như một thành phố được xây trên núi. “Trong những ngày ấy” Tiên tri Giê-rê-mi-a đã tiên báo rằng: “Giê-ru-sa-lem sẽ an cư lạc nghiệp. Đây là tên người ta sẽ đặt cho thành : ĐỨC CHÚA là-sự-công-chính-của-chúng-ta !" (Gr. 33,16). Cộng đoàn của những người tin là dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa, dấu chỉ đức công chính của Người đã hiện diện nhưng chưa được nhận biết một cách đầy đủ, và vì vậy phải can đảm, phải kiên tâm đợi chờ và cầu khấn trong tìm kiếm.

Đức Trinh Nữ Ma-ri-a là hiện thân trọn vẹn của tinh thần Mùa Vọng, trong đó bao gồm lắng nghe tiếng Chúa, khao khát thực hiện ý của Người, và vui mừng phục vụ người khác. Chúng ta hãy để Đức Ma-ri-a hướng dẫn chúng ta, để sao cho khi Chúa đến Người không thấy chúng ta đang ngủ mê hay sao lãng, nhưng Người sẽ dành cho mỗi người chúng ta một phần của vương quốc tình yêu, công lý và hòa bình của Người.

Minh Anh – CTV  - Chuyển ngữ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét