Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

40 năm sau chiến tranh, tình trạng Thuyền nhân Việt Nam quay trở lại, chạy trốn khỏi chế độ và nghèo đói.

40 năm sau chiến tranh, tình trạng Thuyền nhân Việt Nam quay trở lại, chạy trốn khỏi chế độ và nghèo đói.

Minh An – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:
Hanoi (AsiaNews / Agencies) - Gần 40 năm kể từ ngày hàng trăm nghìn thuyền nhân Việt Nam chạy trốn sự “thống nhất’ sau chiến tranh với Hoa Kỳ, hàng trăm người lại tiếp tục vượt biển để chạy trốn chế độ cộng sản. Một hiện tượng đã nằm ở tỷ lệ báo động, đặc biệt đối với Australia – điểm đến chính của sự di cư này. Theo các số liệu, thì trong những tháng đầu năm 2013, có ít nhất 460 đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã cập bờ biển nước này – một con số lớn hơn tổng số được ghi chép trong 5 năm qua. Đàng sau các cuộc vượt biển mới này là tình trạng nhân quyền ở trong nước ngày càng xấu đi và cuộc sống ngày càng khó khăn.

Nhiều người Việt Nam đã đến bờ biển Australian trong những tuần vừa qua. Hiện nay họ đang bị biệt giam; Canberra đã từ chối cung cấp thông tin về tôn giáo và quê quán của những người Việt Nam này. Nhiều người nói rằng họ thà bị chết còn hơn bị ép “quay lại Việt Nam”. Một trong những người tị nạn nói rằng: “chúng tôi sống trong nghèo đói, bị chính quyền đàn áp và đe dọa, nên chúng tôi chẳng còn sự lựa chọn nào khác ngoài chạy trốn”.

Các thuyền nhân phải đối mặt với một hành trình dài và đầy nguy hiểm, trong đó một số người phải đi qua ngả Indonesia trước khi đến Austrailia. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, Austrailia không sẵn lòng chấp nhận họ và số người tị nạn - trong những lần vừa qua – không ngừng tăng, càng “đổ dầu vào” chiến dịch của chủ nghĩa quốc gia và chính sách chống nhập cư.

Ngược lại, vấn đề tị nạn là một vấn đề nan giải đối với Hà Nội bởi vì sự chạy trốn của các thuyền nhân (chấp nhận hàng nghìn các nguy hiểm và khó khăn) làm suy yếu sự tuyên truyền của chế độ cộng sản rằng, chất lượng cuộc sống trong nước là tốt. Điều này cũng gợi nhớ lại thời kỳ chiến tranh với Miền Nam và Hoa Kỳ - một vết thương mà đến nay vẫn chưa hàn gắn xong. Thuật ngữ “thuyền nhân” gợi lên sự kiện di cư tập thể bằng đường biển đầy nguy hiểm với thuyền, bè, mảng của ít nhất 800 ngàn người Việt Nam. Họ, bắt đầu từ những năm nửa cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, đã rời bỏ nước để trốn thoát sự ngược đãi và hành hạ, đi tìm chỗ nương tựa đặc biệt là ở Hoa Kỳ, Canada và Australia.

Việt Nam vẫn là một quốc gia thống trị bởi một đảng duy nhất (đảng Cộng sản), bỏ tù các nhà hoạt động, các nhà báo (blogger) và thậm chí những người theo đạo, cách riêng Thiên Chúa Giáo – vì đã chỉ trích hoặc bất đồng ý kiến ở trên mạng hoặc ở các quảng trường công cộng. Một số người tị nạn chạy trốn thời gian vừa qua là các tín hữu. Họ đã có các phản đối trong một thời gian dài ở Hà Nội, chống lại sự cưỡng chế đất đai và tài sản của Giáo Hội. Hay các nhà hoạt động – những người đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền vì họ bảo vệ các tài sản của mình – mà những tài sản này ngày nay vẫn có thể bị chính quyền địa phương tước mất. Nhưng một chuyến hành trình dài tới các bờ biển Austrailia lại có ít kết thúc có hậu: trong số 101 người Việt Nam cập bờ vào năm 2011, thì chưa một ai đã nhận được quyền cư trú và ít nhất sáu người đã bị gửi trả về nước, còn đối với những người khác, lựa chọn duy nhất là giam giữ bất hợp pháp.

Minh An – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét