Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Trung Quốc: Tòa án tối cao kêu gọi chấm dứt các phán quyết có tính chính trị bởi vì chúng sẽ hủy hoại chúng ta

Trung Quốc: Tòa án tối cao kêu gọi chấm dứt các phán quyết có tính chính trị bởi vì chúng sẽ hủy hoại chúng ta

Ngọc Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:
Bắc Kinh (AsiaNews) - Các tòa án Trung Quốc “cần đưa ra phán quyết dựa trên các bằng chứng thực tế. Thà phóng thích một ai đó một cách phi lý hơn là kết án họ một cách phi lý. Nếu chúng ta tiếp tục như thế (tức thực thi các phán quyết luôn mang tính chính trị), chúng ta sẽ phải đối mặt với một trong những thách thức to lớn nhất đối với tính hợp pháp của hệ thống pháp lý của chúng ta” - ông Shen Deyong, phó chủ tịch điều hành của Tòa án nhân dân tối cao, và không phải là một người bất đồng thông thường, đã nói.

Trong những tháng qua, một loạt các bản án vô cớ đã làm công chúng tức giận. Tòa án Trung Quốc, mặc dù được định nghĩa trong Hiến pháp là độc lập với mọi tổ chức quyền lực khác, nhưng thực tế là công cụ của Đảng Cộng Sản, được sử dụng để “giải quyết” các vấn đề liên quan đến quyền con người và quyền công dân của dân chúng.

Trong một bài báo đăng trong Nhật báo Tòa án Nhân dân – tờ báo chính thức của Tòa án tối cao, ông Shen nói: điều ấy nên dừng lại. “Nếu một tội phạm được phóng thích, thì trời sẽ không sập, nhưng nếu một công dân không may mắn bị kết án một cách sai trái thì trời sẽ đổ.”

Theo ông Shen, “Những kết án sai trái thường là kết quả của các mệnh lệnh đã được đưa ra, cẩu thả về các nguyên tắc cơ bản hoặc sự lơ là bổn phận”. Nếu những thứ này xảy ra ở Tây, thì “vết nhơ nghề nghiệp” sẽ không bao giờ “được gột rửa sạch trong cả cuộc đời”.

Các vụ xét xử hình sự ở Trung Quốc có tỷ lệ kết án 99,9% trong năm 2009. Trong những tháng vừa qua, một loạt các vụ kết án oan sai đã được đưa ra ánh sáng và làm cho những thường dân Trung Quốc tức giận.

Vào ngày 26/03, sau 10 năm, Tòa án tối cao tỉnh Triết Giang đã lật ngược bản án kết tội đối với hai người đàn ông đã bị bỏ tù vì bị kết án giết một người phụ nữ ở Hàng Châu.

Vào tháng 04, theo báo cáo thì một người nông dân đã bị kết án tử hình một cách sai trái và được hoãn thi hành án vào năm 2008 ở huyện Zhecheng, tỉnh Hà Nam.

Cũng ở Zhecheng, một kẻ giết người đã bị kết án gây rùng beng năm 2010 khi nạn nhân quay trở về làng và bản án tử hình của Zhao phải bị lật ngược.

Kết quả là năm ngoái tỉnh Hà Nam đã bắt đầu buộc các thẩm phán phải chịu trách nhiệm về các phán quyết của mình thậm chí sau khi đã nghỉ hưu nhằm giảm bớt các vụ án xử sai.

Bài báo của ông Shen “là một tuyên bố tốt” - ông Teng Biao, một giảng viên luật tại trường Đại học Chính trị và Lao động Trung Quốc ở Bắc Kinh nói. “Nó là mộ sự tiến bộ” - ông thêm vào cùng với một cảnh báo rằn: “Đây có thể chỉ là quan điểm có tính cá nhân. Thậm chí nếu các tòa án có đang thay đổi, thì họ vẫn bị cản trở bởi các tổ chức công an và Chính trị (của Đảng Cộng Sản) và các Ủy ban Pháp luật”.

Nhiều năm qua, những người bất đồng, các nhà hoạt động và thậm chí các lão thành Đảng Cộng Sản đã kêu gọi chính quyền không can thiệp vào hệ thống tư pháp và đảm bảo sự độc lập của hệ thống này.

Vào tháng 12/2012 một nhóm gồm 71 luật sư đã viết một bức thư mở gửi cho chính quyền về vấn đề này. Nhưng xem ra bức thư này đã hoàn toàn bị phớt lờ.

Ngọc Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét