Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Đức Thánh Cha đề nghị các tín hữu hãy hô “Giê-su” thay vì hô “Phan-xi-cô”!

Đức Thánh Cha đề nghị các tín hữu hãy hô “Giê-su” thay vì hô “Phan-xi-cô”!

Minh An – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:
Vatican City, May 20, 2013 / 04:02 pm (CNA/EWTN News).- Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã đề nghị các tín hữu tham dự Thánh Lễ Vọng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống tại Vatican hãy hô tên của Chúa Ky-tô thay vì tên của ngài, và nhấn mạnh rằng vai trò của ngài là cha xứ của Chúa Ky-tô trên trái đất này.

“Từ bây giờ trở đi không còn ‘Phan-xi-cô’ nữa mà chỉ có ‘Giê-su’ thôi, được không?” Ngài hỏi câu hỏi đó từ trong Lễ Vọng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hôm 18/05 tại Quảng trường Thánh Phê-rô.

“Tất cả anh chị em ở quảng trường đều hô to ‘Phan-xi-cô, Phan-xi-cô, ĐTC Phan-xi-cô’ nhưng Chúa Giê-su ở đâu?” - ngài nhắc nhở các tín hữu. “Tôi muốn nghe anh chị em hô to ‘Giê-su, Giê-su là Chúa và Người ở giữa chúng ta”.

Trong bài giảng, ĐTC đã nói với hơn 200 ngàn người thuộc các phong trào của Giáo Hội đến từ khắp nơi trên thế giới.

Ngài kể về việc người bà của ngài – tức người đầu tiên  đã truyền đức tin cho Ngài như thế nào, và Ngài nhấn mạnh rằng, đức tin của một người được bắt đầu thông qua gia đình của người ấy.

“Cha đã nhận được sự truyền dậy đầu tiên về đức tin Ky-tô giáo ngay từ người bà của Cha. Đó là một điều tốt lành” - Ngài thốt lên.

“Sự truyền dậy đầu tiên này diễn ra ở trong gia đình, ở trong mái ấm. Điều này làm cho Cha nghĩ về tình yêu của nhiều người mẹ và rất nhiều người bà trong việc thông truyền đức tin” - ĐTC nói.

Ngài nói, các người mẹ hãy tận tâm truyền dậy đức tin cho con cái bởi vì “Thiên Chúa sắp đặt mọi người bên cạnh chúng ta, nâng đỡ hành trình đức tin của chúng ta”.

Ngài cũng kể về việc vào một ngày kia lúc ngài 16 tuổi, Nngài cảm thấy có một sự thôi thúc bất ngờ để đi đến tòa giải tội như thế nào. Và ở đó Ngài nghe thấy tiếng gọi làm linh mục.

“Sau khi xưng tội, Cha cảm thấy có cái gì đó đã thay đổi, Cha không còn giống như trước nữa, Cha cảm thấy có tiếng gọi cha, và Cha đoan chắc rằng Cha phải trở thành linh mục”.

“Kinh nghiệm đức tin này là quan trọng” - Ngài thêm vào. “Chúng ta nói, chúng ta phải tìm kiếm Thiên Chúa, đến với Ngài xin sự tha thứ nhưng khi chúng ta đi, Ngài đang chờ đón chúng ta, Ngài là người đầu tiên ở đó”.
             
Những người có mặt đã đưa ra bốn câu hỏi cho ĐTC. Những câu hỏi này đã được ĐTC trả lời trong bài giảng của ngài. Câu hỏi đầu tiên là làm thế nào ngài đã có được “sự chắc chắn về đức tin” và ngài đã hướng dẫn mỗi người “vượt qua sự yếu ớt về đức tin của chúng ta”.

“Sự non yếu là kẻ thù lớn nhất, thật lạ, đáng sợ. Nhưng đừng sợ hãi” - ĐTC khuyên. “Chúng ta yếu đuối, chúng ta biết điều này. Nhưng Đức Giê-su mạnh hơn và nếu anh chị em ở với Người, thì chẳng có vấn đề gì”.

Câu hỏi thứ hai được đưa cho Ngài là về thách đố trong việc truyền bá phúc âm đối với các phong trào Công giáo, và làm thế nào loan truyền đức tin một cách hiệu quả trong thế giới hôm nay.

“Nếu chúng ta lao về phía trước với kế hoạch và tổ chức – những điều tốt đẹp, quả thực – nhưng không có Đức Giê-su, thì chúng ta đang đi sai đường. Đức Giê-su là điều quan trọng nhất” - ĐTC Phan-xi-cô nhấn mạnh.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh đế tầm quan trọng của việc cầu nguyện và “để Thiên Chúa ghé mắt nhìn chúng ta”.

Ngài nói ngài đọc kinh mân côi hằng ngày, nhưng thường “ngủ gục” trước bàn thánh. “Nhưng Người hiểu cha. Cha cảm thấy thật thoải mãi dễ chịu khi nghĩ rằng Thiên Chúa đang nhìn Cha”.

ĐTC nhấn mạnh đến sự cần thiết trong việc để Thiên Chúa hướng dẫn bản thân mình. Ngài nhắc đến thị kiến của Thánh Phê-rô về “tấm khăn có đủ mọi động vật” khi Đức Ky-tô nói Thánh nhân hãy ăn các thức ăn này vì Chúa Ky-tô đã làm chúng thanh sạch.

Mặc dù lúc đầu Thánh Phê-rô từ chối và không hiểu, “một số người không phải là người Do thái đã đến mời ngài vào nhà, và ngài đã nhận ra Chúa Thánh Thần ở đó như thế nào”.

“Thánh Phê-rô đã được Chúa Giê-su hướng dẫn để đến đó truyền dậy đức tin cho người không phải là Do thái” - ĐTC Phan-xi-cô nói. “Hãy để Đức Giê-su hướng dẫn” - Ngài thúc giục.

Câu hỏi thứ ba liên quan đến sự đau khổ, và các phong trào của Giáo Hội có thể giải quyết nó như thế nào vì lợi ích của Hội Thánh và xã hội.
“Khi Giáo Hội trở nên đóng kín chính mình, thì Giáo Hội trở nên ốm yếu” - ĐTC nói. Ngài kêu gọi mọi người “không tự đóng kín mình lại, đóng kín trong nhóm bạn bè của riêng mình và phong trào của riêng mình”.

“Hãy nghĩ về một căn phòng đóng kín, một căn phòng khóa kín cả năm, khi anh chị em vào trong, nó có mùi ẩm thấp” - ĐTC nói. “Một Giáo Hội mà tự đóng kín chính mình, thì cũng giống vậy – Đó là một Giáo Hội ốm yếu”.


Khi những người Ky-tô hữu “cứng nhắc”, nói về “thần học một cách bình thản trong các bàn trà” hơn là can đảm và gặp gỡ những người ngoài Ky-tô giáo và người nghèo, thì Giáo Hội sẽ trở nên ốm yếu.


Đức Thánh Cha tin rằng người ta không thể nghỉ ngơi bình an được khi biết rằng một đứa trẻ đang chết đói không phải là một tin đáng chú ý.

“Chúng ta không thể trở nên các Ky-tô hữu câu lệ trong phong cách, quá lịch sự, nói về thần học một cách bình thản nơi các bàn trà, chúng ta phải trở nên những Ky-tô hữu can đảm” - ĐTC nói.

Ky-tô giáo phải đích thân đến với những người nghèo và phải đích thân giúp đỡ họ - ĐTC nhấn mạnh.

“Một Giáo Hội nghèo vì người nghèo bắt đầu bằng việc đi đến thân thể của Đức Ky-tô” mà ĐTC gọi là người nghèo.

Đích thân giúp đỡ người nghèo – theo ĐTC Phan-xi-cô – là một sự đáp lại có tính thần học đối với sự nghèo khó của chính Đức Ky-tô. Nó là một sự đáp lại tình yêu đối với sự thông hiệp của chính Thiên Chúa với chúng ta, bởi vì Người “tự hạ” và “trở nên nghèo khó, bước đi cùng với chúng ta”.

ĐTC cũng nhấn mạnh đến sự nguy hiểm của việc để cho tính trần tục thâm nhập vào Giáo Hội. “Có một vấn đề không tốt lành cho người Ky-tô hữu: tinh thần của thế gian, tinh thần trần tục, thế tục”.

Câu hỏi cuối cùng là: Giáo Hội làm thế nào để giúp đỡ và hỗ trợ những người bị bách hại vì đức tin?

“Chúng ta phải cố gắng làm cho những anh chị em này, cảm nhận được rằng, chúng ta đang hiệp thông sâu sắc với hoàn cảnh của họ” - ĐTC nói. Ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc cầu nguyện trong sự hiệp thông với họ.

“Trong lời cầu nguyện hằng ngày, chúng ta phải nói với Chúa Giê-su: ‘Lạy Chúa, xin hãy nhìn đến anh này, nhìn đến chị kia – đó là những người đang phải chịu quá nhiều đau khổ” - ĐTC kết luận.

Minh An – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét