Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Đức Thánh Cha nói với các Phong trào: Hành động của Thánh Thần là sự mới mẻ, hiệp nhất và truyền giáo.

Đức Thánh Cha nói với các Phong trào: Hành động của Thánh Thần là sự mới mẻ, hiệp nhất và truyền giáo.

An-tôn Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:
Vatican City (AsiaNews) - Hành động của Thánh Thần là người mang sự mới mẻ, chứ không phải “là một sự tìm kiếm cái gì mới để giải khuây cho sự buồn tẻ của chúng ta” nhưng vì “những điều bất ngờ của Thiên Chúa” – điều mà chúng ta không được phép sợ hãi; hành động của Ngài tạo ra tính đa dạng của các món quà, nhưng cũng tạo ra sự hài hòa và hiệp nhất trong Giáo Hội, vượt qua mọi chủ nghĩa phân lập và chủ nghĩa độc quyền, và cuối cùng “Chúa Thánh Thần là linh hồn của sự truyền giáo”, “cho chúng ta sự can đảm để tiến bước trên các nẻo đường trên thế giới này, mang Tin Mừng”.

Có ba sứ điệp, cùng với nhiều câu hỏi mà Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã đề cập trong bài giảng của ngài trong Thánh Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống với sự dự của các phong trào, các cộng đoàn mới, các hiệp hội và các nhóm từ khắp nơi trên thế giới. Họ là những khách hành hương đến Rô-ma nhân dịp Năm Đức Tin.

Tại quảng trường Thánh Phê-rô có khoảng trên 200 ngàn tín hữu, trong đó màu đỏ của cờ hoa, lễ phục và biểu tượng lửa của Chúa Thánh Thần làm chủ đạo. Tại đây, Đức Thánh Cha đã nhắc đến đoạn Kinh Thánh về ngày Lễ Ngũ Tuần - “ngày này đã cách rất xa chúng ta và nhưng rất gần, gần đến mức nó chạm tới chỗ sâu thẳm nhất của con tim chúng ta” - đã diễn ra ở Phòng Tiệc Ly ở Giê-su-sa-lem và được thuật lại trong sách Tông Đồ Công Vụ (2, 1-11).

“Dưới ánh sáng của đoạn trích từ sách Công Vụ - ĐTC tiếp tục - Tôi muốn suy tư về ba từ gắn liền với sự làm việc của Chúa Thánh Thần: Sự mới mẻ, Hài hòa và Truyền giáo”.

 “Sự mới mẻ – ĐTC nói – luôn làm cho chúng ta một chút sợ hãi, bởi vì chúng ta cảm thấy an tâm hơn nếu chúng ta có mọi thứ nằm trong sự kiểm soát của chúng ta, nếu chúng ta là những người xây dựng, lập trình và lập kế hoạch cho đời sống chúng ta theo ý riêng của chúng ta, theo sự thoải mái, tiện nghi riêng của chúng ta, theo sở thích riêng của chúng ta. Đây cũng là trường hợp khi nó xảy đến với Thiên Chúa. Thông thường chúng ta đi theo Ngài, chúng ta chấp nhận Ngài, nhưng chỉ tới một điểm nhất định. Khó có thể từ bỏ chính mình để theo Ngài bằng một sự tín thác hoàn toàn, để Chúa Thánh Thần là linh hồn và là người dẫn dắt cuộc đời chúng ta trong mọi quyết định của chúng ta. Chúng ta lo sợ rằng Thiên Chúa có thể bắt chúng ta bước đi trên những con đường mới và bỏ lại sau chúng ta tất cả những cái nhìn ích kỷ, hẹp hòi, đóng khung, để trở nên rộng mở với chính Ngài. Nhưng, trong suốt chiều dài lịch sử cứu độ, bất cứ khi nào Thiên Chúa biểu lộ chính mình, thì Ngài đều mang đến sự mới mẻ và thay đổi, và yêu cầu chúng ta phải hoàn toàn tin tưởng. No-ê bị mọi người nhạo báng khi ông đóng tày, và ông đã được cứu thoát; Ap-ra-ham đã rời bỏ quê hương của mình chỉ mang theo mình với một lời hứa; Mô-sê đã đứng dậy trước sức mạnh của vua Pha-ra-on để dẫn dưa dân Người đến tự do; các Tông đồ đã gặp nhau trong nhà Tiệc Ly trong tình trạng sợ hãi, đã can đảm ra đi loan báo Tin Mừng. Đây không phải là một câu hỏi mới lạ vì mục đích mới lạ, không phải là việc tìm kiếm những thứ mới lạ để làm khuây khỏa, giảm bớt sự buồn tẻ của chúng ta như chúng ta thường làm trong thời đại của chúng ta. Điều mới mẻ mà Thiên Chúa đem lại trong cuộc đời của chúng ta là điều mang lại sự tròn đầy, mang lại cho chúng ta niềm vui đích thực, sự thanh thản đích thực, bởi vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta và chỉ mong những điều tốt lành cho chúng ta. Chúng ta hãy tự vấn mình: Chúng ta đã mở lòng mình ra cho “những điều bất ngờ của Thiên Chúa chưa?” hay chúng ta vẫn đóng chặt tâm hồn và sợ hãi trước những điều mới mẻ của Chúa Thánh Thần? Chúng ta có can đảm để bước trên những con đường mới mà sự mới mẻ của Thiên Chúa đã thiết lập trước mặt chúng ta, hay chúng ta kháng cự lại, đóng kín lại trong các cơ cấu, tổ chức tạm thời mà các cơ cấu, tổ chức này đã mất khả năng mở ra cho những điều mới mẻ?”.

 “Sẽ tốt cho chúng ta khi chúng ta tự hỏi chính mình về những câu hỏi này hôm nay” ĐTC nói thêm trong bài giáo huấn.

Điểm cuối cùng là truyền giáo: “Chúa Thánh Thần dẫn đưa chúng ta đi vào màu nhiệm của Thiên Chúa hằng sống và cứu chúng ta khỏi sự đe dọa của một giáo hội ngộ đạo và tự lấy mình làm tiêu chuẩn, tự đóng khung; Ngài thúc ép chúng ta mở cửa ra và ra đi loan báo và làm chứng cho Tin Mừng, thông truyền niềm vui của niềm tin, gặp gỡ Đức Ky-tô. Chúa Thánh Thần là linh hồn của truyền giáo. Các biến cố mà đã diễn ra ở Giê-ru-sa-lem đã cách đây gần 2000 năm không phải là những điều đã bị loại bỏ xa khỏi chúng ta; chúng là những biến cố ảnh hưởng đến chúng ta và trở nên một kinh nghiệm sống trong mỗi chúng ta. Ngày Lễ Ngũ Tuần trong nhà Tiệc Ly ở Giê-ru-sa-lem là sự khởi đầu, một sự khởi đầu kéo dài. Chúa Thánh Thần là một quà tặng lớn nhất của Chúa Ky-tô Phục sinh cho các Tông đồ, nhưng Người muốn món quà này đến được với mọi người. Khi chúng ta nghe trong Phúc Âm, Chúa Giê-su nói “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi” (Ga 14:16). Đó là Đấng Bảo Trợ, Đấng Yên Ủi – Đấng tặng ban cho chúng ta sự can đảm để bước đi trên các nẻo đường trên thế giới này, mang theo Tin Mừng! Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta nhìn vào phạm vi hiểu biết của chúng ta và dẫn đưa chúng ta đi ra ngoài phạm vi của sự tồn tại để tuyên xưng cuộc đời của mình trong Đức Giê-su Ky-tô. Chúng ta hãy tự hỏi mình: chúng ta có khuynh hướng ở trong tình trạng đóng kín chính mình, đóng kín trong tổ chức/nhóm của chúng ta, hoặc chúng ta có để Chúa Thánh Thần mở lòng chúng ta để truyền giáo?”.

 “Chúng ta hãy ghi nhớ ba từ: sự mới mẻ, hài hòa và truyền giáo”

ĐTC kết luận: “Phụng vụ hôm nay là một lời cầu nguyện vĩ đại mà Giáo hội, trong sự liên kết với Đức Giê-su, dâng lên Chúa Cha, xin Ngài đổ tràn Thánh Thần. Mỗi người trong chúng ta, mỗi nhóm, và mỗi phong trào, trong sự hiệp nhất với Giáo Hội, van nài Chúa Cha và van xin món quà này. Hôm nay, cũng như lúc sơ khai của mình, Giáo Hôi, trong sự hiệp nhất với Đức Ma-ri-a, van nài: “Veni, Sancte Spriritus! Hãy Đến, Thánh Thần Chúa, lấp đầy con tim các tín hữu của Ngài và gia tăng ngọn lửa yêu mến trong lòng các tín hữu!”. Amen”.

Vào lúc kết Lễ, trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, ĐTC Phan-xi-cô đã cám ơn tất cả mọi người hiện diện, sau đó đám đông kéo dài trên toàn bộ con đường Via della Conciliazione, tới bờ sông Tiber. “Tôi xin - ĐTC noi -  cảm ơn tất cả các phong trào, các hiệp hội, các động đoàn và các nhóm thụ giáo. Các bạn là một món quà và là một kho báu của Giáo Hội. Đó chính là các bạn. Tôi đặc biệt cảm ơn tất cả các bạn đã đến Rô-ma từ khắp mọi miền trên thế giới.  Hãy luôn mang trong mình sức mạnh của Tin Mừng! Đừng sợ! Hãy luôn vui và yêu mến sự hiệp thông trong Giáo Hội. Nguyện xin Chúa Phục sinh luôn ở với anh chị em luôn mãi và xin Đức Ma-ri-a luôn gìn giữ anh chị em.

Và ĐTC Phan-xi-cô kết luận thêm: “Thưa các anh chị em, cám ơn anh chị em rất nhiều về tình yêu của anh chị em dành cho Giáo Hội! Chúc anh chị em có một ngày thật vui và bữa trưa ngon miệng”.

An-tôn Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét