Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Đức Thánh Cha: Cần một sự khiêm nhượng cả từ tên đệm đến tên họ.

Đức Thánh Cha: Cần một sự khiêm nhượng cả từ tên đệm đến tên họ.

Đam Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:

Ai muốn có ân sủng của Chúa Giê-su như một quà tặng, người ấy chỉ cần nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng, mình là một tội nhân. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã nói điều đó nơi bài giảng của Ngài trong Thánh Lễ sớm hôm thứ Sáu vừa qua. Tham dự Thánh Lễ này gồm có các thành viên của Thánh Bộ Giáo sĩ dưới sự dẫn đầu của Đức Hồng Y Mauro Piacenza – Tổng Trưởng của Thánh Bộ. Đức Thánh Cha đã dựa trên bài đọc được trích từ bức thư thứ hai của Thánh Phao-lô Tông Đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô, trong đó vị Thánh Tông Đồ nhấn mạnh rằng: „Quyền năng của Thiên Chúa thì vượt quá chúng ta cũng như không đến từ chúng ra.“


Chính Thánh Phao-lô đã rất thường xuyên nói về tội lỗi của Ngài – đến nỗi có thể ví nó như một điệp khúc không ngừng được lặp đi lặp lại… Ngài nhận ra bản thân mình chính là một tội nhân. Và Ngài không bao giờ nói: Trước đây tôi là một tội nhân nhưng giờ đây tôi là một vị Thánh. Không! – Thánh Phao-lô không bao giờ nói thế. Ngài còn cảm thấy như có một cái gai của Sa-tan trong thân xác của Ngài. Ngài chỉ cho chúng ta thấy về những yếu đuối riêng của mỗi chúng ta cũng như những tội lỗi riêng của mỗi chúng ta.“

Chìa khóa để nhận lãnh ân sủng của Chúa Giê-su chính là sự khiêm nhường – Đức Thánh Cha nói: Thánh Phao-lô đã dậy chúng ta điều đó chiếu theo „đời sống phục vụ“ của Ngài.

Đó cũng là một sự khiêm nhường kiểu mẫu cho tất cả các Linh Mục của chúng ta. Khi chúng ta chỉ khoe khoang về con đường học vấn của mình, chúng ta đã làm một cái gì đó sai – và vì thế chúng ta không thể công bố Chúa Giê-su là Đấng cứu độ được nữa, vì chúng ta không cảm nhận được Ngài trong sự sâu thẳm nhất. Chúng ta cần phải có một sự khiêm nhượng thực sự, một sự khiêm nhượng cả từ tên đệm đến tên họ: Tên tôi là kẻ tội lỗi, hoàn toàn cụ thể trong từng điểm! Thánh Phao-lô đã làm mẫu cho chúng ta về điều đó với việc thú nhận của Ngài rằng, tôi đích thực là một tội nhân vì đã bách hại Giáo Hội.“

Người phụ nữ Sa-ma-ri-ta bên bờ giếng Gia-cóp cũng đã nói đến tội lỗi của mình một cách rất cụ thể, và vì vậy người phụ nữ ấy cũng đã nhận lãnh được ơn cứu độ một cách cụ thể từ Chúa Giê-su. Các Ky-tô hữu cũng chỉ nên „khoe khoang về tội lỗi của mình“ để nhận được ơn cứu độ một cách cụ thể từ Chúa Giê-su, vì Chúa Giê-su đã không cứu độ chúng ta bằng một khái niệm hay là bằng một chương trình mang tính trí tuệ, nhưng là cứu độ chúng ta „với sự cụ thể rõ ràng của xác thịt.“
(rv 14.06.2013 sk)
Đam Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:
http://de.radiovaticana.va/news/2013/06/14/papstpredigt:_f%C3%BCr_eine_%E2%80%9Edemut_mit_vor-_und_familiennamen%E2%80%9C/ted-701417

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét