Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Bài giảng của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô trong Thánh Lễ kính Thánh Phê-rô và Phao-lô Tông Đồ

Bài giảng của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô trong Thánh Lễ kính Thánh Phê-rô và Phao-lô Tông Đồ (Thứ Bảy, ngày 29/06/2013)
An-tôn Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:
Kính thưa các Hồng Y, các chư huynh Giám mục và Linh;

Anh chị em thân mến,


Chúng ta đang cử hành Thánh Lễ mừng kính hai Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô. Các ngài là những vị Thánh Bảo Hộ của giáo Hội Rô-ma: Thánh Lễ mừng kính này được làm tăng thêm niềm vui nhờ có sự hiện diện của các Giám Mục đến từ khắp nơi trên thế giới. Một sự giầu ý nghĩa làm cho chúng ta, theo một ý nghĩa nào đó, nhớ lại ngày lễ Ngũ Tuần. Hôm nay cũng vậy, Đức tin của Giáo Hội nói trong mọi miệng lưỡi và muốn hiệp nhất tất cả các dân tộc trong cùng một gia đình.

Tôi xin gửi lời chào nồng nhiệt và biết ơn đến Phái Đoàn Tòa Thượng Phụ Chính Thống Con-tan-ti-nốp, do Đức TGM Metropolitan Ioannis dẫn đầu. Tôi cám ơn Đức Thượng Phụ Bartholomaios I về nghĩa cử nối lại tình huynh đệ này. Tôi xin gửi lời chào tới các vị đại sứ và các cấp lãnh đạo dân sự. Và cách riêng, tôi xin cảm ơn Ca đoàn của Giáo xứ Thánh Tô-ma ở thành phố Leipzig vì đã đóng góp cho buổi Phụng Vụ hôm nay và làm tăng thêm sự hiệp nhất.

Tôi muốn đưa ra ba suy tư về sứ vụ, được chỉ dẫn bởi cụm từ “xác nhận”. Giám mục Rô-ma được kêu gọi để xác định điều gì?

1.Để xác định trong Đức tin: Tin Mừng nói về sự tuyên xưng của Thánh Phê rô: “Thầy là Đức Ky-tô, Con Thiên Chúa Hằng Sống” (Mt.16:16), một sự tuyên xưng không đến từ ngài nhưng đến từ Cha của chúng ta ở trên trời. Vì sự tuyên xưng này, Chúa Giê-su đã đáp lại: “Anh là Phê-rô nghĩa là đá, và trên viên đá này Thầy sẽ xây dựng Giáo Hội của Thầy” (v.18). Vai trò phục vụ giáo Hội của Thánh Phê-rô, được thiết lập dựa trên sự tuyên xưng niềm tin của ngài vào Chúa Giê-su, Con Thiên Chúa Hằng Sống, có thể trở nên ân sủng được ban tặng từ trời cao. Trong phần thứ hai của bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta nhận thấy nguy cơ về những suy nghĩ theo kiểu thế tục. Khi Chúa Giê-su nói về cái chết và sự phục sinh của Ngài, nói về con đường của Thiên Chúa khác với con đường quyền bính, xác thịt và máu huyết của con người được bộc lộ nơi Phê-rô: “Thánh Tông Đồ đã kéo Chúa Giê-su sang một bên và bắt đầu quở trách Ngài….Điều này không bao giờ xảy ra với Thầy” (16:22). Chúa Giê-su đã phản ứng một cách rất gay gắt: “Hãy xéo đi, Satan! Ngươi làm cản đường Ta” (v.23). Bất cứ khi nào chúng ta để những suy nghĩ của chúng ta, tình cảm của chúng ta hoặc lo-gich của quyền bính con người thắng thế, và chúng ta không để bản thân chúng ta được dậy dỗ và hướng dẫn với Đức tin, bởi Thiên Chúa, chúng ta sẽ trở nên những chướng ngại. Niềm tin vào Chúa Ky-tô là ánh sáng của cuộc sống chúng ta với tư cách là các Ky-tô hữu và là các mục tử trong Giáo Hội!

2.Để xác định trong Đức Ái: Trong Bài đọc hai chúng ta được nghe những lời cảm động của Thánh Phao-lô: “Tôi đã chiến đấu trong cuộc chiến đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin” (2Tm 4:7). Nhưng cuộc chiến này là gì? Nó không phải là một trong những cuộc chiến đấu bằng vũ khí của con người, tức những cuộc chiến đáng buồn vì tiếp tục gây ra đau thương, chết chóc ở khắp nơi trên thế giới, nhưng nó là một cuộc chiến của sự tử đạo. Nhưng Thánh Phao-lô có một vũ khí: sứ điệp của Chúa Ky-tô và món quà của cả cuộc đời ngài dành cho Chúa Ky-tô và cho tha nhân. Đó chính xác là sự sẵn sàng để mở mình ra, với tư cách cá nhân là để mình bị tiêu hao đi vì Tin Mừng, để biến bản thân mình trở thành tất cả những thứ cho mọi người, một cách hào phóng, điều đó giúp cho ngài có được sự tín nhiệm và xây dựng Giáo Hội. Giám Mục Rô-ma được kêu gọi đích thân để sống và xác định anh chị em của mình trong tình yêu này đối với Chúa Ky-tô và với tất cả mọi người, không có sự phân biệt, không có giới hạn hay rào cản.

3. Để xác nhận trong hiệp nhất: Ở đây tôi muốn suy tư một chút về nghi thức mà chúng ta vừa cử hành. Dây Pallium là một biểu tượng của sự hiệp thông với người kế vị Thánh Phê-rô, “nguồn hữu hình và bền vững và nền tảng của sự hiệp nhất của cả Đức tin và sự hiệp thông” (Hiến chế Tín lý về giáo Hội, 18). Và sự hiện diện của các chư huynh hôm nay, là một dấu chỉ mà sự hiệp thông của Giáo Hội không có nghĩa là sự đồng dạng. Công Đồng Vatican II khi nói về cơ cấu trật tự trong Giáo Hội, đã tuyên bố rằng, Thiên Chúa “đã thiết lập các Tông Đồ như là một tòa nhà hay như một kết cấu lắp ghép bền vững, mà ở đó Ngài đã đặt Thánh Phê-rô làm đầu, được chọn trong nhóm các Tông Đồ (ibid., 19). Và nó tiếp tục, “tòa nhà này, trong một chừng mực mà nó được cấu thành bởi nhiều các thành phần, là sự thể hiện về tính đa dạng và phổ quát của Dân Thiên Chúa (ibid.,22). Trong Giáo Hội, sự đa dạng, điều mà tự nó là một kho tàng vĩ đại, luôn luôn được dựa trên sự hài hòa hiệp nhất, như một bức khảm vĩ đại mà trong đó mọi chị tiết nhỏ ăn khớp với nhau tạo thành một phần nơi kế hoạch vĩ đại của Thiên Chúa. Điều này phải là nguồn cảm hứng cho chúng ta trong công việc để luôn vượt qua mọi xung đột mà nó gây ra thương tích cho thân thể Giáo Hội. Hiệp nhất trong sự khác biệt của chúng ta: Đây là con đường của Chúa Giê su! Dây Pallium, trong khi là một dấu chỉ của sự hiệp nhất với giám mục Rô-ma và với Giáo Hội hoàn vũ, thì cũng là sự cam kết của mỗi hiền huynh đây trong việc trở thành người phục vụ của sự hiệp thông.

Hãy tuyên xưng Thiên Chúa bằng cách để bản thân mình được dậy dỗ bởi Thiên Chúa; bị tiêu hao đi bởi tình yêu dành cho Chúa Ky-tô và Tin Mừng; là những người phục vụ cho chự hiệp nhất. Những điều này, thưa các hiền huynh thân mến, là những nhiệm vụ mà các Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô đã ủy thác cho mỗi người chúng ta, sao cho chúng có thể được sống bởi mọi Ky-tô hữu. Xin Mẹ Rất Thánh của Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta và đồng hành với chúng ta, hầu chúng ta luôn có sự phù trợ của Mẹ. Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ, cầu cho chúng con! Amen.

An-tôn Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:
http://www.news.va/en/news/pope-francis-peter-and-paul-homily-full-text

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét