Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Ngày Hòa Bình Thế Giới: “Tình huynh đệ, nền tảng và con đường dẫn đến hòa bình.”

Ngày Hòa Bình Thế Giới: “Tình huynh đệ, nền tảng và con đường dẫn đến hòa bình.”

An-tôn Trần  – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:
2013-07-31 Vatican Radio - Hôm thứ Tư vừa qua, ĐTC Phan-xi-cô đã thông báo chủ đề của Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 47.

Chủ đề được chọn cho sự kiện này - được tổ chức vào ngày 01 tháng 01 hàng năm – là “Tình huynh đệ, nền tảng và con đường dẫn đến hòa bình”. Đó là Ngày Hòa Bình Thế Giới đầu tiên trong triều đại giáo hoàng của ĐTC Phan-xi-cô.

Ngày Hòa Bình Thế Giới là một sáng kiến của ĐTC Phao-lô VI và được tổ chức vào ngày đầu tiên của mỗi năm. Thông điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới được gửi cho các giáo hội cụ thể và các tòa đại sứ trên toàn thế giới, lưu ý đến giá trị thiết yếu của hòa bình và sự cần thiết làm việc không biết mệt mỏi để đạt được giá trị ấy.

Đối với chủ đề của Thông điệp đầu tiên của ngài dành cho Ngày Hòa Bình Thế Giới, ĐTC Phan-xi-cô đã chọn là: Tình huynh đệ. Từ khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của ngài, ĐTC Phan-xi-cô đã nhấn mạnh đến sự cần thiết trong việc đấu tranh để chống lại “nền văn hóa dùng xong rồi vứt bỏ” và thay vào đó là thúc đẩy nột nền “văn hóa gặp gỡ”, để xây dựng một thế giới hòa bình hơn và công bằng hơn.

Tình huynh đệ là một của hồi môn mà mọi người nam và mọi người nữ mang theo bên mình với tư cách là một con người - một người con của một Cha. Trước nhiều bi kịch gây đau phiền cho gia đình của các dân tộc, như đói nghèo, kém phát triển, xung đột, di trú, dân số, bất bình đẳng, thiếu công lý, tội phạm có tổ chức, các trào lưu bất chính thống – tình huynh đệ trở thành nền tảng và là con đường dẫn đến hòa bình.

Văn hóa lợi ích cá nhân dẫn đến sự đánh mất đi tinh thần trách nhiệm và mối tương quan trong tình huynh đệ. Người ta nhìn những người khác, thay vì “giống như chúng ta”, thì xem ra là những địch thủ hay những kẻ thù và thường được đối xử như là những vật thể. Không hiếm thấy rằng, người nghèo và người cần được sự giúp đỡ đang bị coi như là “gánh nặng”, một sự cản trở cho sự phát triển. Hầu hết, họ bị xem như là những người nhận sự trợ giúp hay sự giúp đỡ vì lòng thương hại. Họ không được coi như là những người anh chị em, được mời gọi để chia sẻ các món quà của sự tạo dựng, những điều tốt lành của sự tiến bộ và văn hóa, được ngồi đồng bàn trong sự sống viên mãn, là người giữ vai trò chính trong sự phát triển toàn vẹn và đầy đủ.

Tình huynh đệ - một món quà và một nhiệm vụ đến từ Thiên Chúa Cha – thúc giục chúng ta đoàn kết chống lại sự bất bình đẳng và nghèo đói – tức những điều làm hủy hoại cơ cấu xã hội, quan tâm đến mọi người, đặc biệt những người yếu đuối nhất, những người không có khả năng bảo vệ nhất, yêu thương họ như chính mình bằng chính trái tim của Chúa Giê-su Ky-tô.

Trong một thế giới mà ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau, thì sự tốt lành của tình huynh đệ là một điều mà chúng ta không thể làm gì mà không có nó. Nó giúp đánh bại sự lan rộng nơi sự toàn cầu hóa của sự dửng dưng, thờ ơ mà ĐTC Phan-xi-cô thường xuyên đề cập tới. Sự toàn cầu hóa mang tính dửng dưng, thờ ơ phải tan biến đi cho một sự toàn cầu hóa với tình huynh đệ.

Cần phải để lại dấu vết tình huynh đệ trên mọi mặt của cuộc sống, bao gồm kinh tế, tài chính, xã hội, chính trị, nghiên cứu, phát triến, các thể chế văn hóa và công chúng. Ngay khi bắt đầu sứ vụ của ngài, ĐTC Phan-xi-cô đã ban hành một thông điệp, trong sự nối tiếp các vị tiền nhiệm của ngài, trong đó đưa ra con đường tình huynh đệ, ngõ hầu làm cho thế giới có một khuôn mặt nhân bản hơn, mang tính con người hơn.

An-tôn Trần  – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét