Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Đức Thánh Cha: „Giáo Hội đang trải qua những nỗi khốn cùng và sự thử thách“.

Đức Thánh Cha: „Giáo Hội đang trải qua những nỗi khốn cùng và sự thử thách“.

Đam Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn: 

Khi Giáo Hội và các Tín Hữu tham dự vào sự vinh quang của Thiên Chúa, họ cũng đồng thời phải trải qua các cơn khốn cùng cũng như những thử thách gian truân. Đó là hậu quả của cuộc chiến giữa Thiên Chúa và sự ác. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh điều đó trong bài giảng của Ngài vào hôm thứ Năm – Đại Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời. Trước quảng trường Tông Tòa tại Castel Gandolfo, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã cử hành Thánh Lễ với sự tham dự của hàng ngàn Tín Hữu. Trong bài giảng của Ngài, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh tới ba từ khóa: Cuộc chiến, Sự Phục Sinh và Niềm Hy Vọng.

Đi vào phần cuối của bài đọc một, Đức Thánh Cha đã cắt nghĩa về nơi chốn của sự mạc khải, mà sự mạc khải miêu tả về thị kiến của một cuộc chiến giữa người Phụ Nữ và con mãng xà. Nhân vật người Phụ Nữ này được ám chỉ cho Giáo Hội. Một mặt thì Giáo Hội thật là tuyệt diệu và chiến thắng, nhưng mặt khác thì Giáo Hội cũng vẫn còn đang phải trải qua cơn quặn thắt của một người phụ nữ lâm bồn – Đức Thánh Cha đã nói như thế:

Và trong cuộc chiến này, một cuộc chiến mà các môn đệ của Chúa Giê-su phải đặt mình vào, Đức Maria không để họ phải cô đơn; Mẹ của Chúa Ky-tô và cũng là Mẹ của Giáo Hội luôn luôn bên cạnh chúng ta. Trong ý nghĩa chắc chắn của nó, Đức Maria cũng chia sẻ hoàn cảnh kép này.  Tất nhiên, Mẹ đã chắc chắn bước vào trong vinh quang của Nước Trời. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Mẹ đang xa cách chúng ta cũng như đã tách lìa ra khỏi chúng ta; trái lại, Mẹ vẫn luôn đồng hành với chúng ta, Mẹ chiến đấu bên cạnh chúng ta, Mẹ bênh đỡ các Ky-tô hữu trong cuộc chiến chống lại sức mạnh của cái ác. Việc cầu nguyện với Đức Maria, mà đặc biệt là cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi, cũng sẽ làm chủ được chiều kích chiến đấu của cuộc chiến; đây là một sự cầu nguyện mà nó cầu xin sự trợ giúp trong cuộc chiến chống lại sự ác và những kẻ đồng lõa với nó“.

Trong bài đọc thứ Hai, tức bài đọc được trích từ Thư thứ nhất của Thánh Phao-lô Tông Đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô – được trình bày về mầu nhiệm phục sinh.

Thánh Phao-lô Tông Đồ đã nhấn mạnh trong lá thư của Ngài gửi tín hữu Cô-rin-tô với một sự hết sức mạnh mẽ và dứt khoát rằng, là Ky-tô hữu có nghĩa là tin rằng, Chúa ky-tô đã thực sự phục sinh từ cõi chết. Toàn bộ Đức Tin của chúng ta được đặt nền móng trên sự thật căn bản ấy, không phải là ý tưởng mà là một sự kiện. Và cũng như mầu nhiệm Đức Maria được nghinh đón cả hồn và xác trên Thiên Đàng đã được hoàn toàn đặt vào trong sự phục sinh của Chúa Ky-tô. Nhân tính của Mẹ có thể nói là đã được lôi kéo từ Chúa Con trong sự vượt qua cái chết của Ngài“.

Bài Tin Mừng đã giới thiệu khẩu hiệu thứ ba: Niềm Hy Vọng. Trong bài Tin Mừng theo Thánh Lu-ca, lời kinh ca ngợi của Đức Maria tức Kinh Magnificat đã được kể lại. 

Niềm Hy Vọng là phẩm hạnh của những người tin vào sự chiến thắng của Tình Yêu cũng như tin vào sự phục sinh của Chúa Ky-tô,  trong việc trải qua những xung đột, những chiến trận hằng ngày giữa sự sống và cái chết, giữa sự thiện và cái ác. Kinh Magnificat là bài ca của Niềm Hy Vọng, là bài ca của Dân Thiên Chúa – tức dân đang đi trên con đường của lịch sử. Nó là bài ca của rất nhiều vị Thánh mà phần lớn trong các Ngài đã được biết nhiều đến Thiên Chúa, nhưng cũng có vị chỉ biết một chút ít thôi, lại cũng có vị thì hoàn toàn không biết chút nào: đó là những người cha, người mẹ, những người dậy giáo lý, những nhà truyền giáo, các Linh Mục, các Nữ tu, các bạn trẻ và thậm chí cả các em nhỏ nữa – những người này đã tự đặt mình vào trong cuộc chiến của cuộc sống, mà trong cuộc chiến ấy, họ mang trong tim mình Niềm Hy Vọng của những kẻ bé mọn cũng như của những con người đầy quả cảm.“

(rv 15.08.2013 mg)
Đam Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn: 
http://de.radiovaticana.va/news/2013/08/15/papst:_%E2%80%9Ekirche_erlebt_pr%C3%BCfungen_und_herausforderungen%E2%80%9C/ted-719802

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét