Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Đức Thánh Cha tại buổi đọc kinh Truyền Tin chung: „Đức Tin và bạo lực xung khắc với nhau.“

Đức Thánh Cha tại buổi đọc kinh Truyền Tin chung: „Đức Tin và bạo lực xung khắc với nhau.“

Joseph Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:


Đức Tin và bạo lực thì không tương thích với nhau. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã nhấn mạnh tới điều đó một cách rất rõ ràng trong buổi đọc Kinh Truyền tin Chung vào trưa Chúa Nhật hôm nay tại quảng trường Thánh Phê-rô – nơi chứa đầy người giống như mọi buổi đọc Kinh Truyền Tin khác. Ngoài ra, Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở rằng, điều đang rất quan trọng trong Năm Đức Tin này là phải luôn hướng cái nhìn về Chúa Giê-su. Khởi đi từ bài Tin Mừng (Lc. 12, 49-53) Đức Thánh Cha nói rằng, bản văn Kinh Thánh này cần phải được giải thích, vì thông thường nó sẽ gây hiểu lầm: 

Chúa Giê-su nói với các môn đệ: ´Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hòa bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ`. Những lời này có nghĩa là gì đây? Có thể nghĩ rằng, Đức Tin không phải là sự trang trí, cũng không phải là đồ trang sức. Nó không phải là để tô điểm cuộc sống với một chút tôn giáo, chẳng hạn như là một cái bánh bông lan được người ta trang trí với váng sữa và kem. Không, Đức Tin có nghĩa là việc kiếm chọn Thiên Chúa như là tiêu chuẩn nền tảng đối với cuộc sống riêng. Thiên Chúa không phải là sự trống rỗng, Ngài cũng không là một cái gì đó chung chung, nhưng Ngài luôn tốt đẹp, Ngài là Tình Yêu và là một Tình yêu bền vững. Sau khi Chúa Giê-su đã đến thế gian, chúng ta sẽ không thể làm một cái gì đó như khi chúng ta không nhận biết Ngài, như là Ngài là một sự vật viển vông, trống rỗng, với một ý nghĩa thuần danh ngĩa. Không, Thiên Chúa có một dung nhan, Ngài cũng có một danh xưng: Thiên Chúa là Đấng Giầu Lòng Nhân Hậu, Ngài là Đấng Trung Tín, Ngài là Sự Sống, và Ngài ban sự sống đó cho tất cả chúng ta.“


Như vậy, Lời Kinh Thánh tuyệt nhiên không có ý nói về sự phân rã của nhân loại, nhưng trái lại: „Thiên Chúa là sự Bình An và là sự Giao Hòa của chúng ta“ – Đức Thánh Cha nói. Đi theo Chúa Giê-su có nghĩa là nói không với cái xấu, nói không với sự ích kỷ và tìm chọn sự Thiện Hảo, Chân lý và Đức Công Bằng, và nói cho đúng hơn nó cũng còn có nghĩa là một sự hy sinh và một sự từ bỏ những quan tâm cũng như mong muốn thuộc về cá nhân. Đó là một sự phân rã, nó cũng có thể tách những mối liên hệ chật hẹp ra. Nhưng điều đó không có nghĩa là Thiên Chúa dẫn tới sự phân rã, Ngài chỉ đặt con người trước sự chọn lựa: „Sống cho chính mình hay sống cho Thiên Chúa và những người khác?“ 


Như vậy, điều đó có nghĩa rằng, Lời của Tin Mừng nhất nhất không bao giờ biện minh cho sự cần thiết của bạo lực để bảo vệ Đức Tin. Chính xác, nó là một điều đối lại: Sức mạnh đích thực của một Ky-tô hữu là sức mạnh của Tình yêu và Chân lý, nó dẫn tới điều này rằng, người ta phải từ chối bất cứ mọi dạng cách nào đó của bạo lực. Đức Tin và Bạo lực thì xung khắc với nhau. Nhưng Đức Tin và Sức mạnh thì lại tương hợp với nhau. Đã là một Ky-tô hữu thì không được hung bạo, nhưng lại là người có sức mạnh: Sức mạnh trong sự hiền hậu, Sức Mạnh của Lòng Khoan Dung và Sức Mạnh của Tình Yêu.

(rv 18.08.2013 sta)
Joseph Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:
http://de.radiovaticana.va/news/2013/08/18/papst_beim_angelus:_%E2%80%9Eglaube_und_gewalt_sind_unvereinbar%E2%80%9C/ted-720601

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét