Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Bài Giảng Của Đức Thánh Cha Phan-Xi-Cô Trong Đêm Canh Thức Cầu Nguyện Cho Hòa Bình Thế Giới

Bài Giảng Của Đức Thánh Cha Phan-Xi-Cô Trong Đêm Canh Thức Cầu Nguyện Cho Hòa Bình Thế Giới

Quảng trường Thánh Phê-rô tối thứ Bảy, 07/09/2013
“Và Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp” (St.1: 12, 18, 21, 25). Đoạn Kinh Thánh mô tả về thời kỳ ban đầu của lịch sử thế giới và con người, nó cho chúng biết về một Thiên Chúa nhìn vào sự sáng tạo, theo một nghĩa nào đó thì Ngài thưởng ngoạn nó và tuyên bố: “nó tốt đẹp”. Anh chị em thân mến, điều này cho phép chúng ta đi vào trái tim của Thiên Chúa, một cách chính xác là từ trong tâm lòng của Người, để nhận ra sứ điệp từ Người.

Chúng ta có thể tự hỏi mình rằng: sứ điệp này có nghĩa là gì? Tại sao sứ điệp ấy lại nói với tôi, với bạn, với tất cả chúng ta?

1. Nó nói cho chúng ta một cách đơn giản rằng: đây, thế giới của chúng ta, trong trái tim và ý định của Thiên Chúa, là “ngôi nhà hài hòa và hòa bình”, và rằng nó là không gian mà ở đó mọi người có thể tìm cho mình một nơi phù hợp và cảm thấy “như là mái ấm”, bởi vì nó “tốt đẹp”. Tất cả công trình sáng tạo tạo nên một sự thống nhất hài hòa và tốt lành, nhưng trên tất cả, con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa, là một gia đình, trong đó các mối tương quan được biểu thị bằng một tình huynh đệ đích thực không chỉ trong lời nói: người khác là anh hoặc chị em để yêu thương, và mối tương quan với Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, trung tín, thánh thiện, phản chiếu mọi mối tương quan của con người và mang lại sự hài hòa cho toàn thể sự sáng tạo. Thế giới của Thiên Chúa là một thế giới mà ở đó mọi người cảm thấy có trách nhiệm đối với người khác, đối với sự tốt lành của người khác. Tối hôm nay, trong sự suy niệm, chay tịnh và cầu nguyện, mỗi người chúng ta hãy tự vấn lương tâm mình: Đây có thực sự là thế giới mà tôi mong muốn không? Đây có thực sự là thế giới mà tất cả chúng ta mang trong trái tim của mình không? Có phải là thế giới mà chúng ta mong muốn cho nó thực sự là một thế giới hài hòa và hòa bình, trong chính chúng ta, trong mối tương quan với người khác, trong gia đình, trong các thành phố, trong và giữa các quốc gia? Và tự do đích thực có nghĩa là chọn lựa những cách thức trong thế giới này mà nó dẫn đến sự tốt lành của tất cả và được hướng đẫn bởi tình yêu không?

2. Nhưng rồi chúng ta phân vân: Có phải đây là thế giới mà chúng ta đang sống không? Sáng tạo tiếp tục duy trì vẻ đẹp của nó, lấp đầy nơi chúng ta sự kính phục và nó vẫn là một công trình tốt đẹp. Nhưng cũng có “bạo lực, chia rẽ, bất đồng, chiến tranh”. Điều này xảy ra khi con người, đỉnh cao của sự sáng tạo, dừng suy ngẫm và thưởng ngoạn về vẻ đẹp và sự thiện hảo, và rút vào sự ích kỷ của chính mình.

Khi con người chỉ nghĩ tới bản thân mình, chỉ nghĩ tới lợi ích và vị trí của riêng mình trong trung tâm, khi con người tự cho phép mình bị say sưa với các ngẫu tượng, sự thống trị và quyền lực, khi con người tự đặt chính mình vào vị trí của Thiên Chúa, thì tất cả các mối tương quan sẽ bị phá vỡ và mọi thứ bị hủy hoại; thì cánh cửa mở ra cho bạo lực, bàng quan, và xung đột. Điều này đúng như điều mà đoạn Sách Sáng Thế dậy cho chúng ta trong câu truyện Sa ngã: con người đi vào sự xung đột với chính mình, con người nhận ra rằng mình trần trụi và đi tìm sự ẩn trốn vì sợ (x St 3, 10), con người sợ cái nhìn của Thiên Chúa; con người đỗ lỗi cho đàn bà, người là xương là thịt của con người (x.12); con người phá vỡ sự hài hòa với sự sáng tạo, con người bắt đầu giơ tay sát hại anh em của mình. Chúng ta có thể nói được rằng, từ sự hài hòa con người đã chuyển sang sự bất hài hòa không?; Không, không có thứ như “sự bất hài hòa”; hoặc có sự hài hòa hoặc chúng ta rơi vào sự hỗn loạn, tức nơi có bạo lực, cãi vã, xung đội và sợ hãi…

Chính xác rằng, trong sự hỗn loạn này Thiên Chúa đã hỏi lương tâm con người: „A-ben - em của ngươi đâu rồi ?" Ca-in thưa : "Con không biết. Con là người canh giữ em con hay sao ?" (St 4,9). Chúng ta cũng được hỏi như vậy, nó cũng tốt để chúng ta tự hỏi chính mình: Tôi là người canh giữ anh em của tôi hay sao? Vâng, bạn là người canh giữ anh em của bạn! Là con người có nghĩa là chăm lo đến người khác! Nhưng khi sự hài hòa này bị phá vỡ, một biến dạng nảy sinh: người anh em sẽ được chăm sóc và yêu thương trở thành một kẻ thù địch để chiến đấu, để sát hại. Bạo lực nào xảy ra trong lúc đó, có biết bao nhiêu xung đột, có biết bao chiến tranh đã khắc ghi trong lịch sử của chúng ta! Chúng ta chỉ cần nhìn vào những đau khổ của quá nhiều anh chị em. Đây không phải là một câu hỏi ngẫu nhiên, nhưng là sự thật: chúng ta làm tái sinh Cain nơi mọi hành động của bạo lực và trong mọi cuộc chiến tranh. Tất cả chúng ta, và thậm chí ngày nay chúng ta vẫn tiếp tục lịch sử xung đột này giữa các anh chị em, thậm chí ngày nay chúng ta giơ tay để chống lại những người anh chị em của chúng ta. Thậm chí hôm nay, chúng ta buông thả chính mình cho các ngẫu tượng, ích kỷ và lợi ích của riêng chúng ta, và thái độ này vẫn tiếp tục tồn tại. Chúng ta hoàn thiện các vũ khí của chúng ta, lương tâm của chúng ta đã rơi vào trạng thái ngủ mê, và chúng ta mài giũa các ý kiến biện minh cho chính chúng ta. Như thể đó là bình thường, chúng ta tiếp tục gieo rắc tàn phá, đau thương và chết chóc! Bạo lực và chiến tranh chỉ dẫn đến sự chết chóc, chúng nói về sự chết chóc! Bạo lực và chiến tranh là tiếng cười của thần chết!

Sau sự hỗn loạn của đại hồng thủy, khi trời đã ngừng đổ mưa, một cầu vồng xuất hiện và chim bồ trở về với một nhành ô-liu. Hôm nay, Cha cũng nghĩ về cây ô-liu mà nó đại diện cho các tôn giáo khác nhau được trồng ở Plaza de Mayo, Buenos Aires năm 2000, và đòi hỏi rằng sẽ không có hỗn loạn, đòi hỏi rằng sẽ không có chiến tranh, nhưng đòi hỏi phải có hòa bình.

3. Và tại đêm nay Cha tự hỏi chính mình: tôi có thể đi trên con đường của hòa bình không? Chúng ra có thể ra khỏi vòng xoáy của đau khổ và chết chóc không? Chúng ta có thể một lần nữa học biết để đi và sống trong các con đường của hòa bình không? Nhờ sự giúp đỡ của Thiên Chúa, dưới cái nhìn hiền mẫu của Đấng bảo vệ thành phố Rôma, Nữ Vương Hòa Bình, Cha nói: Có, điều đó có thể đối với mọi người! Từ mọi nơi chốn của thế giới tối hôm nay, Cha muốn nghe anh chị em kêu lên: Có, điều đó có thể đối với mọi người! Hoặc thậm chí hơn thế nữa, Cha muốn mỗi người chúng ta, từ người nhỏ nhất đến người lớn nhất, kể cả những người được kêu gọi để lãnh đạo các quốc gia, đáp lại: Có, chúng ta muốn nó! Đức tin Ky-tô giáo thúc giục Cha nhìn lên Thập giá. Cha ước mong rằng, tất cả người nam và người nữ có thiện chí sẽ nhìn lên Thánh giá dù với chỉ một lát! Ở đó, chúng ta có thể nhìn thấy sự trả lời của Thiên Chúa: bạo lực không được trả lời bằng bạo lực, chết chóc không được đáp lời bằng ngôn ngữ của chết chóc. Trong sự thinh lặng của Thập giá, tiếng súng đạn ngừng và ngôn ngữ của hòa giải, tha thứ, đối thoại và hòa bình được cất lên.

Tối nay, Cha cầu xin với Chúa rằng: chúng ta, những người Ky-tô hữu, và những anh chị em của các tôn giáo khác, cũng như mọi người nam và người nữ có thiện chí, kêu lên một cách mạnh mẽ: bạo lực và chiến tranh không bao giờ là con đường dẫn đến hòa bình! Hãy để mọi người được đánh động để nhìn vào các chiều sâu của lương tâm của họ và lắng nghe lời nói rằng: Hãy để lại đàng sau sự ích kỷ mà nó làm cứng lòng của bạn, hãy vượt qua sự thờ ơ, bàng quan mà nó làm cho trái tim của bạn vô cảm trước người khác, hãy chiến thắng gia vị chết chóc của bạn, và hãy mở lòng mình bạn ra để đối thoại và hòa giải… hãy nhìn vào những đau thương của những người anh chị em của bạn, hãy chặn bàn tay của bạn lại và đừng trang bị thêm gì cho nó, hãy tái thiết sự hài hòa mà nó đã bị đổ vỡ; và tất cả điều này đạt được không bằng sự xung đột nhưng bằng sự gặp gỡ! Cầu mong sao tiếng súng được chấm dứt! Chiến tranh luôn đánh dấu sự đổ vỡ của hòa bình, nó luôn luôn là một sự thất bại của con người. Hãy để lời của Đức Thánh Cha Phao-lô VI vang lên một lần nữa: “Không còn người này chống lại người kia nữa, không còn nữa, không bao giờ!...chiến tranh không bao giờ xảy ra nữa, không bao giờ có chiến tranh nữa!” (gửi cho Liên Hiệp Quốc, 1965). “Hòa bình chỉ thể hiện chính nó trong hòa bình, một nền hòa bình không tách rời khỏi những đòi hỏi của công lý nhưng được nuôi dưỡng bởi sự hy sinh cá nhân, lòng khoan dung, lòng thương xót và tình yêu” (Sứ điệp ngày hòa bình thế giới, 1975).

Thưa anh chị em, tha thứ, đối thoại và hòa giải – đây là những từ ngữ của hòa bình ở quốc gia Syria thân yêu, ở Trung Đông và ở trên toàn thế giới! Tối nay chúng ta hãy cầu nguyện cho sự hòa giải và hòa bình, chúng ta hãy làm việc vì sự hòa giải và bình, và chúng ta tất cả hãy trở nên, ở mọi nơi, người nam và người nữ của hòa giải và hòa bình! Mong sao được như vậy.

Vatican ngày 07/09/2013
ĐTC Phan-xi-cô

An-tôn Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét