Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Giáo huấn của Đức Thánh Cha trong buổi đọc Kinh Truyền Tin chung trưa Chúa Nhật 08/09/2013 tại Quảng Trường Thánh Phê-rô

Giáo huấn của Đức Thánh Cha trong buổi đọc Kinh Truyền Tin chung trưa Chúa Nhật 08/09/2013 tại Quảng Trường Thánh Phê-rô

An-tôn Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:
Anh chị em thân mến, Cha xin chào anh chị em!

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su nhắc lại các điều kiện để trở thành người môn đệ của Ngài: không đặt bất cứ cái gì lên trên tình yêu dành cho Người và mang thập giá mình mà đi theo Người. Nhiều người đã đến gặp Chúa Giê-su và muốn trở thành một trong những muôn đệ của Người; và điều này đặc biệt diễn ra sau những mộng tưởng rằng, Người là Đấng Messia, là Vua Israel. Nhưng Chúa Giê-su không muốn tạo ra những sự ảo tưởng cho bất kỳ ai. Người biết rõ điều gì đang chờ đợi Người ở Giê-ru-sa-lem, Ngài phải đi qua con đường mà Chúa Cha đang đòi hỏi Người phải đi: đó là con đường của thập giá, của hiến tế chính bản thân Người để cứu độ chúng ta. Theo Chúa Giê-su không có nghĩa là tham gia vào một cuộc tuần hành chiến thắng! Nó có nghĩa là chia sẻ tình thương yêu của Người, trở thành một phần sứ vụ tình thương xót hướng về mỗi người và mọi người. Sứ vụ của Chúa Giê-su chính xác là một sứ vụ của lòng thương xót, của sự tha thứ và của tình yêu thương! Chúa Giê-su là Đấng hay xót thương! Và sự tha thứ tất cả này, lòng thương xót này đến từ thập giá.

Chúa Giê-su không muốn thực hiện sứ vụ này một mình: Người cũng muốn chúng ta tham gia vào sứ vụ mà Chúa Cha đã trao phó cho Người. Sau khi phục sinh, Người sẽ nói với các Tông đồ của Người rằng: “Như Cha đã sai thầy, thì Thầy cũng sai anh em…Nếu anh em tha tội cho ai, thì người ấy sẽ được tha” (Ga 20, 21-22). Một người môn đệ của Chúa Giê-su thì sẽ từ bỏ tất cả những gì mà anh ta hoặc chị ta có, bởi vì họ đã tìm thấy nơi Người một Mối Lợi vĩ đại, trong đó mọi thứ khác nhận được ý nghĩa đích thực đáng giá của nó: quan hệ gia đình, các mối quan hệ khác, công việc, phúc lợi kinh tế, văn hoá và v.v. Một người Ky-tô hữu từ bỏ mọi thứ, và rồi tìm thấy mọi thứ trong sự logic của Tin Mừng, logic của tình yêu phục vụ.

Để giải thích yêu cầu này, Chúa Giê-su đã sử dụng hai dụ ngôn: dụ ngôn người xây tháp và dụ ngôn một ông vua đi giao chiến. Dụ ngôn thứ hai như sau: “Hoặc có vua nào đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên lại không ngồi xuống bàn tính xem mình có thể đem một vạn quân ra, đương đầu với đối phương dẫn hai vạn quân tiến đánh mình chăng?  Nếu không đủ sức, thì khi đối phương còn ở xa, ắt nhà vua đã phải sai sứ đi cầu hoà” (Lc. 14, 31-32). Ở đây Chúa Giê-su không muốn thảo luận về chiến tranh, nó chỉ là một dụ ngôn. Nhưng tại thời điểm đúng lúc này, khi chúng ta đang mạnh mẽ cầu nguyện cho hòa bình, Lời của Thiên Chúa ảnh hưởng gần gũi đến chúng ta, và về cơ bản nó nói rằng: có một cuộc chiến sâu xa hơn mà , tất cả chúng ta phải chiến đấu! Đó là một quyết định can cảm và mạnh mẽ để từ bỏ ma quỷ và các quyễn rũ của nó, và để chọn tìm sự thiện, được chuẩn bị một cách đầy đủ để tự mình cầu nguyện: đó là theo Chúa Ky-tô, đó là vác thập giá mình! Đó là một cuộc chiến sâu xa để chống lại ma quỷ này!

Đâu là giá trị và ý nghĩa của các cuộc chiến. Sẽ có rất nhiều cuộc chiến tranh, nếu anh chị em không có khả năng thực hiện cuộc chiến sâu xa chống lại ma quỉ này? Chẳng có ý nghĩa gì! Không tốt lành… Điều này có nghĩa là, trong số những thứ khác, cuộc chiến chống lại ma quỷ này có nghĩa là nói không với hận thù huynh đệ tương tàn, và những dối trá mà nó sử dụng; nói không với bạo lực trong tất cả các dạng thức của nó; nói không với sự phát triển vũ khí và bán vũ khí cho thị trường đen. Có quá nhiều trong số họ! Có quá nhiều trong số họ! Và luôn tồn tại sự nghi ngờ: cuộc chiến này ở mãi nơi kia, chiến tranh khác ở mãi nơi kia – bởi vì có chiến tranh ở khắp mọi nơi – nó có thực sự là một cuộc chiến vượt trên các vấn đề, hay nó có phải là một cuộc chiến tranh thương mại để bán những vũ khí này ở thị trường đen không? Đây là những kẻ thù chúng ta phải chiến đấu, hiệp nhất và liên kết lại, không vì lợi ích nhưng vì hòa bình và vì sự tốt lành chung.

Thưa anh chị em, hôm nay chúng ta cũng nhớ đến Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, một sự cử hành đặc biệt được các Giáo hội phương Đông yêu mến. Và tất cả chúng ta bây giờ có thể gửi lời chào thân thiện đến tất cả những người anh chị em, Giám mục, Tu sĩ nam nữ của Giáo hội phương Đông, Giáo hội Chính Thống và Công Giáo: những lời chào nồng ấm! Chúa Giê-su là mặt trời, Đức Ma-ri-a là ánh sáng đầu tiên thông báo bình mình của mặt trời đó. Tối hôm qua chúng ta đã thực hiện buổi canh thức, cầu xin sự trợ giúp của Mẹ cho hòa bình thế giới, đặc biệt ở Syria và toàn thể Trung Đông. Bây giờ chúng ta hãy nài xin Mẹ với vai trò là Nữ Vương Hòa Bình: Nữ Vương Hòa Bình xin cầu cho chúng con! Nữ Vương Hòa Bình xin cầu cho chúng con!

An-tôn Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét