Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Một số địa danh trên Đất Thánh

Một số địa danh trên Đất Thánh

Phó Tế Galgano Trần Minh Hiện
Được đến Đất Thánh và đi tìm lại dấu chân của Chúa Giêsu luôn là một niềm an ủi lớn cho mỗi người chúng ta. Bài viết này chỉ xin chia sẻ một số hình ảnh mang tính “khảo sát” về một số địa danh mà nhiều anh chị em Kitô hữu trên thế giới thường hành hương, với  một số thông tin nghèo nàn thôi. Đó là những nơi  mỗi người chúng ta đều ước ao được đặt chân đến, để sống, cảm nhận, … và để được an ủi. Trong một loạt các hình ảnh dưới đây, được giới thiệu với việc khởi đầu bằng nơi sinh ra của Đức Mẹ và khép lại với nơi Đức Mẹ được an nghỉ.


1.      Nơi Đức Mẹ sinh ra
a.       Ở Gierusalem (?)

Theo truyền trống của một nhóm các Kitô hữu gốc Do-thái, Đức Mẹ được sinh ra tại Gierusalem. Điều này hối thúc các kitô hữu đi tìm về ngôi nhà của Thánh Gioakim và Thánh Anna. Và đây là ngôi nhà của Thánh Gioakim và Thánh Anna tại Giêrusalem. Một Thánh đường đã được xây dựng ở nơi đây, và thuộc quyền sở hữu của Giáo hội Công giáo. (Hình 1 -4)
 
Hình 1
 
Hình 2
Hình 3
Hình 4
b.      Ở Nazaret (?)
Tuy nhiên theo truyền thống của tin mừng Lc, Thiên thần Gabriel đã truyền tin cho Đức Mẹ ở Nazaret (Lc 1,26). Chính vì thế, chắc chắn là Đức Mẹ đã sinh sống tại Nazaret, cách Giêrusalem khoảng 160 km; nhưng không chắc là Đức Mẹ đã được sinh ra tại Nazarest hay tại Giêrusalem. Đây là một số hình về ngôi nhà của Đức Mẹ ở Nazaret. Theo các nhà khảo cổ, nhà của Đức Mẹ được cho là nằm dưới Bàn thờ của hình. Một Thánh đường cũng đã được xây dựng ở nơi đây, gọi là Nhà thờ Truyền Tin, và thuộc quyền sở hữu của Giáo hội Công giáo.(Hình 5–8)
Hình 5
Hình 6
Hình 7
Hình 8
2.      Nhà Thánh Giuse
Theo Tin mừng Lc 2,4, Thánh Giuse được biết là ở Nazaret, Galilea. Ngôi nhà của Thánh Giuse khá gần nhà của Đức Mẹ. Khoảng cách đó không phải là “nhà nàng ở cạnh nhà tôi, cách nhau cái dậu mồng tơi xanh rờn”, nhưng chỉ khoảng 35m về phía tây-tây-bắc tính từ nhà của Đức Mẹ. Ngôi nhà của Thánh Giuse cũng chính là ngôi nhà của Chúa Giêsu lớn lên. Một Thánh đường đã được xây dựng ở nơi đây, và thuộc quyền sở hữu của Giáo hội Công giáo. (Hình 9-11)

Hình 9

Hình 10

Hình 11
3.      Nơi Chúa sinh ra
Mỗi dịp cuối năm, mỗi người chúng ta luôn sống trong tâm trạng vui mừng của sự kiện Chúa Giáng Sinh. Tâm trạng đó không chỉ chứa chan Tình Chúa (mừng Chúa Giáng sinh), mà còn thấm đượm tình thân ái. Những ngày đó, chúng ta được nghe đi nghe lại về “Hang Bê-lem” (chính xác theo tiếng Dothai là Betlehem). Chính là vì dựa vào tin mừng Luca (Lc 2,4-12) và Matheu (Mt 2,1-11), mà chúng ta biết là Chúa Giêsu ở Betlehem. Betlehem thuộc vùng đất của người Palestin.

Hình 12

Hình 13

Hình 14

Hình 15
Hình 12-13 là nơi Chúa Sinh ra, địa điểm này thuộc quyền sở hữu của Giáo hội Chính thống. Còn hình 14-15 là nơi máng ăn của lừa, tức là nơi Đức Mẹ đặt Chúa Chúa nằm ở đó, địa điểm này thuộc quyền sở hữu của Giáo hội Công giáo. Nơi đây, một Thánh đường đã được xây dựng lên [Hình 3 (5)]. Thánh đường này thuộc ba Giáo hội: Giáo hội Chính thống chiếm phần lớn, Giáo hội Armenia chiếm phần nhỏ hơn, còn Giáo hội Công giáo sở hữu một phần rất nhỏ.

4.      Cana
Trong Tin mừng Gioan (Ga 2,1-11), Chúa Giêsu đã khởi đầu sứ vụ của mình bằng một phép lạ tại tiệc cưới ở Cana. Cana rất gần làng Nazaret, thuộc vùng Galilea, phía Bắc của Israel. Nơi ngôi nhà của đôi tân hôn này (Hình 16), một Nhà thờ khang trang đã được xây dựng lên. Ngôi nhà thờ này thuộc quyền sở hữu của Giáo hội Công giáo. (Hình 17)

Hình 16

Hình 17
5.      Giếng Giacob (Ga 4)
Trong Ga 4, chúng ta được Thánh Gioan giới thiệu về cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ Samaria bên bờ giếng Giacob. Giếng Giacob thuộc vùng đất Palestin ngày nay, nằm phía nam của Galilea và phía Bắc của Giêrusalem. Ngay từ khoảng những năm 340 đến 390, các kitô hữu đã xây dựng Nhà thờ nơi giếng Giacob. Nhà thờ ngày nay thuộc quyền sở hữu của Giáo hội Chính thống, nhưng luôn mở cửa cho các tín hữu của cả ba tôn giáo Do-thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo đến viếng thăm. (Hình 18-19)

Hình 18

Hình 19
6.      Nhà Tiệc Ly
Trước khi bước vào cuộc Vượt Qua, Chúa Giêsu đã dùng Bữa tiệc Vượt Qua với các môn đệ (Mt 26,1-35). Với Bữa Tiệc Ly này, Chúa Giêsu đã thiết lập Giáo Hội, thiết lập Bí Tích Thánh Thể, và chức Linh mục. Giáo Hội cử hành biến cố này một cách trọng thể vào tối thứ Năm Tuần Thánh.

Địa điểm được coi là nơi Chúa Lập Thánh Thể chính là một phòng nhỏ, ở trên lầu; nhưng do những lí do chính trị nên phòng này luôn luôn bị đóng kín. Ngôi nhà này thuộc núi Sion, nằm trong thành phố Giêrusalem cổ. Nơi này chỉ được mở cửa một lần duy nhất trong năm, vào ngày Chúa Thánh Thần Hiện Xuống mà thôi. Bởi vì đây cũng là nơi mà Chúa Thánh Thần đã hiện xuống khi các Tông đồ đang cầu nguyện, cùng với Đức Mẹ Maria (Cv 2,1-4). (Hình 20)

Hình 20
7.      Vườn Gietsimane
Sau bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã đi ra vườn Gietsimani để cầu nguyện (Mt 26,36). Vườn Gietsimani thuộc Giêrusalem ngày nay. Nơi đây một Thánh đường cũng được xây dựng lên. Thánh đường này thuộc quyền sở hữu của Giáo hội Công giáo. (Hình 21-23)

Hình 21

Hình 22

Hình 23
8.      Nhà thờ Mộ Thánh
Nhà thờ Mộ Thánh (Hình 24-25) thuộc của cả ba Giáo hội Công giáo, Chính thống giáo và Armenia. Tuy nhiên chìa khóa của Nhà thờ này lại nằm trong tay người Hồi giáo: ban ngày mở cửa, nhưng ban đêm thì sẽ do một gia đình người Hồi giáo khóa lại. Nơi Nhà thờ này, có rất nhiều địa điểm đặc biệt: Nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh vào Thánh giá, Nơi Chúa bị treo trên Thánh giá (Golgotha), Nơi niệm xác Chúa, Mộ Chúa Giêsu, Mộ Thánh Adam, Nơi Chúa gặp Đức Mẹ sau khi Phục Sinh, Nơi Chúa gặp Thánh nữ Maria Magdala sau khi Phục Sinh, Nơi tìm ra Thánh Giá Chúa.

Hình 24

Hình 25
a.       Nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh vào Thánh giá (thuộc quyền sở hữu của Giáo hội Công giáo) (Hình 26).

Hình 26
b.      Nơi Chúa bị treo trên Thánh giá (thuộc quyền sở hữu của Giáo hội Chính thống) (Hình 27-29)

Hình 227

Hình 28

Hình 29
c.       Nơi niệm xác Chúa (thuộc quyền sở hữu của Giáo hội Chính thống) (Hình 30)

Hình 30
d.      Mộ Chúa Giêsu (Hình 31)

Hình 31
e.       Mộ Thánh Adam
Mộ của Thánh Adam chỉ mang tính Thần học mà thôi: Sau khi chết, Ông Adam – Tổ tiên của loài người bị giam trong địa ngục và chờ Ơn Cứu độ của Thiên Chúa. Và sau khi chết, Chúa Giêsu – Adam mới – đã xuống địa ngục để cứu Ông Adam. Vì thế Ông Adam được gọi là Thánh Adam. Mộ của Thánh Adam nằm phía dưới chân Thánh giá, cách sâu 5 m. (Hình 32)

Hình 32
f.       Nơi Chúa gặp Đức Mẹ sau khi Phục Sinh: Không có Tin mừng nào cho chúng ta biết là Chúa Giêsu đã gặp Đức Mẹ sau khi Phục Sinh. Tuy nhiên, theo truyền thống thì cho rằng: Sau khi Phục Sinh, Chúa Giêsu đã gặp Đức Mẹ đầu tiên. Một nhà Nguyện nhỏ của Dòng Phanxicô được xây dựng lên ở địa điểm này. (Hình 33-34)

Hình 33

Hình 34
g.      Nơi Chúa gặp Thánh nữ Maria Magdala sau khi Phục Sinh (Ga 20,11-18) (Hình 35).

Hình 35
h.      Nơi tìm ra Thánh Giá Chúa: Đây là nơi Thánh nữ Elena đã tìm ra nơi Thánh giá của Chúa. (Hình 36)

Hình 36
9.      Chúa gặp hai môn đệ trên đường Emmaus sau khi Phục Sinh
Sau khi Chúa chịu chết và được nghe nói là đã sống lại, Thánh Luca kể lại cho chúng ta là có hai môn đệ quá sợ hãi, nên đã trốn về làng Emmaus (Lc 24,13-32). Đáng lẽ khi nghe Chúa sống lại thì hai môn đệ phải vui mừng, thế nhưng các ngài lại quá sợ nên đã bỏ trốn. Đây là điều khó có thể hiểu được theo phương diện tâm lý: Là môn đệ của Chúa, khi lúc Chúa chết thì không trốn, nhưng khi Chúa sống lại thì lại run rẩy đến nỗi bỏ trốn luôn. Có nhiều truyền thống đưa ra những địa điểm khác nhau về nơi Chúa bẻ bánh trước mặt hai môn đệ. Trong bài viết này xin đưa ra một địa điểm mà thôi. Nơi đây là một Đan viện thuộc dòng Trappist, nằm trong vùng đất của người Palestin. (Hình 37-38)

Hình 37

Hình 38
10.  Sau khi Phục Sinh, Chúa đặt Thánh Phêrô làm đầu Giáo hội (Gv 21)
Sau khi Phục Sinh, Chúa Giêsu đã gặp Thánh Phêrô và các Tông đồ đi đánh cá ở biển Tiberia (Ga 21). Biển Tiberia thuộc vùng Galilea, phía Bắc của Israel, cách Giêrusalem (nơi Chúa chịu chết) khoảng 150 km. Sau khi hỏi Thánh Phêrô ba lần “Con có yêu mến Thầy không?”, và ba lần Thánh Phêrô đã trả lời là “thưa Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy”, Chúa Giêsu đã đặt Thánh Phêrô làm đầu Giáo hội. Nơi đây, một Thánh đường đã được xây dụng lên. Thánh đường này đương nhiên là thuộc Giáo hội Công giáo; bởi vì Giáo hội Chính thống phủ nhận quyền tối cao của Giám mục Rôma (tức là Đức Thánh Cha). (Hình 39-41)

Hình 39

Hình 40

Hình 41
11.  Giường Đức Mẹ an giấc
Đây là nơi Đức Mẹ đã trút hơi thở cuối cùng, tại Giêrusalem, trên núi Sion, thuộc Israel. Tuy nhiên Đức Mẹ đã phục sinh nhờ Con của Mẹ là Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh – Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết. Rất nhiều các tín hữu Công giáo và Chính thống giáo đã về đây để viếng Đức Mẹ. Nơi đây một Thánh đường đã được xây dựng lên; thánh đường này thuộc Giáo hội Chính thống. (Hình 42-43)

Hình 42

Hình 43
Con ngồi đó với đôi dòng ngấn lệ.
Mẹ nằm đây – một giấc ngủ êm đềm.
Con bồi hồi hồi tưởng về hôm xưa:
Mẹ giã từ như giấc ngủ thiên thu.
Vào hôm đó bao nhiêu người rơi lệ,
Bởi Mẹ đi, nên cảm thấy bơ vơ.

Giờ đây, sau hai ngàn năm có lẻ,
Con run nhẹ, nước mắt thẫm mi gầy.
Giọt lệ nào cho lòng con thống hối?
Giọt lệ nào cho hạnh phúc trào dâng?
Vừa ấm áp, vừa nôn nao vơi đầy,
Con nghẹn ngào với hai tiếng “Mẹ ơi…”

Mẹ nằm đây, nhưng Mẹ đã sống lại
Trong vinh quang của Đấng đã Phục Sinh.
Và giờ đây, nơi Tòa trên Thiên quốc,
Ghé mắt nhìn, dìu dắt, giữ gìn con !

12.  Mộ của Đức Mẹ
Sau khi an giấc, Đức Mẹ cũng được an táng trong mồ [Hinh 12 (1)]; tuy nhiên Đức Mẹ đã phục sinh như Con của Mẹ, nên ngôi mộ này chỉ là một ngôi mộ trống mà thôi. Mộ của Đức Mẹ nằm rất gần vườn Gietsimani. Nơi ngôi mộ của Đức Mẹ, một Thánh đường cũng được xây dựng lên. Thánh dường này thuộc quyền sở hữu của Giáo hội Chính thống. (Hình 44-45)

Hình 44

Hình 45
Với một vài hình ảnh méo mó và một số thông tin nghèo nàn, bài viết này mong được mang lại cho mỗi người chúng ta một khái niệm nhỏ về một số địa danh bên Đất Thánh. Hi vọng là với thời gian, tình hình chính trị ổn định hơn và kinh tế phát triển hơn, nhiều người Công giáo Việt Nam có cơ hội được đến Đất Thánh, để tìm lại những dấu chân Chúa, và qua đó để cảm nhận và để được an ủi nơi thâm sâu cõi lòng. 

Phó Tế Galgano Trần Minh Hiện

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét