Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Người Hồi Giáo Indonesia Hoan Nghênh Và Coi Lời Kêu Gọi Của Đức Thánh Cha Như Là Tác Nhân Của Hòa Bình Ở Syria Và Thế Giới.

Người Hồi Giáo Indonesia Hoan Nghênh Và Coi Lời Kêu Gọi Của Đức Thánh Cha Như Là Tác Nhân Của Hòa Bình Ở Syria Và Thế Giới.
Mathias Hariyadi

Jakarta (AsiaNews) - Các Giáo hội Công giáo và Hồi giáo ở Indonesia đã đáp lại lời kêu gọi của ĐTC Phan-xi-cô cho hòa bình ở Syria, nhấn mạnh rằng: “vũ khí không phải là một giải pháp để giải quyết xung đột”, chúng chỉ kết thúc với việc “làm trầm trọng thêm vòng luẩn quẩn của chiến tranh”.

Sáng kiến của Đức Thánh Cha, mà sáng kiến ấy đã khơi lên một sự hưởng ứng tích cực từ Hội đồng Giám mục địa phương (KWI), cũng làm lay động đến những người không Ky-tô giáo, tức những người đã hoan nghênh lời kêu gọi này trong một quốc gia có đông người Hồi giáo nhất trên thế giới. Đồng thời, các nhà hoạt động, các giáo sỹ Hồi giáo và các học giả cũng ủng hộ mạnh mẽ mọi nỗ lực để “chấm dứt sự leo thang xung đột”, bắt đầu với “các tổ chức Hồi giáo”.

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật, Đức Thánh Cha đã kêu gọi một ngày cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình “ở Syria, Trung Đông và Thế giới”. Lời kêu gọi này cũng được gửi tới các “tín đồ của các tôn giáo khác, thậm chí kể cả những người không có tôn giáo”. Một lời kêu gọi được chấp nhận bởi các vị lãnh đạo Ky-tô giáo và không Ky-tô giáo, hãy gần gũi dân tộc Syria và sẵn sàng hỗ trợ cho việc kết thúc xung đột.

Hồi giáo ở Indonesia đã hoan nghênh sáng kiến của Đức Thánh Cha (và Giáo hội), coi đó như là “một tác nhân của hòa bình và hy vọng”.

Đối với ông Aan Anshori, điều phối viên của Mạng lưới Chống Phân biệt Đối xử (Jihad) ở Đông Java, một tỉnh có số lượng người Hồi giáo ôn hòa lớn nhất, bước đi của ĐTC là một “quyết định nghiêm túc”, được đưa ra bởi một “Giáo hội Công giáo hiện đại”, một lực lượng dẫn đầu bảo vệ “hòa bình thế giới”.

Giáo hội - ông thêm vào - đã có thể khích lệ thế giới Hồi giáo theo đuổi mục tiêu này, một lần nữa là một người đóng vai trò chính trị quan trọng.

Ông Sumanto Qurtuby, trưởng Khu Bắc Mỹ Nahdlatul Ulama (NU), một tổ chức Hồi giáo ôn hòa của Indonesia, đã thể hiện sự đánh giá cao của ông đối với sáng kiến của Đức Thánh Cha mà ông có cùng chia sẻ với các mục đích của ngài.

Theo quan điểm của ông, mọi người nên ủng hộ các nỗ lực tôn giáo và chính trị để chấm dứt bạo lực ở Syria. “Tôi đồng ý với tuyên bố của ĐTC rằng, súng đạn không phải là giải pháp cho xung đột. Cần ủng hộ quyết định của ngài”.

Các Đức Giám Mục của Indonesia cũng đã đáp lại với lòng nhiệt thành và sự tin tưởng đối với lời kêu gọi của Đức Thánh Cha cho hòa bình và cầu nguyện, phổ biến, lưu chuyển lời kêu gọi của Đức Thánh Cha trong các cộng đoàn Công giáo và các tín hữu.

Đức Giám Mục Johannes Pujasumarta của Tồng Giáo phận Semarang đã kêu gọi Giáo phận của ngài đáp lại bằng việc thể hiện rõ sự ủng hộ mạnh mẽ.

“Tôi đích thân kêu gọi các tín đồ của tất cả các tôn giáo tham gia phong trào cầu nguyện này cho hòa bình trên thế giới”. Đức Giám Mục nói, “đặc biệt cho Syria” là nơi mà cuộc nội chiến đã cướp đi hằng trăm ngàn sinh mạng và gây ra những thảm họa và nỗi kinh hoàng.

Đức Giám Mục Julianus Sunarko của Purwokerto nằm ở Trung tâm Java, cũng đưa ra lời kêu gọi tương tự thông qua phương tiện truyền thông của Giáo phận (internet, báo chí và TV).

Cha Aloysius Budi Purnomo, Trưởng Ban Liên Đức Tin của Tổng Giáo phận Semarang đã đưa ra một tuyên bố nói rằng, một lần nữa ĐTC Phan-xi-cô đã thể hiện là một “người của hy vọng và yêu thương”, một “nguồn cảm hứng” không ngừng, làm cho thế giới trở nên “một nơi tốt đẹp hơn”.

An-tôn Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:
http://www.asianews.it/news-en/Indonesian-Muslims-back-Pope-Francis,-agent-of-hope-for-peace-in-Syria-and-the-world-28929.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét