Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Thư của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô gửi cho gửi cho Tiến sĩ Eugenio Scalfari - sáng lập viên và nguyên tổng biên tập của báo La Reppublica (phần I)

Thư của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô gửi cho gửi cho Tiến sĩ Eugenio Scalfari  - sáng lập viên và nguyên tổng biên tập của báo La Reppublica (phần I)
Vatican City, September 11, 2013 (Zenit.org) 

Trọng kính ngài Tiến sĩ Scalfari,

với sự nồng nhiệt chân thành, tôi  muốn viết lá thư này, cũng có thể nó chỉ như một nét phác thảo, liên hệ đến những suy nghĩ thuộc cá nhân ngài, tức những điều mà ngài đã nhắn gửi cho tôi trên nhật báo „La Repubblica“ vào ngày mồng 07 tháng 07, và mở rộng vấn đề trên chính tờ báo này vào ngày mồng 07 tháng 08.
Trước tiên, tôi xin cám ơn ngài vì sự chú tâm mà với nó ngài đã dấn thân cho việc đọc bức Thông Điệp „Ánh Sáng Đức Tin“. Trong tinh thần của vị tiền nhiệm rất đáng kính yêu của tôi – Đức Bê-nê-đíc-tô XVI, người đã khai sinh ra nó cũng như đã viết một phần lớn trong đó, và đã di chúc lại cho tôi như một gia tài, điều này không nhắm đến tính cá nhân nơi sự chứng nhận của mỗi người trong Đức Tin vào Chúa Giê-su Ky-tô, tức sự chứng nhận đã được nhìn thấy trong đó rồi. Đúng hơn, điều này muốn khích lệ một cuộc đối thoại chân thành và nghiêm túc với những người mà như ngài đã tự khẳng định về mình như là người „vô tín“, tuy nhiên, những người ấy „đã bị gây xúc động bởi việc công bố Chúa Giê-su thành Nazareth và đã quan tâm tới điều ấy từ lâu rồi“. Vì thế tôi đánh giá cuộc đối thoại trên việc công bố Chúa Giê-su cũng như Đức Tin liên quan tới thân thế của Chúa Ky-tô không phải chỉ tích cực đối với chúng ta mà còn đối với toàn thể cộng đồng nữa. Theo quan điểm của tôi thì cuộc đối thoại này hôm nay trước hết đã được đưa đến từ hai lý do và đầy giá trị.

Sự đối thoại là một trong những mong muốn chính của Công Đồng Vatican II mà nó đã được triệu tập bởi Đức Gio-an XIII và cũng là mối quan tâm của các Đức Giáo hoàng khác nhau, tức những vị đã tiếp tục theo đuổi con đường mà nó đã được vạch ra bởi Công Đồng bằng những phương cách khác nhau cho tới hôm nay. Như có thể thấy rõ từ những trang đầu tiên của bức Thông Điệp, một sự nghịch lý đang được quan sát thấy trong thời hiện đại là nền tảng cho nguyên nhân thứ nhất: Đức Tin Ky-tô giáo, một Đức Tin biểu lộ sự mới mẻ và cách nhìn của nó trên sự sống con người ngay từ lúc bắt đầu thông qua biểu tượng của ánh sáng, nhưng lại thường bị gán cho như là một sự tối tăm của sự mê tín - điều bác bỏ ánh sáng của lý trí. Một mặt, sự giao hội đến giữa Giáo Hội  và nền văn hóa được lấy cảm hứng từ Ky-tô giáo, và mặt khác là giữa nền văn hóa hiện đại chịu ảnh hưởng từ thời khai sáng bị rơi vào bế tắc. Công Đồng Vatican II đã mở ra con đường bằng phẳng dành cho một cuộc đối thoại cởi mở không định kiến, trên cơ sở đó, một cuộc gặp gỡ nghiêm túc và sinh hoa trái sẽ có thể được tái khôi phục.

Bây giờ thì thời điểm đã đến. Đối với những người cố gắng duy trì sự trung thành với quà tặng của việc làm môn đệ Chúa Giê-su trong ánh sáng của Đức Tin, tình trạng thứ hai của sự việc bị viện cớ rằng, cuộc đối thoại này không phải là chuyện vặt vãnh được trang hoàng cho sự hiện diện của các tín hữu: đúng hơn, đây là một sự thân mật như sự biểu tỏ không thể thiếu về đời sống nội tâm của họ. Tôi tự cho phép mình để trích dẫn, trong mối liên hệ này lời phát biểu của Thông Điệp mà theo ý tôi là nó rất quan trọng: „Vì chân lý được chứng nhận bởi Đức Tin chính là chân lý của Tình Yêu“ – như vậy nó có trong bản văn này – „thật rõ ràng rằng, Đức Tin không phải là một điều cố chấp, mà là lớn lên trong sự cùng tồn tại, và kính trọng những người khác. Người Tín hữu không được tự kiêu; trái lại, Chân lý làm cho họ trở nên can đảm và khiêm nhường, biết rằng, hơn cả việc chúng ta sở hữu nó, nó là chân lý ôm lấy và sở hữu chúng ta. Chẳng những không làm chúng ta trở nên cứng nhắc, mà sự chắc chắn của Đức Tin còn đưa chúng ta lên đường, và làm cho chúng ta có thể làm chứng và đối thoại với mọi người” (n.34). Đây là tinh thần khích lệ tôi viết những lời này cho ngài.

Đối với tôi, Đức Tin được nảy sinh từ sự gặp gỡ với Chúa Giê-su. Một sự gặp gỡ cá nhân, mà nó đã đụng chạm đến trái tim của tôi và cho tôi phương hướng và ý nghĩa mới trong sự hiện hữu của tôi. Nhưng đồng thời, một cuộc gặp gỡ đã trở nên có thể bởi cộng đoàn Đức Tin mà trong đó tôi đã sống và nhờ đó tôi đã tìm được sự tiếp cận với sự khôn ngoan của Kinh Thánh, tới đời sống mới, mà như nước trào ra, chảy từ Chúa Giê-su thông qua các Bí Tích, tới tình huynh đệ đối với mọi người và trong sự phục vụ những người nghèo khổ - hình ảnh đích thực của Thiên Chúa. Hãy tin tôi, không có Giáo hội hẳn tôi đã không thể gặp gỡ Chúa Ky-tô, đồng thời trong sự nhận thức rằng, ân ban lớn lao đó là Đức Tin, được giữ trong những bình lọ được làm bằng đất dễ vỡ nơi thuộc tính nhân loại của chúng ta.

Bây giờ, chính xác bắt đầu từ đây, từ kinh nghiệm cá nhân về Đức Tin được sống trong Giáo hội, rằng tôi cảm thấy dễ dàng trong việc lắng nghe các câu hỏi của ngài và cùng với ngài trong việc tìm kiếm con đường mà qua đó chúng ta có thể, và có lẽ, để bắt đầu cùng nhau với một đoạn đường.

Hãy lượng thứ cho tôi nếu tôi không đi theo từng bước của những tranh luận mà  ngài đã đề xuất trong bài xã luận hôm 07/07. Đối với tôi, nếu không tương đắc với nhau hơn, thì chí ít là sẽ hiệu quả hơn, để đi trong một ý nghĩa nhất định tới trọng tâm của các vấn đề mà ngài quan tâm. Tôi sẽ không đi vào lối giải thích theo sau Thông Điệp mà trong đó ngài nhận thấy thiếu một đoạn riêng biệt nói về kinh nghiệm lịch sử của Chúa Giê-su Na-za-rét.

Để bắt đầu, tôi chỉ nhận thấy rằng, một sự phân tích loại này là không phải thứ yếu. Qủa thực, bằng cách đi theo logic mà nó đã định hướng cho sự triển khai Thông Điệp, nó dừng sự chú ý của chúng ta về ý nghĩa của điều Chúa Giê-su đã nói và đã làm, và như vậy, tóm gọn lại, về Chúa Giê-su đã và đang là gì đối với chúng ta. Các Thư của Thánh Phao-lô và Tin Mừng theo Thánh Gio-an, tức những điều đã được tham chiếu cụ thể trong Thông Điệp, được xây dựng, quả thực, trên một nền tảng vững chắc về Sứ Vụ Đấng Cứu Thế của Chúa Giê-su Na-za-rét, điều này đã đạt đến điểm tột đỉnh và cuối cùng trong sự Chết và Phục Sinh của Ngài.

Vì thế, người ta phải được gặp gỡ với Chúa Giê-su, tôi thường nói, như sự cụ thể và sự mạnh mẽ của các biến cố liên can đến Ngài, như đã được tường thuật đặc biệt bởi tác giả Tin Mừng lớn tuổi nhất, Thánh Mác-cô. Nên người ta nhìn thấy rằng, “sự chướng tai gai mắt” mà lời và hành động của Chúa Giê-su đã gây ra bắt nguồn từ “uy quyền” phi thường của Ngài: đây là một từ được chứng nhận bởi Tin Mừng theo thánh Mác-cô, nhưng điều đó không dễ để được thể hiện bằng tiếng Ý (cũng như tiếng Việt). Từ ngữ trong tiếng Hy Lạp là “exousia”, theo nghĩa đen có nghĩa là “đến từ bản thể” - nó là. Nó không phải là cái gì đó ngoại tại hoặc cưỡng bức, và vì thế nó là thứ gì đó bắt nguồn từ nội tại bên trong và tự áp đặt lến chính nó. Chúa Giê-su, qủa thực, tấn công, phá vỡ, canh tân và bắt đầu với – như Chính Ngài nói vậy – từ mối tương quan của Ngài với Thiên Chúa, được gọi là Cha (ABBA) trong gia đình – Đấng ban cho Ngài “uy quyền” này để Ngài sử dụng nó vì con người.

Nên Chúa Giê-su rao giảng “như một người có uy quyền”, chữa lành, kêu gọi các tông đồ đi theo Ngài, tha thứ…. , mà tất cả những điều ấy như đã được trình bày trong Cựu ước là thuộc về Thiên Chúa và chỉ của Thiên Chúa. Câu hỏi được lặp lại nhiều nhất trong Tin Mừng theo Thánh Mác-cô là: “Ngài là ai…?”. Và đều đề cập đến căn tính của Chúa Giê-su, Đấng được sinh ra từ sự làm chứng của một uy quyền mà nó khác với quyền bính của thế gian, một uy quyền không nhằm thống trị người khác nhưng để phục vụ họ, đem cho họ sự tự do và sự sống viên mãn. Và điều này dẫn tới một điều nguy hiểm cho mạng sống của chính Ngài, tới điểm trải qua sự không thể hiểu được, phản bội, từ chối, tới điểm bị lên án đến chết, bị ruồng bỏ trên thập giá. Nhưng Chúa Giê-su vẫn tín thác vào Thiên Chúa đến cùng.

Và sau đó, chính xác rằng – như một người sĩ quan Rô-ma đã thốt lên nơi chân thập giá trong Tin Mừng theo Thánh Lu-ca rằng, Chúa Giê-su thể hiện chính mình một cách nghịch lý như là Con Thiên Chúa! Con của một Thiên Chúa – Đấng là tình yêu và mong muốn với tất cả bản thể của Ngài rằng con người, mọi con người, khám phá ra chính mình và cũng sống như người Con đích thực của Ngài. Đây, đối với niềm tin Ky-tô giáo, là sự chứng thực rằng Chúa Giê-su đã sống lại: không phải chiến thắng những kẻ đã từ chối Ngài nhưng để chứng minh rằng tình yêu của Thiên Chúa mạnh hơn sự chết, sự tha thứ của Thiên Chúa mạnh hơn bất cứ tội lỗi nào, và rằng đáng giá để dành đời sống của mình cho đến cùng, làm chứng cho ân ban lớn lao này.

Đức tin Ky-tô giáo tin rằng, Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa – Đấng đã đến để ban sự sống của Ngài hầu mở ra con đường tình yêu cho tất cả mọi người. Bởi vì điều này, ngài có lý, hỡi tiến sĩ Scalfari, khi tiến sĩ nhìn vào sự Nhập thể của Con Thiên Chúa - nền tảng đức tin của Ky-tô giáo. Tertullian đã viết: “caro cardo salutis”, nhục thể (của Chúa Ky-tô) là nền tảng của sự cứu độ. Bởi vì Sự Nhập Thể, tức là Con Thiên Chúa đã đến trong thân xác của chúng ta và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của chúng ta, thắng thua nơi sự hiện hữu của chúng ta, tới tiếng la khóc của thập giá, sống mọi điều trong yêu thương và sự trung tín với Cha (ABBA), làm chứng trước tình yêu không thể tin được mà Thiên Chúa dành cho con người, điều vô giá mà Thiên Chúa đã ban cho con người. Bởi vì điều này, mỗi người chúng ta được kêu mời để chính mình có cái nhìn và sự lựa chọn đối với tình yêu của Chúa Giê-su, để đi vào con đường hiện hữu, suy nghĩ và hành động của mình. Đây là Đức Tin, với tất cả các sự thể hiện luôn được mô tả trong bức Thông Điệp.

(Còn tiếp)
BBT chuyển ngữ từ nguồn:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét