Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Đức Thánh Cha và chuyến hành hương tới nhà hưu dưỡng

Đức Thánh Cha và chuyến hành hương tới nhà hưu dưỡng

Đam Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:

„Tất cả đã bỏ rơi tôi“. Những lời cay đắng này của Thánh Phao-lô Tông Đồ được tìm thấy trong lá thư thứ hai của Ngài gửi tín hữu Thessalonica, và có điều đặc biệt ở đây vì nó là một trong những bản văn đầu tiên của Ky-tô giáo. Từ trường hợp của Thánh Nhân, Đức Thánh Cha đã khai triển trong bài giảng của Ngài tại Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Sáu hôm nay:

„Thánh Phao-lô Tông Đồ đã có một sự khởi đầu rất hoan hỷ và đầy hăng hái – đúng không? Tuy nhiên, vào lúc xế chiều của cuộc đời, Thánh Nhân cũng đã không thể tránh khỏi những phiền toái. Cha nghĩ rằng nó rất tốt khi suy nghĩ về buổi hoàng hôn nơi cuộc đời của thánh Phao-lô, và theo thiển nghĩ của Cha, trường hợp của Mô-sê hay của Thánh Gio-an Tẩy Giả cũng mang một ý nghĩa giống như trường hợp của Thánh Phao-lô. Mô-sê, người đã lãnh đạo dân Chúa, chiến đấu chống lại quân thù cũng như đã chiến đấu với Thiên Chúa vì dân Chúa – Ngài đã trở nên cô đơn vào lúc cuối đời, từ núi Nebo ông nhìn thấy Đất Hứa, được nhìn thấy nhưng không được vào. Và đối với Thánh Gio-an Tẩy Giả: Thánh Nhân cũng không thể tránh khỏi những điều sợ hãi nhất trong lúc cuối đời.“
Vị Tẩy Giả đã phải chịu những nỗi khổ ải không chỉ dưới sự chuyên quyền „của một ông vua yếu nhược, say khướt và hủ hóa“, „dưới sự phẫn nộ của một kẻ ngoại tình“ hay „dưới tính khí của một gái nhảy“, nhưng cũng còn cả dưới „những sự nghi ngờ mà chúng dằn vặt Ngài“ nữa. Điều đó nằm trên cùng một tiến trình với sự mô tả của thánh Phao-lô: „Nơi cuộc biện hộ đầu tiên của tôi“ – Thánh Nhân viết – „không ai đã bênh vực tôi“. Tuy nhiên, điều đọng lại nơi Thánh Phao-lô không phải là nỗi đắng cay quá mức, vì như Ngài viết tiếp: „Nhưng có Chúa đứng cạnh bên tôi và đã ban sức mạnh cho tôi“.

„Đó là sự vĩ đại của vị Tông Đồ, ở đây Ngài đã thực hiện lại nơi cuộc sống của Ngài điều mà Thánh Gio-an Tẩy Giả đã từng thực hiện ít nhất một lần: Ngài phải lớn lên con tôi thì phải nhỏ bé đi. Vị Thánh Tông đồ đã trao hiến chính cuộc sống của mình để cho Chúa được lớn lên. Và đó là buổi xế chiều nơi cuộc đời của Ngài … Cũng như có lời đã được nói với Thánh Phê-rô: Khi anh về già, người ta sẽ dẫn anh tới nơi mà anh không muốn đến. Khi Cha suy nghĩ về buổi hoàng hôn nơi cuộc đời của Thánh Tông Đồ, và rồi toàn bộ những di sản thánh thiêng của các Tông Đồ cũng như sự thánh thiện của các Ngài xâm chiếm cõi lòng Cha: Cha nghĩ tới nhà hưu dưỡng dành cho các Linh Mục và các Nữ Tu. Tại đó, các Linh Mục và các Nữ Tu tốt lành phải chờ đợi dưới sức nặng của nỗi cô đơn rằng, Chúa đến và Ngài gõ cửa con tim của họ. Đó là di sản thánh thiêng thực sự của các Thánh Tông Đồ cũng như của sự bất khả xâm phạm. Chúng ta đừng quên những điều đó!“

Người ta cũng có thể thực hiện một chuyến hành hương tới những nhà hưu dưỡng thánh thiện ấy – Đức Thánh Cha đề nghị. Người ta có thể làm điều ấy giống như người ta hành hương tới „linh địa Đức Mẹ, tới mộ Thánh Phan-xi-cô, hay tới nguyện đường Thánh Biển Đức“.

„Một người trong anh chị em cách đây một vài ngày đã kể cho Cha nghe rằng, Ngài đã ở trong nghĩa địa của một xứ Truyền Giáo để nhìn ngắm tất cả các ngôi mộ cổ của những nhà Truyền Giáo – những người ấy chẳng mấy ai biết tới, và họ đã an nghỉ tại đó năm chục năm, một trăm năm, và thậm chí vài trăm năm. Và Ngài nói với Cha rằng: người ta có thể phong chân phước cho tất cả những nhà Truyền Giáo ấy… Vì sự thánh thiện trong cuộc sống hằng ngày cũng như sự cố gắng nên thánh trong suốt ngày sống của các vị ấy có một tầm quan trọng vào lúc cuối cùng. Trong những nhà hưu dưỡng, các Linh Mục và các Nữ Tu cũng có một chút gì đó trong sự chờ đợi giống như Thánh Phao-lô mong chờ Chúa đến vậy: một cái gì đó buồn buồn, nhưng cũng lại có một niềm bình an nào đó, với một khuôn mặt rạng rỡ.“

(rv 18.10.2013 sk)

Đam Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:
http://de.radiovaticana.va/news/2013/10/18/der_papst_und_die_wallfahrt_ins_altersheim/ted-738354

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét