Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Năm Đức Tin: Hàng nghìn người thuộc Ky-tô giáo, Hin-đu và Phật giáo đã cùng tham dự cuộc rước Chúa Ky-tô Vua.

Năm Đức Tin: Hàng nghìn người thuộc Ky-tô giáo, Hin-đu và Phật giáo đã cùng tham dự cuộc rước Chúa Ky-tô Vua.

An-tôn Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn: www.asianews.it
Kathmandu (AsiaNews) – vào hôm thứ Bảy vừa qua, hàng nghìn người tại Nepal bao gồm cả Công giáo, Hin-đu lẫn Phật giáo đều đã cùng tham dự một cuộc rước Chúa Ky-tô Vua do nhà thờ Công giáo ở Kathmandu tổ chức để đánh dấu ngày kết thúc Năm Đức Tin, được kết thúc bằng một Thánh Lễ bế mạc tại quảng trường thánh Phê-rô.

Những người tham gia đoàn rước đã nghỉ việc, và đã thể hiện một “lòng sùng kính lớn lao” - nguồn tin tại địa phương nói - tại một thời điểm đang rất căng thẳng do cuộc bầu cử Hội đồng lập hiến vừa qua gây ra.

Các Linh mục, Tu sĩ, Tín hữu và cả những người không phải là Công giáo đã gia nhập đoàn rước từ ngôi trường mang tên Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tới nhà thờ, họ đọc kinh Mân côi, hát thánh ca và cầm nến trên tay, cũng như mang theo hình ảnh của Chúa Giê-su được trích từ Kinh thánh.

Trong dịp này, Giáo hội địa phương đã sử dụng một chiếc xe mui trần để chở cha quản hạt Piô Perumana. Ngài mặc một bộ y phục trang trọng và đi ở vị trí của người điều hành đoàn rước.

Không phải chỉ có các Ky-tô hữu đến từ Kathmandu mà còn có cả những người đến từ Godavari  Lubhu Baniyatar để tham dự cuộc rước này. Họ đi trong đoàn rước, tay cầm cờ và băng rôn.

“Được tham gia vào đoàn rước Chúa Ky-tô Vua đó là một điều rất cảm động. Đối với tôi, đó là thời gian để tôn vinh Chúa Giê-su và làm gia tăng niềm tin của tôi vào Chúa” - chị Soni Rana, 18 tuổi đến từ Baniyatar (ngoại thành phía nam của Kathmandu), nói với AsiaNews.

Cách đây một năm, chị cũng đã tham dự buổi phụng vụ khai mạc Năm Đức Tin. Đối với chị, đây là một thời gian quyết định cho việc cầu nguyện và suy niệm, cũng như cho gia đình và bạn bè của chị.

Sau khi chế độ quân chủ sụp đổ vào năm 2006, Nepal đã chứng kiến một sự cởi mở dần dần đối với các tôn giáo ngoại trừ đạo Hin-du, bởi tôn giáo này đã từng bị bắt bớ.

Sau khi người Mao đến cầm quyền (2008), một số nhóm cực đoan của Hin-đu đã tấn công các nhóm tôn giáo thiểu số. Nghiệm trọng nhất là cuộc tấn công tại Nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời ở Kathmandu vào ngày 23/05/2009, dẫn tới hai người bị chết.

Mặc dù việc cải đạo bị cấm, nhưng chính quyền, vào năm 2012, đã lập ngày lễ Giáng Sinh là ngày lễ nghỉ của toàn quốc nhằm thúc đẩy du lịch. Các Ky-tô hữu được phép trưng bày các ảnh tượng và trang hoàng trong cũng như bên ngoài nhà thờ và trong các gia đình. Chính quyền cũng cho phép tổ chức các cuộc rước kiệu.

Sự kiện có thể nhìn thấy này đã thúc đẩy nhiều người không phải là Ky-tô hữu đến xin lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy. Hiện đang có khoảng 10.000 người Công giáo ở Nepal, nhiều hơn 4.000 người so với năm 2006, tức năm mà nhà nước trở thành nhà nước trung lập giữa các tôn giáo.

An-tôn Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn: www.asianews.it

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét