Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Đức Thánh Cha Cử Hành Lễ Kính Các Thánh: Chúng ta hãy nghĩ về ngày cùng tận của cuộc sống chúng ta.

Đức Thánh Cha Cử Hành Lễ Kính Các Thánh: Chúng ta hãy nghĩ về ngày cùng tận của cuộc sống chúng ta.

Đam Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:


Lễ Kính Các Thánh và Lễ Các Linh Hồn là hai Đại Lễ của Niềm Hy Vọng. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã nói như thế vào ngày mồng 1 tháng 11 tại nghĩa trang Campo Verano của Rô-ma, nơi mà Ngài đã cử hành Thánh Lễ vào buổi chiều hôm nay.
Theo truyền thống phổ biến trong nhiều cộng đoàn Ky-tô hữu, Đức Thánh Cha đã kính viếng một nghĩa trang để tưởng nhớ những người đã qua đời. Đức Thánh Cha nối lại một truyền thống đã bị gián đoạn trong những năm 1990 của thế kỷ vừa qua dưới thời Đức Gio-an Phao-lô II.

Sự tưởng nhớ những người đã qua đời trong cả hai Thánh Lễ không phải chỉ hướng riêng đến quá khứ, nhưng cũng còn hướng đến cả tương lai, hướng đến chính chúng ta – Đức Thánh Cha mở đầu cho bài giảng được giảng buông của Ngài.

„Chúng ta còn được quy tụ lại nơi đây trước lúc hoàng hôn và suy nghĩ về tương lai riêng của chúng ta. Và chúng ta cũng tưởng nhớ đến tất cả những người đã rời bỏ chúng ta. Bây giờ họ ở bên Thiên Chúa. Họ đã ở bên Thiên Chúa rồi, và rồi mai đây chúng ta cũng sẽ đến đó.“ 
Đức Thánh Cha cũng nhắc tới thị kiến của thánh Gio-an được thuật lại trong sách Khải Huyền. Thánh Nhân đã nhìn thấy Giê-ru-sa-lem trên trời, đó là nơi cư ngụ của một đoàn dân đông đảo bởi những „Kẻ được tuyển chọn“, những người ấy mặc những chiếc áo choàng màu trắng.

„Thiên Chúa tuyệt mỹ, tốt lành và chân thật. Nhưng Ngài cũng là Đấng rất trìu mến và đầy Tình Yêu. Và đó là điều trông đợi chúng ta. Tất cả những ai đã đi trước chúng ta, đều đang thực sự hiện diện tại đó. Họ được cứu chuộc không phải chỉ vì họ đã thực hiện những điều tốt lành. Không! Họ được cứu độ bởi tiên vàn, Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ. Ơn cứu độ là một cái gì đó chỉ thuộc về Thiên Chúa chúng ta. Ngài dẫn dắt chúng ta như người Cha. Ngài dang rộng cánh tay của Ngài ra với chúng ta, mà tiên vàn ở vào lúc mà cuộc hành trình dương thế của chúng ta chấm dứt, và dẫn chúng ta đi vào nơi mà giờ đây những bậc tiền nhân của chúng ta đang ở.“

Sau đó, Đức Thánh Cha đề cập tới „Những Người Mặc Áo Trắng“ được mô tả bởi Thánh Gio-an.

„Đó là những người đã đi trên một con đường được tìm kiếm, và y phục của họ đã được tẩy sạch. Vì thế họ lại có được một bộ y phục trắng tinh. Họ đã giặt sạch y phục của họ trong bửu huyết của Chiên Con. Và như vậy, chúng ta chỉ cần thông qua bửu huyết của Chiên Con, nhờ bửu huyết của Chúa Ky-tô để đi vào Thiên Đàng. Bửu huyết đó của Chúa Ky-tô đã mở cánh cửa Thiên đàng ra cho chúng ta.“

Bửu huyết của Chúa Ky-tô cũng là dấu chỉ của Niềm Hy Vọng – Đức Thánh Cha bổ sung. Đó là Niềm Hy Vọng không bao giờ gây thất vọng.

„Nếu chúng ta thực hiện cuộc hành trình của mình với Thiên Chúa, thì rồi chúng ta sẽ có thể vững tin, vì Ngài không bao giờ gây thất vọng cho chúng ta. Thánh Gio-an đã nói với các môn đệ của Ngài rằng: Anh em hãy nhìn xem Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta ngần nào, đến nỗi chúng ta được gọi là con Thiên Chúa? Chúng ta là thế đó. Vì thế, có thể nói, thế gian không biết chúng ta vì chúng ta là con cái của Thiên Chúa. Nhưng điều mà chúng ta sẽ trở nên, lại hoàn toàn không được phơi trần. Nhưng khi điều đó được phơi bày thì chúng ta cũng sẽ được ngắm nhìn Thiên Chúa như Ngài là. Chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng dung nhan đích thực của Ngài.“

Nhìn ngắm Thiên Chúa và trở nên giống như Ngài, đó là Niềm Hy Vọng của mỗi người Ky-tô hữu – Đức Thánh Cha nói. Cử hành Lễ Kính Các Thánh là điều quan trọng để suy nghĩ về Niềm hy Vọng – Đức Thánh Cha thêm vào.

„Niềm Hy Vọng đồng hành với cuộc sống chúng ta. Các Ky-tô hữu nguyên thủy đã sử dụng biểu tượng chiếc neo như là dấu chỉ của Niềm Hy Vọng. Vậy liệu cuộc sống có được neo lại giữa dòng sông, và mỗi người trong chúng ta  có mang theo dây thừng để được buộc chặt vào chiếc neo đó không? Đó là một hình ảnh đẹp. Niềm Hy Vọng chính là con tim đã được neo đậu vào nơi mà các vị tiền nhân của chúng ta, các Thánh, Chúa Giê-su và Thiên Chúa Cha đang ở. Đó là Niềm Hy Vọng.“

Lễ Kính Các Thánh và Lễ Cầu Hồn là hai ngày Lễ của Niềm Hy Vọng.

„Niềm Hy Vọng như là muối men. Nó làm cho tâm hồn chúng ta lớn lên. Cũng có những phút giây khó khăn trong cuộc sống, nhưng Niềm Hy Vọng đưa chúng ta tiến về phía trước, và làm cho chúng ta nhìn thấy được điều mà chúng ta trông đợi. Ngày hôm nay là ngày của Hy Vọng! Anh Chị em của chúng ta đã được ở trong sự diện kiến Thiên Chúa. Chúng ta cũng sẽ được ở đó, và nói cho đúng hơn, chỉ nhờ vào sự tốt lành của Thiên Chúa. Nhưng chúng ta phải bước đi trên con đường của Chúa Giê-su.“

Mỗi người mang trong mình Niềm Hy Vọng vào Chúa Giê-su đều được thanh tẩy, điều này được rút ra từ trong bài đọc của Thánh Lễ hôm nay. Sau đó Đức Thánh Cha đề cập một lần nữa tới buổi hoàng hôn.

„Mỗi người trong chúng ta có thể suy nghĩ đến thời điểm trong khoảnh khắc này, khoảnh khắc mà chúng ta đang trải qua đây, hay cuộc sống của mỗi người đang đi tới hồi kết. Cái chết của tôi sẽ diễn ra như thế nào? Của tôi hay của bạn. tất cả chúng ta đều có một điểm tận cùng của cuộc sống, tất cả. Tôi có nhìn về giây phút ấy với Niềm Hy Vọng không? Tôi có nhìn giây phút ấy với niềm vui vì khi đó tôi sẽ được Thiên Chúa đón nhận không?  Điều đó trao tặng cho chúng ta sự bình an. Hôm nay là một ngày vui mừng. Chúng ta hãy tưởng nhớ tới tất cả mọi anh chị em của chúng ta mà họ đã đi trước chúng ta. Nhưng chúng ta cũng hãy nghĩ tới sự kết thúc cuộc sống riêng của mỗi chúng ta. Chúng ta hãy tự hỏi xem. Trái tim của chúng ta đang được neo đậu tại đâu? Con tim của chúng ta đã được neo đậu đúng hay sai, để rồi sau đó chúng ta nhổm người lên, chúng ta có thể làm lại nó thế nào. Vì niềm vui của Thiên Chúa không bao giờ gây thất vọng cho chúng ta.“

Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ này là Đức Hồng Y Agostino Vallini Tổng Phụ Tá của Giáo phận Rô-ma, và Linh Mục chánh xứ của Giáo xứ San Lorenzo. Kết thúc Thánh Lễ, Đức Thánh Cha lại một lần nữa tưởng nhớ tới những thuyền nhân bị đắm tàu trong vụ Lampedusa và những người di dân bị chết trong sa mạc Niger. Trước đó, trong buổi đọc Kinh Truyền Tin Chung, Đức Thánh Cha cũng đã nói về những người ấy.

„Cha muốn cầu nguyện một cách đặc biệt cho những anh chị em mà họ đã qua đời trong những ngày vừa qua, trong khi họ kiếm tìm sự giải phóng và một cuộc sống giá trị hơn. Chúng ta đã nhìn thấy những bức hình về sự hung bạo của sa mạc, chúng ta cũng đã nhìn thấy biển cả mà trong đó nhiều người bị chết đuối. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ. Và chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho những người mà họ đã có thể tự cứu mình, và những người đang phải sống một cách chật chội và chen chúc bên nhau trong giây phút này, trong những trung tâm tiếp nhận, và hy vọng rằng, những hồ sơ quản lý sẽ trở nên nhanh chóng hơn để họ có thể đến được một nơi nào khác, và có trong những trung tâm khác một cái gì đó thoải mái hơn.“

(rv 01.11.2013 mg)

Đam Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:
http://de.radiovaticana.va/news/2013/11/01/papst_zu_allerheiligen:_denken_wir_an_unser_lebensende/ted-742808

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét