Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Phan-Xi-Cô Nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới Lần Thứ XLVII (1)

Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Phan-Xi-Cô Nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới Lần Thứ XLVII (1)

SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ NHÂN NGÀY HÒA BÌNH THẾ GIỚI LẦN THỨ XLVII 
01-01-2014

TÌNH HUYNH ĐỆ - NỀN MÓNG VÀ HƯỚNG ĐI CỦA HÒA BÌNH


1.Với sứ điệp đầu tiên của tôi nhân ngày Hòa Bình Thế Giới, tôi muốn gửi đến tất cả mọi người – từng cá nhân cũng như mọi dân nước – niềm mong ước của tôi về một cuộc sống tràn đầy vui mừng và hy vọng. Mỗi người đều cảm thấy trong con tim của mình niềm mong ước về một cuộc sống viên mãn. Và để đạt được điều đó, đòi hỏi phải có một niềm khát khao khôn nguôi về tình huynh đệ, mà niềm khát khao ấy đưa đến sự hiệp thông liên đới với những người khác, giúp chúng ta không nhìn những người anh chị em đó như là những kẻ thù hay những đối thủ, song đó là những người anh chị em mà người ta cần phải chào đón và ôm lấy.

Trong thực tế, tình huynh đệ thuộc về một chiều kích căn bản của nhân loại, mà nhân loại ấy lại là một thụ tạo có mối quan hệ hỗ tương. Sự ý thức sống động về mối liên kết này sẽ mang đến cho chúng ta khả năng để có thể cư xử và nhìn thấy nơi mỗi người như là những người chị em và những người anh em đích thực của mình. Không có sự ý thức này thì cũng sẽ không thể dựng xây một nền công lý cũng như một nền hòa bình vững chắc và bền lâu. Đồng thời, nó cũng gợi nhớ tới một điều rằng, theo lẽ thường tình, con người đã bắt đầu học về tình huynh đệ ngay từ trong lòng mẹ và trong gia đình, mà trước tiên nhờ vào những công việc có trách nhiệm và hỗ tương của mọi thành phần, cách riêng là của những người cha và những người mẹ. Gia đình chính là nguồn mạch của mọi tình huynh đệ, và đồng thời cũng là nền móng cũng như là tiền tuyến của nền hòa bình, bởi căn cứ trên ơn gọi của mình, gia đình có nghĩa vụ được coi như là phải thiêu đốt thế giới này bằng tình yêu.

Con số không ngừng tăng lên của những mối liên kết và những cuộc giao tiếp, mà chúng đang đang bao trùm lên hành tinh của chúng ta, đưa đến sự nhận thức về tình hiệp nhất và sự chia sẻ về một số mệnh chung trong những quốc gia cụ thể. Vì thế chúng ta nhận thấy rằng, có một khuynh hướng muốn hình thành nên một sự liên đới được đặt vào trong suốt quá trình của lịch sử, bất chấp những khác biệt của mọi dân tộc, của mọi cộng đồng và của mọi nền văn hóa, mà sự liên đới này được cấu thành từ những anh chị em mà họ đón nhận nhau cũng như quan tâm lo lắng cho nhau. Tuy nhiên, lại tồn tại trong thời đại hôm nay một khuynh hướng, thường là trong sự đối nghịch với những dữ kiện thực tế và bị trừng phạt bởi sự nói dối về nó trong một thế giới đang bị đánh dấu bởi chính „sự toàn cầu hóa của thái độ lãnh đạm và thờ ơ“, điều đó dẫn chúng ta tới chỗ „lấy làm làm quen“ một cách dần dần trước những nỗi đau khổ của người khác, và tự khép kín bản thân mình lại trong chính mình.

Trong nhiều vùng miền của thế giới có vẻ như người ta vẫn đang không ngừng tiếp tục gây ra những vết thương nặng về quyền cơ bản của con người – mà tiên vàn đó là quyền được sống, quyền tự do tôn giáo. Hiện tượng mang tính bi kịch của hành vi buôn người , mà với hành vi này những cá nhân vô lương tâm đang đầu cơ bằng chính sự sống và nỗi tuyệt vọng của những người khác, là một ví dụ cụ thể đang gây ra những mối lo âu đối với những điều ấy. Những cuộc chiến mà chúng thường tồn tại trong những cuộc xung đột được trang bị vũ khí, đang bớt đi rõ rệt, nhưng lại không bớt đi những cuộc chiến mang tính tàn độc, mà chúng đang xảy ra một cách ác nghiệt với những phương tiện trong lãnh vực kinh tế và tài chính, chúng đang hủy hoại cuộc sống con người cũng như gia đình và các công ty. 

Như Đức Thánh Cha Bê-nê-đíc-tô XVI đã nói, sự toàn cầu hóa làm cho chúng ta trở thành những người láng giềng của nhau, nhưng lại không trở nên những anh chị em của nhau. (1*) Ngoài ra, rất nhiều những tình trạng của sự bất bình đẳng, của sự nghèo đói và của sự bất công một cách bất thường đang không chỉ cho thấy một sự khuyết phạm tận căn của tình huynh đệ, mà cũng còn chỉ ra cho thấy một sự khuyết phạm về một nền văn hóa của tình liên đới. Những ý thức hệ mà chúng đang được nhận dạng thông qua chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự coi mình như là trung tâm điểm, đang được phát tán một cách rộng rãi cũng như chủ nghĩa tiêu thụ vật chất, đang làm suy yếu đi những mối liên hệ xã hội, trong khi chúng lại khuyến khích tinh thần „loại trừ“, mà tinh thần ấy lại dẫn đưa tới việc những người nghèo nhất bị coi như là những kẻ „vô ích“. Vì thế cuộc sống chung của nhân loại sẽ trở thành một cái „tôi cho đi để bạn cho lại“ một cách thực dụng và ích kỷ không hơn không kém.

Đồng thời thật rõ ràng rằng, những cuốn sách bàn về đạo đức hiện nay xem chừng cũng tỏ ra bất lực trong việc khôi phục lại mối dây khắng khít của tình huynh đệ, vì tình huynh đệ không thể tồn tại mà không có sự liên quan tới một vị Cha chung như là nền tảng đích thực của nó. (2*) Một tình huynh đệ đích thực giữa nhân loại giả thiết phải có một tình phụ tử mang tính siêu việt, và đòi hỏi phải có tình phụ tử ấy. Từ sự thừa nhận về tình phụ tử này mà tình huynh đệ giữa cộng đoàn nhân loại trở nên vững vàng, hay nói khác đi là có được khuynh hướng để trở nên một „người gần gũi hơn“ đối với người khác và để chăm sóc cho họ.

„Em của ngươi đâu?“ (St.4,9)

2.Để hiểu thấu đáo hơn khuynh hướng đi tới tình huynh đệ này của nhân loại, và để nhận thức một cách chính xác hơn về những trở ngại  mà chúng đang hiện hữu trên con đường đi tới việc hiện thực hóa của khuynh hướng huynh đệ, cũng như để tìm ra được những hướng đi hầu có thể khắc phục chúng, đó là điều cơ bản hầu để giúp cho mình được dẫn dắt bởi sự nhận thức về kế hoạch của Thiên Chúa, Đấng đã mạc khải qua những phương cách tối hảo được ghi lại trong Thánh Kinh.

Theo trình thuật của sách Sáng Thế, tất cả nhân loại đều bắt nguồn từ một cặp cha mẹ chung, từ Adam và Eva, một đôi vợ chồng mà Thiên Chúa đã sáng tạo nên như là hình ảnh của Ngài, giống như Ngài (St.1,26). Từ mối dây liên kết của đôi vợ chồng này mà Cain và Abel đã được sinh ra. Trong câu chuyện về gia đình nguyên tổ, chúng ta đọc thấy nguồn phát sinh của tính cộng đồng, cũng như đọc thấy sự phát triển của các mối quan hệ giữa con người và giữa muôn dân với nhau.

Abel làm nghề chăn chiên cừu, còn Cain làm nghề trồng cấy. Căn tính sâu xa nhất của họ cũng như ơn gọi của họ chính là việc họ là anh em của nhau, bất chấp mọi sự khác biệt trong nghề nghiệp, trong văn hóa cũng như trong thái độ quan hệ với Thiên Chúa và với công trình sáng tạo của họ. Nhưng cái chết của Abel do Cain gây ra, đã xác định về sự cự tuyệt đối với ơn gọi làm anh em của nhau bằng một phương thức hết sức bi ai. Những câu chuyện về họ (St.4,1-16) giải thích cho biết những trách nhiệm hết sức khó khăn mà toàn thể nhân loại được kêu gọi thực hiện, mà nói một cách cụ thể là được gọi để sống trong sự hiệp nhất và quan tâm chăm sóc cho nhau. Cain đã không chấp nhận sự ưu ái hơn của Thiên Chúa đối với Abel, người đã dâng cho Thiên Chúa những con chiên tốt nhất trong đoàn chiên của mình – „Thiên Chúa đoái mắt nhìn đến Abel và những lễ phẩm của ông, nhưng Thiên Chúa không nhìn đến Cain cũng như những gì ông dâng cúng (St.4, 4-5) – và Cain đã giết chết Abel bởi lòng ghen tị. Với cách thức này, Cain cự tuyệt  việc nhìn nhận vai trò của mình với tư cách là một người anh, cự tuyệt trong việc đón nhận một mối qua hệ tích cực, cũng như cự tuyệt trong việc sống trước sự hiện diện của Thiên Chúa, trong khi đó ông lại có trách nhiệm phải quan tâm tới người khác cũng như phải bảo vệ họ. Với câu hỏi: „Em của ngươi đâu?“, Thiên Chúa đã đòi hỏi Cain phải tường trình về hành động của ông, nhưng ông đã trả lời: „Tôi không biết. Tôi đâu có phải là người bảo vệ em của tôi đâu! (St.4, 9). Và rồi sách Sáng Thế kể cho chúng ta hay rằng: „Cain đã tránh mặt Thiên Chúa“ (4,16).

Người ta phải tự đặt ra vấn nạn về những nguyên nhân sâu xa mà nó đã xui khiến Cain đánh giá sai về mối dây huynh đệ cũng như mối quan hệ hỗ tương và hiệp thông, tức điều liên kết chính bản thân của Cain lại với Abel – em của ông. Chính Thiên Chúa đã cảnh báo Cain và quăng ông về phía một sườn dốc dẫn tới cái ác: „Tội ác sẽ rình rập ngươi ngay trước cửa nhà“ (St.4,7).  Bất chấp tất cả, Cain vẫn khước từ việc chống lại điều ác và đã quyết định tấn công em của mình – „Ông đã lao vào Abel em của ông và đã giết chết em“ (St.4,8) -, và Cain đã xem thường kế hoạch của Thiên Chúa. Với thái độ ấy, ông đã hủy hoại chính ơn gọi nguyên thủy của ông, tức ơn gọi làm con Thiên Chúa cũng như ơn gọi sống tình huynh đệ.

Trình thuật về Cain và Abel đưa đến một bài học: ơn gọi để sống tình huynh đệ, có thể nói được rằng, đã được khắc ghi vào tận nơi sâu thẳm nhất của nhân loại, nhưng ơn gọi đó cũng có khả năng đầy kịch tính trong việc tự phản bội lại chính nó. Điều đó được xác nhận hằng ngày bởi sự ích kỷ mà nó là nền tảng cho nhiều cuộc chiến tranh cũng như nhiều sự bất công: Rất nhiều người phải chết bởi chính tay của những người anh em hay những người chị em của mình, mà những người anh chị em ấy lại không thể tự nhận ra những con người được dựng nên như là chính bản thân mình - có nghĩa như là sự hỗ tương, hiệp thông và ân sủng.

(còn nữa, mời quý vị tiếp tục theo dõi).

ĐTC Phan-xi-cô


(Chuyển ngữ) BBT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét