Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Toàn Văn Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Phan-Xi-Cô Nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới Lần Thứ XlVII

Toàn Văn Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Phan-Xi-Cô Nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới Lần Thứ XlVII



SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ NHÂN NGÀY HÒA BÌNH THẾ GIỚI LẦN THỨ XLVII 01-01-2014

TÌNH HUYNH ĐỆ - NỀN MÓNG VÀ HƯỚNG ĐI CỦA HÒA BÌNH


1.Với sứ điệp đầu tiên của tôi nhân ngày Hòa Bình Thế Giới, tôi muốn gửi đến tất cả mọi người – từng cá nhân cũng như mọi dân nước – niềm mong ước của tôi về một cuộc sống tràn đầy vui mừng và hy vọng. Mỗi người đều cảm thấy trong con tim của mình niềm mong ước về một cuộc sống viên mãn. Và để đạt được điều đó, đòi hỏi phải có một niềm khát khao khôn nguôi về tình huynh đệ, mà niềm khát khao ấy đưa đến sự hiệp thông liên đới với những người khác, giúp chúng ta không nhìn những người anh chị em đó như là những kẻ thù hay những đối thủ, song đó là những người anh chị em mà người ta cần phải chào đón và ôm lấy.

Trong thực tế, tình huynh đệ thuộc về một chiều kích căn bản của nhân loại, mà nhân loại ấy lại là một thụ tạo có mối quan hệ hỗ tương. Sự ý thức sống động về mối liên kết này sẽ mang đến cho chúng ta khả năng để có thể cư xử và nhìn thấy nơi mỗi người như là những người chị em và những người anh em đích thực của mình. Không có sự ý thức này thì cũng sẽ không thể dựng xây một nền công lý cũng như một nền hòa bình vững chắc và bền lâu. Đồng thời, nó cũng gợi nhớ tới một điều rằng, theo lẽ thường tình, con người đã bắt đầu học về tình huynh đệ ngay từ trong lòng mẹ và trong gia đình, mà trước tiên nhờ vào những công việc có trách nhiệm và hỗ tương của mọi thành phần, cách riêng là của những người cha và những người mẹ. Gia đình chính là nguồn mạch của mọi tình huynh đệ, và đồng thời cũng là nền móng cũng như là tiền tuyến của nền hòa bình, bởi căn cứ trên ơn gọi của mình, gia đình có nghĩa vụ được coi như là phải thiêu đốt thế giới này bằng tình yêu.

Con số không ngừng tăng lên của những mối liên kết và những cuộc giao tiếp, mà chúng đang đang bao trùm lên hành tinh của chúng ta, đưa đến sự nhận thức về tình hiệp nhất và sự chia sẻ về một số mệnh chung trong những quốc gia cụ thể. Vì thế chúng ta nhận thấy rằng, có một khuynh hướng muốn hình thành nên một sự liên đới được đặt vào trong suốt quá trình của lịch sử, bất chấp những khác biệt của mọi dân tộc, của mọi cộng đồng và của mọi nền văn hóa, mà sự liên đới này được cấu thành từ những anh chị em mà họ đón nhận nhau cũng như quan tâm lo lắng cho nhau. Tuy nhiên, lại tồn tại trong thời đại hôm nay một khuynh hướng, thường là trong sự đối nghịch với những dữ kiện thực tế và bị trừng phạt bởi sự nói dối về nó trong một thế giới đang bị đánh dấu bởi chính „sự toàn cầu hóa của thái độ lãnh đạm và thờ ơ“, điều đó dẫn chúng ta tới chỗ „lấy làm làm quen“ một cách dần dần trước những nỗi đau khổ của người khác, và tự khép kín bản thân mình lại trong chính mình.

Trong nhiều vùng miền của thế giới có vẻ như người ta vẫn đang không ngừng tiếp tục gây ra những vết thương nặng về quyền cơ bản của con người – mà tiên vàn đó là quyền được sống, quyền tự do tôn giáo. Hiện tượng mang tính bi kịch của hành vi buôn người , mà với hành vi này những cá nhân vô lương tâm đang đầu cơ bằng chính sự sống và nỗi tuyệt vọng của những người khác, là một ví dụ cụ thể đang gây ra những mối lo âu đối với những điều ấy. Những cuộc chiến mà chúng thường tồn tại trong những cuộc xung đột được trang bị vũ khí, đang bớt đi rõ rệt, nhưng lại không bớt đi những cuộc chiến mang tính tàn độc, mà chúng đang xảy ra một cách ác nghiệt với những phương tiện trong lãnh vực kinh tế và tài chính, chúng đang hủy hoại cuộc sống con người cũng như gia đình và các công ty. 

Như Đức Thánh Cha Bê-nê-đíc-tô XVI đã nói, sự toàn cầu hóa làm cho chúng ta trở thành những người láng giềng của nhau, nhưng lại không trở nên những anh chị em của nhau. (1*) Ngoài ra, rất nhiều những tình trạng của sự bất bình đẳng, của sự nghèo đói và của sự bất công một cách bất thường đang không chỉ cho thấy một sự khuyết phạm tận căn của tình huynh đệ, mà cũng còn chỉ ra cho thấy một sự khuyết phạm về một nền văn hóa của tình liên đới. Những ý thức hệ mà chúng đang được nhận dạng thông qua chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự coi mình như là trung tâm điểm, đang được phát tán một cách rộng rãi cũng như chủ nghĩa tiêu thụ vật chất, đang làm suy yếu đi những mối liên hệ xã hội, trong khi chúng lại khuyến khích tinh thần „loại trừ“, mà tinh thần ấy lại dẫn đưa tới việc những người nghèo nhất bị coi như là những kẻ „vô ích“. Vì thế cuộc sống chung của nhân loại sẽ trở thành một cái „tôi cho đi để bạn cho lại“ một cách thực dụng và ích kỷ không hơn không kém.

Đồng thời thật rõ ràng rằng, những cuốn sách bàn về đạo đức hiện nay xem chừng cũng tỏ ra bất lực trong việc khôi phục lại mối dây khắng khít của tình huynh đệ, vì tình huynh đệ không thể tồn tại mà không có sự liên quan tới một vị Cha chung như là nền tảng đích thực của nó. (2*) Một tình huynh đệ đích thực giữa nhân loại giả thiết phải có một tình phụ tử mang tính siêu việt, và đòi hỏi phải có tình phụ tử ấy. Từ sự thừa nhận về tình phụ tử này mà tình huynh đệ giữa cộng đoàn nhân loại trở nên vững vàng, hay nói khác đi là có được khuynh hướng để trở nên một „người gần gũi hơn“ đối với người khác và để chăm sóc cho họ.

„Em của ngươi đâu?“ (St.4,9)

2.Để hiểu thấu đáo hơn khuynh hướng đi tới tình huynh đệ này của nhân loại, và để nhận thức một cách chính xác hơn về những trở ngại  mà chúng đang hiện hữu trên con đường đi tới việc hiện thực hóa của khuynh hướng huynh đệ, cũng như để tìm ra được những hướng đi hầu có thể khắc phục chúng, đó là điều cơ bản hầu để giúp cho mình được dẫn dắt bởi sự nhận thức về kế hoạch của Thiên Chúa, Đấng đã mạc khải qua những phương cách tối hảo được ghi lại trong Thánh Kinh.

Theo trình thuật của sách Sáng Thế, tất cả nhân loại đều bắt nguồn từ một cặp cha mẹ chung, từ Adam và Eva, một đôi vợ chồng mà Thiên Chúa đã sáng tạo nên như là hình ảnh của Ngài, giống như Ngài (St.1,26). Từ mối dây liên kết của đôi vợ chồng này mà Cain và Abel đã được sinh ra. Trong câu chuyện về gia đình nguyên tổ, chúng ta đọc thấy nguồn phát sinh của tính cộng đồng, cũng như đọc thấy sự phát triển của các mối quan hệ giữa con người và giữa muôn dân với nhau.

Abel làm nghề chăn chiên cừu, còn Cain làm nghề trồng cấy. Căn tính sâu xa nhất của họ cũng như ơn gọi của họ chính là việc họ là anh em của nhau, bất chấp mọi sự khác biệt trong nghề nghiệp, trong văn hóa cũng như trong thái độ quan hệ với Thiên Chúa và với công trình sáng tạo của họ. Nhưng cái chết của Abel do Cain gây ra, đã xác định về sự cự tuyệt đối với ơn gọi làm anh em của nhau bằng một phương thức hết sức bi ai. Những câu chuyện về họ (St.4,1-16) giải thích cho biết những trách nhiệm hết sức khó khăn mà toàn thể nhân loại được kêu gọi thực hiện, mà nói một cách cụ thể là được gọi để sống trong sự hiệp nhất và quan tâm chăm sóc cho nhau. Cain đã không chấp nhận sự ưu ái hơn của Thiên Chúa đối với Abel, người đã dâng cho Thiên Chúa những con chiên tốt nhất trong đoàn chiên của mình – „Thiên Chúa đoái mắt nhìn đến Abel và những lễ phẩm của ông, nhưng Thiên Chúa không nhìn đến Cain cũng như những gì ông dâng cúng (St.4, 4-5) – và Cain đã giết chết Abel bởi lòng ghen tị. Với cách thức này, Cain cự tuyệt  việc nhìn nhận vai trò của mình với tư cách là một người anh, cự tuyệt trong việc đón nhận một mối qua hệ tích cực, cũng như cự tuyệt trong việc sống trước sự hiện diện của Thiên Chúa, trong khi đó ông lại có trách nhiệm phải quan tâm tới người khác cũng như phải bảo vệ họ. Với câu hỏi: „Em của ngươi đâu?“, Thiên Chúa đã đòi hỏi Cain phải tường trình về hành động của ông, nhưng ông đã trả lời: „Tôi không biết. Tôi đâu có phải là người bảo vệ em của tôi đâu! (St.4, 9). Và rồi sách Sáng Thế kể cho chúng ta hay rằng: „Cain đã tránh mặt Thiên Chúa“ (4,16).

Người ta phải tự đặt ra vấn nạn về những nguyên nhân sâu xa mà nó đã xui khiến Cain đánh giá sai về mối dây huynh đệ cũng như mối quan hệ hỗ tương và hiệp thông, tức điều liên kết chính bản thân của Cain lại với Abel – em của ông. Chính Thiên Chúa đã cảnh báo Cain và quăng ông về phía một sườn dốc dẫn tới cái ác: „Tội ác sẽ rình rập ngươi ngay trước cửa nhà“ (St.4,7).  Bất chấp tất cả, Cain vẫn khước từ việc chống lại điều ác và đã quyết định tấn công em của mình – „Ông đã lao vào Abel em của ông và đã giết chết em“ (St.4,8) -, và Cain đã xem thường kế hoạch của Thiên Chúa. Với thái độ ấy, ông đã hủy hoại chính ơn gọi nguyên thủy của ông, tức ơn gọi làm con Thiên Chúa cũng như ơn gọi sống tình huynh đệ.

Trình thuật về Cain và Abel đưa đến một bài học: ơn gọi để sống tình huynh đệ, có thể nói được rằng, đã được khắc ghi vào tận nơi sâu thẳm nhất của nhân loại, nhưng ơn gọi đó cũng có khả năng đầy kịch tính trong việc tự phản bội lại chính nó. Điều đó được xác nhận hằng ngày bởi sự ích kỷ mà nó là nền tảng cho nhiều cuộc chiến tranh cũng như nhiều sự bất công: Rất nhiều người phải chết bởi chính tay của những người anh em hay những người chị em của mình, mà những người anh chị em ấy lại không thể tự nhận ra những con người được dựng nên như là chính bản thân mình - có nghĩa như là sự hỗ tương, hiệp thông và ân sủng.

„Tất cả Anh Em đều là an hem với nhau“ (Mt.23, 8) 

3.Vấn nạn được đặt ra một cách tự nhiên rằng: Phải chăng một lúc nào đó nhân loại sẽ có thể hiện thực hóa một cách hoàn toàn niềm mong ước về một tình huynh đệ mà nó đã được Thiên Chúa Cha khắc ghi vào tận nơi sâu thẳm nhất của bản tính nhân loại? Phải chăng nhờ vào khả năng riêng của mình, nhân loại sẽ có thể thắng vượt được thái độ thờ ơ, sự ích kỷ và lòng thù ghét, cũng như có thể chấp nhận những khác biệt hợp lý mà chúng chỉ ra những đặc nét riêng của những người anh em và chị em của mình?

Chúa Giê-su trao cho chúng ta câu trả lời mà nó có thể được tổng hợp với một sự diễn giải về những lời của Ngài: Vì có một vị Cha duy nhất là Thiên Chúa, nên tất cả chúng ta đều là anh em với nhau (Mt.23, 8-9). Gốc rễ của tình huynh đệ nằm nơi tình Cha của Thiên Chúa. Đó không phải là một tình Cha mang tính chung chung, mơ hồ và không có sử tính, nhưng là Thiên Chúa Tình Yêu, cá vị, rõ ràng và vô cùng cụ thể đối với mỗi người (Mt.6, 25-30). Như vậy, đó là một Tình Cha, mà Tình Cha này sản sinh ra tình huynh đệ bằng một phương cách đầy hiệu nghiệm, vì thế khi Tình Yêu của Thiên Chúa được đón nhận, Tình Yêu ấy sẽ trở thành một sức mạnh phi thường làm biến đổi cuộc sống và thúc đẩy các mối tương quan với người khác, vì Tình Yêu ấy mở nhân loại ra cho tình liên đới và sự tương giao hằng ngày.

Tình huynh đệ nhân loại đã được phục hồi một cách đặc biệt để đi đến một cuộc sống mới từ bên trong và nhờ vào Chúa Giê-su Ky-tô, qua cái chết và sự Phục Sinh của Ngài. Thập giá chính là „nơi“ tận cùng trong nền móng của tình huynh đệ, mà nền móng ấy nhân loại không thể nào sáng chế ra được. Chúa Giê-su Ky-tô, Đấng đã đón nhận bản tính nhân loại để cứu độ nó, đã làm cho chúng ta trở nên giầu có nhờ vào Tình Yêu mà Ngài dành cho Thiên Chúa Cha, một Tình Yêu cho đến chết, và chết trên cây Thập giá (Phl.2, 8), và nhờ vào sự Phục Sinh của Ngài, Ngài  làm cho chúng ta trở nên một nhân loại mới, được gắn kết một cách hoàn toàn với Thánh ý của Thiên Chúa cũng như với kế hoạch của Ngài, mà kế hoạch ấy bao hàm việc hiện thực hóa một cách trọn vẹn ơn gọi sống tình huynh đệ.

Chúa Giê-su đã làm sáng tỏ kế hoạch của Thiên Chúa Cha ngay từ trong căn nguyên của Ngài  khi Ngài thừa nhận uy quyền tuyệt đối của Thiên Chúa Cha trên tất cả mọi sự. Nhưng với sự tận hiến cho đến chết bởi Tình Yêu dành cho Thiên Chúa Cha của Ngài, Chúa Ky-tô đã trở nên một căn nguyên mới và cùng đáy của tất cả chúng ta, mà với căn nguyên đó chúng ta được kêu gọi, để trong Chúa Ky-tô, chúng ta nhìn nhận tất cả mọi người như là anh chị em của nhau, vì chúng ta cùng là con của một người Cha chung là chính Thiên Chúa. Chúa Ky-tô chính là mối dây hiệp thông, là trung gian giao hòa giữa nhân loại với Thiên Chúa, và giữa những anh chị em với nhau. Cũng có trong cái chết của Chúa Giê-su nơi thập giá sự khắc phục về tình trạng ly tán giữa muôn dân, sự phân ly giữa dân của Giao Ước với dân ngoại, tức dân sống mà không có niềm hy vọng, vì nó không bao gồm trong những giao ước được liên kết với lời tiên đoán cho tới thời điểm ấy. Như trong lá thư gửi tín hữu Ê-phê-sô đã viết, Chúa Giê-su Ky-tô chính là Đấng đã giao hòa tất cả nhân loại với nhau trong chính Ngài. Ngài là sự hòa bình, vì Ngài đã liên kết cả hai dân để trở nên một dân duy nhất trong khi phá đổ bức tường ngăn cắt mà nó hiện hữu giữa hai dân tộc, và nói một cách cụ thể, đó là sự hận thù. Ngài đã tác tạo nên trong chính Ngài một dân tộc duy nhất với những con người mới và một nhân loại mới (Eph. 2, 14-16).

Ai chấp nhận sự sống của Chúa Ky-tô và sống trong Ngài, người ấy có thể nhận biết Thiên Chúa như một người Cha và trao hiến hoàn toàn bản thân cho Ngài, bởi Ngài yêu thương người ấy trên tất cả mọi sự.  Người được giao hòa nhìn thấy trong Thiên Chúa như là người Cha chung của tất cả, và vì thế cảm nhận một cách hết sức cô đọng trong việc sống tình huynh đệ, mà tình huynh đệ ấy mở ra cho tất cả. Trong Chúa Ky-tô, người ấy có thể đón nhận những người khác, và có thể yêu thương họ như là những người con trai hay con gái của Thiên Chúa, như những người anh em hay chị em của chính mình, và không nhìn họ như là những người lạ, hoặc là những đối thủ và thậm chí là kẻ thù. Trong gia đình của Thiên Chúa, nơi mà tất cả mọi người con của một người Cha duy nhất, được đặt vào trong Chúa Ky-tô, sẽ trở nên như những người con trong Người Con duy nhất, sẽ không có  những „cuộc đời bị vứt bỏ“. Tất cả đều sẽ hân hoan vui sướng với phẩm giá bất khả xâm phạm của chính mình. Tất cả đều được Thiên Chúa yêu thương, tất cả đều được cứu độ nhờ vào bửu huyết của Chúa Ky-tô, Đấng đã chịu chết trên thập giá cho từng người một, và cũng đã phục sinh. Đó là lý do cho thấy tại sao người ta không thể cứ ở mãi trong sự thờ ơ và lãnh đạm đối với số mệnh của những người anh em và những người chị em.

Tình Huynh đệ - Nền tảng và hướng đi hòa bình.

4.Điều được viết ra trước ở trên có thể được hiểu một cách dễ dàng rằng, tình huynh đệ chính là nền tảng và là con đường dẫn tới hòa bình. Những bức Thông Điệp xã hội do những vị tiền nhiệm của tôi công bố, đã cung cấp một sự giúp đỡ đầy quý báu để hiểu về ý nghĩa của hòa bình. Thật cần thiết để quay lại với những định nghĩa về cụm từ „hòa bình“ trong Thông Điệp Populorum progressio (Sự phát triển các dân tộc) của Đức Phao-lô VI, hay Thông Điệp Sollicitudo rei socialis (Mối quan tâm đến các vấn đề xã hội) của Đức Johannes Paul II. Từ Thông Điệp Populorum progressio , chúng ta rút ra được ý nghĩa rằng, sự phát triển toàn vẹn của các dân tộc chính là danh xưng mới của Hòa Bình, (3*) và từ Thông Điệp Sollicitudo rei socialis , chúng ta rút ra rằng, Hòa bình chính là một công trình của tình liên đới. (4*)

Đức Phao-lô VI quả quyết, không phải chỉ những cá nhân của mỗi người, nhưng là toàn bộ các quốc gia cũng phải gặp gỡ nhau trong tinh thần huynh đệ. Và Ngài giải thích: „Trong sự hiểu biết lẫn nhau ấy cũng như trong tình bạn ấy và trong sự hiệp thông thánh thiện ấy, chúng ta phải cùng làm việc chung với nhau hầu xây dựng tương lai cho toàn thể nhân loại.“ (5*) Bổn phẩn này có liên quan đầu tiên tới những những người được ưu ái nhất. Bổn phận của họ được thả neo trong tình huynh đệ nhân loại lẫn siêu nhiên và xuất hiện dưới ba bình diện: Bổn phận liên đới, tức bổn phận đòi hỏi rằng, các quốc gia giầu có phải giúp đỡ những quốc gia kém phát triển; Bổn phận của sự công bằng xã hội: bổn phận này đòi hỏi một trật tự mới đối với những mối quan hệ đang bị gây nhiễu giữa những dân tộc mạnh và những dân tộc yếu qua những hoàn cảnh và điệu kiện sống cụ thể; Bổn phận yêu thương đồng loại một cách toàn diện: Bổn phận này bao hàm sự hỗ trợ của một thế giới nhân loại đối với tất cả, một thế giới mà trong đó tất cả đều có một cái gì đó để cho đi, cũng như đều có một cái gì đó để đón nhận, nếu không, sự tiến bộ của người này sẽ trở thành một chướng ngại vật cho sự thăng tiến của những người khác. (6*)

Nếu người ta nhìn hòa bình như là công trình của tình liên đới, thì người ta cũng sẽ không thể không nhìn thấy trong cộng đoàn huynh đệ nền tảng căn bản của nó. Hòa bình, theo cách nói của Đức Gio-an Phao-lô II, chính là một sự thiện nguyên vẹn. Hoặc nó là điều thiện của tất cả, hoặc nó là của riêng một ai đó. Hòa bình chỉ thực sự có thể trở thành điều mà người ta phấn đấu để đạt được hay để tận hưởng chẳng hạn như chất lượng của một cuộc sống tốt hơn, hoặc sự phát triển hơn và bền vững về nhân vị, khi „sự quyết tâm mạnh mẽ và không ngừng hầu bảo vệ cho phúc lợi cộng đồng“ (7*) được phục hồi trong tất cả. Điều đó bao hàm việc không để cho mình bị dẫn dắt bởi „sự thèm khát lợi nhuận“ và bởi „sự khát khao quyền lực“. Nó đòi hỏi sự sẵn sàng „quên đi bản thân mình vì người khác thay vì lạm dụng họ, và ´phục vụ` người khác thay vì muốn đàn áp họ để có được một ưu thế (…), để không nhìn ´những cái khác` – có thể là một nhân vị, một dân tộc hay một quốc gia – như là những phương tiện không hơn không kém để rồi khai thác khả năng lao động cũng như sức lực cơ bắp của họ hầu tích cóp cho được những đồng tiền đê tiện, cũng như ngăn cấm sự hồi hương của họ khi họ không còn phục dịch được nữa, nhưng hãy nhìn họ như những con người „ngang hàng“, một sự „giúp đỡ“ đối với chúng ta“. (8*)

Tình liên đới Ky-tô giáo giả thiết rằng, những người thân cận được yêu thương không phải chỉ là „một thụ tạo mang tính nhân loại với những quyền lợi và sự bình đẳng mang tính nền tảng của họ đối với tất cả, mà họ còn là hình ảnh sống động của Thiên Chúa, Đấng là Cha, được cứu độ nhờ vào bửu huyết của Chúa Giê-su Ky-tô, và được đặt dưới tác động liên tục của Chúa Thánh Thần“ (9*), như là một người anh em khác.  Và Đức Gio-an Phao-lô II đã viết tiếp rằng: „Cảm thức về tình phụ tử phổ quát của Thiên Chúa, về tình huynh đệ của tất cả nhân loại trong Chúa Ky-tô, về ´những người con trong một Người Con`, về sự hiện diện cũng như những công trình sáng tạo đầy sinh lực của Chúa Thánh Thần, sẽ làm cho cái nhìn của chúng ta về thế giới như là một tiêu chuẩn mới để giải thích nó“ (10*), cũng như để biến đổi nó. 
Tình Huynh đệ - điều kiện tiên quyết để chiến thắng đói nghèo

5.Trong Thông Điệp Caritas in veritate  (Đức Ái Trong Chân Lý) vị tiền nhiệm của tôi đã nhắc nhớ rằng, sự thiếu vắng tình huynh đệ giữa muôn dân cũng như giữa nhân loại là một nguyên cớ quan trọng đối với sự nghèo đói. (11*) Trong nhiều cộng đồng, chúng ta đang trải qua những kinh nghiệm về một sự nghèo đói thẳm sâu nơi những mối quan hệ, đây là hệ quả của việc khuyết thiếu những mối quan hệ bền vững từ trong gia đình và cộng đồng. Chúng ta quan sát với nỗi lo âu trước sự lớn lên của đủ mọi thể loại khác nhau về nghèo túng, ruồng rẫy và cô đơn, cũng như của đủ mọi hình thức khác nhau về sự lệ thuộc mang tính bệnh lý. Một sự nghèo túng như thế chỉ có thể được thắng vượt nhờ sự tái khám phá và sự đánh giá về những mối quan hệ huynh đệ trong cung lòng của các gia đình cũng như của những cộng đồng, nhờ vào việc chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn, kể cả những khó khăn lẫn những thành công, tức những điều luôn đồng hành với cuộc sống con người.

Thêm vào đó, chúng ta còn có thể, khi một mặt liệt kê ra sự giảm bớt của cái nghèo tuyệt đối, mặt khác lại không tránh khỏi sự thừa nhận về một sự gia tăng một cách đáng lo ngại của cái nghèo đói tương đối, nó có nghĩa là sự bất cân đối giữa những con người và những nhóm, mà những con người hay những nhóm này lại đang cùng sống trong một khu vực xác định hay trong một bối cảnh xác định về lịch sử lẫn văn hóa. Trong ý nghĩa này, cũng cần đến những giải pháp chính trị hữu hiệu, tức những giải pháp có khả năng hỗ trợ cho nguyên lý của tình huynh đệ, trong khi chúng bảo đảm cho những con người mà họ có cùng những phẩm giá cũng như những quyền căn bản ngang nhau, có thể có được „những khoản tài chính“, những dịch vụ, những khả năng về đào tạo và giáo dục, về những dịch vụ y tế cũng như những kiến thức về kỹ thuật công nghệ, để mỗi người đều có được cơ hội trong việc thể hiện kế hoạch về cuộc sống của mình cũng như hiện thực hóa nó, và có thể phát triển bản thân như một nhân vị tròn đầy.

Cũng được chỉ ra sự cần thiết của những phương cách mang tính chính trị, nó phục vụ cho việc làm giảm bớt đi một sự thất thường có tính cường điệu nơi khoản thu nhập. Chúng ta không được quên giáo huấn của Giáo hội về điều được gọi là gánh nặng xã hội, mà theo đó, nếu được phép – như cách nói của Thánh Thomas Aquino – hoặc thậm chí cần thiết rằng, „con người quyết định về tài sản như là quyền sở hữu của mình“ (12*), nhưng trong mối quan hệ với việc sử dụng chúng, con người phải nhìn chúng „không chỉ với tư cách cá nhân riêng tư của mình, nhưng (…) đồng thời cũng phải nhìn chúng như tài sảng chung, trong ý nghĩa chúng không phải là tài sản của riêng mình nhưng cũng còn là của những người khác.“ (13*)

Dù sao cũng vẫn còn một hình thức nữa trong việc hỗ trợ tình huynh đệ cũng như thắng vượt sự nghèo đói – một hình thức mà nó phải là nền móng cho tất cả. Đó là tình trạng thiếu thand thản nội tâm của những người mà họ quyết định sống một lối sống chân phương và căn bản; của người chia sẻ những tài sản riêng của mình cho những người khác, và có thể trải nghiệm sự hiệp thông huynh đệ với những người mà mình chia sẻ với. Đó là điều cơ bản trong việc đi theo Chúa Giê-su Ky-tô cũng như trong việc trở thành một Ky-tô hữu đích thực. Nó không chỉ liên quan tới những người được thánh hiến, tức những người tuyên khấn giữ đức khó nghèo, nhưng cũng còn liên quan tới tất cả những gia đình cũng như những công dân có tinh thần trách nhiệm, tức những người tin tưởng một cách vững chắc rằng, mối quan hệ huynh đệ với những người lân cận là sự thể hiện của những điều thiện hảo quý báu nhất.

Sự tái khám phá tình huynh đệ trong hệ thống kinh tế

6.Những cuộc khủng hoàng tài chính cũng như những cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng ngày nay mà nguyên nhân của chúng nằm trong sự chối bỏ Thiên Chúa cũng như chối bỏ tha nhân đang ngày càng gia tăng, một mặt ở tại những tham vọng muốn đạt được nhiều hơn nữa những tài sản vật chất, mặt khác nó lại nằm ở chỗ nghèo đi của những mối quan hệ giữa những con người với nhau cũng như giữa những cộng đồng với nhau – đã thúc ép rất nhiều trong việc tìm kiếm sự đáp ứng nhu cầu, niềm hạnh phúc và sự bảo đảm trong vấn đề tiêu dùng cũng như trong lợi tức, tức điều bẻ gẫy bất cứ sự lô-gich nào của một hệ thống kinh tế lành mạnh. Ngay từ năm 1979, Đức Gio-an Phao-lô II đã phát hiện ra „một mối nguy hiểm thực sự và có thể nhận thấy được rằng, con người đang để vuột mất khỏi tay mình những sợi chỉ có tính quyết định nơi sự tiến bộ to lớn trong việc làm chủ thế giới vật thể, mà thông qua những sợi chỉ có tính quyết định ấy con người có thể làm chủ thế giới, cũng như đang đặt chúng dưới sự hiện sinh của mình bằng những cách thế khác nhau, đến nỗi có thể biến bản thân mình trở thành khách thể của đủ thứ đủ điều, mặc dù những thủ đoạn có thể nhận biết lại thường không trực tiếp xuyên qua cách tổ chức của cuộc sống cộng đồng, xuyên qua hệ thống các sản phẩm, hay xuyên qua sức ép của các phương tiện truyền thông xã hội.“ (14*)

Hậu quả của những cuộc khủng hoảng kinh tế phải dẫn tới một sự cân nhắc có tính hợp lý về những mô hình kinh tế cũng như một sự thay đổi về lối sống. Cuộc khủng hoảng hôm nay, bất chấp những hậu quả nặng nề của nó đối với cuộc sống con người, cũng vẫn có thể là một cơ hội thuận tiện để lấy lại những đức tính như đức khôn ngoan, sự tiết chế, đức công bằng và lòng can đảm. Những đức tính ấy có thể giúp chúng ta thắng vượt những giây phút khó khăn cũng như tái phát hiện ra những mối dây huynh đệ, tức những điều nối kết chúng ta lại với nhau, trong sự xác tín sâu xa rằng, nhân loại cần nhiều hơn nữa, cũng như có đủ khả năng hơn trong việc tối đa hóa sự chú ý của từng cá nhân. Nhưng tiên vàn, những đức tính nêu trên là điều cần thiết trong việc xây dựng và duy trì một cộng đồng xứng hợp với phẩm giá con người.

Tình huynh đệ dập tắt chiến tranh

7.Trong năm vừa qua, nhiều anh chị em của chúng ta đã có được một kinh nghiệm đầy đớn đau về những cuộc chiến tranh, mà kinh nghiệm ấy chỉ ra cho thấy một vết thương vừa sâu vừa nặng về tình huynh đệ.  

Đang có vô số những cuộc xung đột mà chúng đã được cưu mang bởi sự thờ ơ mang tính cộng đồng. Tôi đoan chắc về sự gần gũi của tôi cũng như của toàn thể Giáo Hội với tất cả những ai đang phải sống trong các quốc gia mà tại đó, có rất nhiều những loại vũ khí đang gieo rắc những nỗi kinh hoàng và sự tàn phá. Bởi nhiệm vụ cuối cùng là phải mang tình yêu của Chúa Ky-tô đến cho những nạn nhân của những cuộc chiến trah bị lãng quên, mà thậm chí cả đến những nạn nhân không thể tự vệ, qua lời cầu nguyện cho hòa bình cũng như qua sự phục vụ những người bị thương, những người đói khát, những người tị nạn, những người bị sơ tán, và tất cả những ai mà họ đang phải sống trong những nỗi sợ hãi. Ngoài ra, Giáo Hội lên tiếng thúc giục tinh thần trách nhiệm trước những tiếng kêu xé lòng của nhân loại đang chịu khổ đau này, và đồng thời ngăn chặn những điều gây thương tích cho con người, cũng như bất cứ những xâm phạm và những hành vi bạo lực nào đối với quyền lợi cơ bản của con người. (15*)

Với lý do đó, tôi muốn gửi đến tất cả những ai đang gieo rắc sự chết chóc bằng những vũ khí và bạo lực, một lời kêu gọi dứt khoát: Hãy tái khám phá ra người anh em của quý vị trong con người mà hôm nay quý vị coi họ chỉ như là một kẻ thù một cách quá hiển nhiên, và hãy dừng lại! Hãy khước từ con đường của những loại vũ khí, và hãy đi đến với người khác trên con đường đối thoại, tha thứ và hòa giải, hầu có thể tái xây dựng một nền công lý, sự tín nhiệm và niềm hy vọng trong môi trường của quý vị! „Trong mối liên hệ này, có một sự rõ ràng rằng, những cuộc xung đột được vũ trang đối với các dân tộc trên thế giới, luôn là một sự rắp tâm phủ nhận trước sự đồng tâm mang tính quốc tế, cũng như tạo nên những mối bất hòa sâu sắc và gây ra những vết thương nặng, mà những vết thương ấy cần phải được chữa lành trong nhiều năm. Chiến tranh là một sự khước từ cụ thể đối với việc bám theo những mục tiêu to lớn mang tính xã hội và kinh tế, tức những mục tiêu mà nhờ đó cộng đồng quốc tế đã ngồi lại với nhau.“ (16*)

Tuy nhiên, chừng nào vẫn còn có một lượng vú khí rất lớn như đang được lưu hành hiện nay thì những lý do mới vẫn luôn có thể được tìm thấy để trù tính các hành động quân sự. Vì thế, tôi tái sử dụng lại lời kêu gọi mà các vị tiền nhiệm của tôi đã đưa ra để kêu gọi đừng phổ biến vũ khí nữa, hãy giải trừ quân bị ở tất cả các bên – và phải được bắt đầu đối với các loại vũ khí nguyên tử và hóa học – cho tới những vũ khí thuộc cá nhân.

Dẫu sao chúng ta cũng vẫn không được phép bỏ qua điều rằng, những hiệp ước quốc tế và những bộ luật của các quốc gia, dù chúng cần thiết và rất đáng được mong đợi,  nhưng chỉ riêng chúng thôi thì không đủ trong việc bảo vệ nhân loại trước mối hiểm nghèo của những cuộc xung đột vũ trang. Cần thiết phải có một cuộc trở về tự tận đáy con tim, một điều mà mỗi người đều có thể thực hiện, để có thể nhận ra người anh em của mình nơi những người khác, để chăm lo săn sóc cũng như cùng làm việc với người anh em đó, hầu có thể kiến tạo cho tất cả một cuộc sống tràn đầy. Đây là tinh thần mà nó đem lại sinh khí cho rất nhiều những sáng kiến thuộc xã hội dân sự, cũng như những tổ chức tôn giáo, về một nền hòa bình. Tôi ước mong rằng, sự nỗ lực hằng ngày của tất cả mọi người sẽ tiếp tục đưa đến những hoa thơm trái tốt, và mong sao cho những hoa trái đó cũng đạt tới được sự vận dụng mang tính hiệu quả theo công pháp quốc tế về quyền có được sự hòa bình như là một quyền căn bản của con người, mà quyền đó lại là một điều kiện tối cần thiết cho sự thực thi của tất cả mọi quyền khác.

Tham nhũng và tội phạm có tổ chức chống lại tình huynh đệ

8.Viễn tượng về một tình huynh đệ lưu tâm đến sự phát triền đầy đủ của mỗi con người. Những nỗ lực lớn lao của mỗi người không được phép gây vỡ mộng hay gây thương tổn, đặc biệt là đối với những người trẻ, người ta không được phép lấy đi niềm hy vọng của họ vào việc có thể hiện thực hóa những nỗ lực ấy. Thế nhưng, những mục tiêu dù rõ ràng cũng vẫn không được phép bị lẫn lộn với những sự lạm dụng quyền bính. Trái lại, người ta nên trổi vượt lên trên những người khác về việc quan tâm và kính trọng nhau (Rom. 12, 10). Cũng trong những cuộc tranh cãi, mà chúng thuộc về một bình diện tất nhiên của cuộc sống, người ta phải luôn luôn ghi nhớ điều này: phải trở nên anh chị em của nhau, và ví thế phải giáo dục người khác cũng như chính bản thân mình hầu có thể nhìn thấy những người thân cận không phải là những kẻ thù hay là những đối thủ cần phải khử trừ.

Tình huynh đệ biểu tỏ cho thấy nền hòa bình xã hội, bởi nó kiến tạo một sự cân bằng giữa tự do và công lý, giữa trách nhiệm cá nhân và tình liên đới, giữa lợi ích của những cá nhân và phúc lợi xã hội. Vì thế, một cộng đồng chính trị phải hành động một cách trong sáng và có trách nhiệm hầu tạo điều kiện cho tất cả những điều đó. Các công dân phải cảm thấy sự tự do của họ đang được tôn trọng bởi sự đại diện của các cơ quan công quyền. Thay vào đó, những mối quan tâm có tính đảng phái thường lách qua giữa những công dân và những cơ quan công quyền, mà những mối quan tâm ấy lại đang làm biến dạng chính nó, cũng như khuyến khích một bối cảnh thường xuyên của sự xung đột.

Một tinh thần huynh đệ đích thực sẽ thắng vượt được sự ích kỷ cá nhân, mà sự ích kỷ ấy đang cản ngăn con người trước khả năng sống trong sự tự do cũng như sống hài hòa với nhau. Sự ích kỷ này đang phát tán một cách rộng rãi không những trong nhiều hình thức khác nhau của sự tham nhũng, tức những hình thức tham nhũng đang bị làm lây lan một cách rất nhanh chóng trên toàn xã hội ngày nay, mà còn cả trong sự xuất hiện của những tổ chức tội phạm – từ những nhóm nhỏ tới những nhóm mà chúng được tổ chức theo cấp độ toàn cầu – do vậy, chính những tổ chức ấy đang phá hủy tính hợp pháp và nền công lý một cách vô cùng, và gây tổn hại cho phẩm giá con người ở tận nơi sâu kín nhất. Những tổ chức này là một sự xúc phạm nghiêm trọng tới Thiên Chúa, chúng hủy hoại đồng loại và gây thương tổn cho công trình sáng tạo, và chúng càng có tính phá hoại hơn khi chúng mang sắc thái tôn giáo.

Tôi nghĩ đến tấn thảm kịch mà chúng đang gây chấn động bởi chất ma túy, với nó, sự lợi nhuận được thực hiện để đi tới chỗ phỉ nhổ vào các quy luật đạo đức cũng như dân sự; tôi nghĩ tới sự tàn phá các tài nguyên thiên nhiên và sự ô nhiễm môi trường hiện tại, nghĩ tới tấn bi kịch của nạn bóc lột sức lao động; tôi nghĩ tới nạn buôn tiền bất hợp pháp cũng như  nạn đầu cơ tài chính, mà nạn đầu cơ này thường bị coi như là những đoàn cướp và phá hoại toàn bộ nền kinh tế - cũng như những hệ thống xã hội, mà những hệ thống này đang quyết định trên hàng triệu người nghèo; tôi nghĩ tới nạn mại dâm mà chúng đang hàng ngày thách thức các nạn nhân vô tội, mà tiên vàn là những người trẻ nhất, bởi chúng lấy đi tương lai của họ; tôi nghĩ đến sự ghê tởm của nạn buôn người, nghĩ đến những tội ác mà chúng xúc phạm tới những trẻ em vị thành niên cũng như những sự lạm dụng tình dục trẻ em vị thành niên, nghĩ tới chế độ nô lệ mà chúng vẫn còn đang rắc gieo những nỗi kinh hoàng trên nhiều vùng miền của thế giới, nghĩ tới điều mà nó thường không thuộc về tấn thảm kịch của những người di cư, nhưng với những người bị sử dụng ở trong những hoạt động phi pháp, trong những cách thức bất xứng. Trong mối liên hệ ấy, Đức Gio-an XXIII đã viết: „Khi một cộng đồng nhân loại được xây dựng chỉ trên bạo lực, thì cộng đồng ấy không còn thuộc về nhân loại nữa; những cá nhân trong đó sẽ không còn có tự do nữa, trong khi họ được khuyến khích để thực hiện ngược lại hầu thể hiện cuộc sống của chính họ, cũng như làm việc cho sự hoàn thiện của họ.“ (17*) Tuy nhiên, con người có thể thay đổi quan điểm, và người ta không bao giờ được phép từ bỏ niềm hy vọng về khả năng thay đổi cuộc sống. Tôi ước mong rằng, điều này là một sứ điệp đáng tin cậy đối với tất cả, cũng như đối với những ai đã mắc phải những loại tội phạm khủng khiếp, vì Thiên Chúa không muốn tội nhân phải chết, nhưng muốn họ hoán cải để được sống (Ez. 18, 23).  
Trong bối cảnh rộng lớn của cuộc sống chung giữa nhân loại với nhau, phải nghĩ đến cách đánh giá về những hành vi tội phạm và sự trừng phạt, cũng như về những điều kiện bất nhân trong nhiều nhà tù, tức những nơi mà tù nhân thường bị đẩy vào một tình trạng vô nhân đạo, trong tình trạng mà nhân phẩm của họ bị xúc phạm, và thậm chí bị  dập tắt ngay từ trong thâm tâm ý muốn bày tỏ sự khắc phục. Trong tất cả những lãnh vực này, Giáo hội đã làm rất nhiều, nhưng chủ yếu là trong âm thầm. Tôi kêu gọi và khuyên khích mọi người hãy tiếp tục hành động hơn nữa trong niềm hy vọng rằng, những hành động này của rất nhiều người nam và người nữ can đảm, vẫn luôn có thể được hỗ trợ một cách tận tâm và chân thật bởi những hoạt động được thực hiện ngày càng nhiều, cũng như từ những chính quyền dân sự.

Tình huynh đệ trợ giúp sự duy trì và chăm sóc đối với thiên nhiên.

9.Gia đình nhân loại đã nhận được một tặng phẩm chung từ Đấng Sáng Tạo: Thiên Nhiên. Quan điểm Ky-tô giáo về công trình sáng tạo bênh vực một sự đánh giá tích cực về khả năng chấp nhận sự can thiệp vào thiên nhiên, hầu đưa đến một sự sử dụng theo sự yêu cầu rằng, người ta hành động một cách có trách nhiệm, có nghĩa là phải tôn trọng tính „quy phạm“ đã được ghi vào bên trong chúng, cũng như phải sử dụng tài nguyên một cách khôn ngoan hầu mang đến lợi ích cho tất cả, và ở đây phải lưu tâm tới vẻ đẹp, tính xác thực của mục tiêu cũng như tính hữu dụng đối với tất cả những sinh vật khác nhau và chức năng của chúng trong hệ sinh thái. Có thể nói một cách ngắn gọn rằng: chúng ta có quyền sử dụng Thiên Nhiên, nhưng chúng ta được kêu gọi để quản lý chúng một cách có trách nhiệm. Nhưng thay vào đó, chúng ta thường để cho mình bị dẫn dắt bởi tính tham lam, bởi sự kiêu căng của kẻ thống trị, của kẻ làm chủ, của kẻ đầy những thủ đoạn  và của kẻ bóc lột; chúng đã ta không bảo vệ thiên nhiên, không kính trọng nó, và cũng không nhìn ngắm nó như là một ân ban nhưng không.  Vì thế, người ta nên quan tâm chăm sóc cho thiên nhiên cũng như nên đặt chúng trong sự phục vụ nhân loại, kể cả những thế hệ tiếp theo.

Đặc biệt đối với lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, đây là lĩnh vực sản xuất liên quan trước tiên tới ơn gọi thiết thực trong việc bảo vệ và chăm sóc cho nguồn tài nguyên thiên nhiên hầu có thể nuôi sống nhân loại. Trong mối liên hệ đến điều đó, sự sỉ nhục của nạn đói thường xuyên trên thế giới khiến tôi phải phải đặt ra câu hỏi cho cho tất cả chúng ta: Chúng ta sử dụng tài nguyên trái đất bằng cách nào? Mọi cộng đồng hôm nay phải suy nghĩ về sự sắp xếp thứ tự của những quyền ưu tiên, mà đối với những sự sắp xếp ấy, các sản phẩm được xác định. Dựa trên thực tế, đây là một trách vụ tất yếu đối với việc sử dụng tài nguyên trái đất, khiến phải đi tới chỗ không còn nạn đói nữa. Những khởi xướng cũng như những giải pháp có thể thì nhiều vô kể và không tự giới hạn trong việc mở rộng sản phẩm. Các sản phẩm hiện nay, như người ta đã biết, là đủ cho mọi người, thế nhưng vẫn đang có hàng triệu người phải đói hoặc chết đói, và đó là mội nỗi sỉ nhục thực sự. Như vật, cần thiết phải thấy được những khả năng rằng, tất cả mọi người đều có thể được hưởng dùng những hoa thơm trái tốt của trái đất này, không phải chỉ để ngăn ngừa việc mở rộng sự khác biệt giữa những con người đang sở hữu nhiều hơn, và những người đang phải tự giới hạn với những mẩu còn lại, nhưng trước tiên và cũng vì nó là một đòi hỏi của sự công lý, của đức công bằng và của sự kính trọng đối với mỗi người. Trong ý nghĩa ấy, tôi muốn nhắc nhở tất cả về sự xác định chung và cần thiết đối với những tài sản, mà sự xác định ấy chính là nguyên tắc cơ bản của học thuyết Giáo hội về xã hội. Để tôn trọng nguyên tắc ấy, điều kiện tiên quyết và cơ bản là phải chấp nhận một con đường chân thật và công tâm để đi đến với  những tài sản cơ bản và có quyền ưu tiên, tức những điều mà mỗi ai cũng đều cần đến, cũng như có quyền lợi đối với chúng.

Kết luận:

10.Tình huynh đệ phải được khám phá, yêu mến, trải nghiệm, công bố cũng như phải được chứng tỏ. Nhưng chỉ Tình Yêu được trao ban từ Thiên Chúa mới có thể giúp chúng ta sống cũng như đón nhận tình huynh đệ một cách hoàn toàn và đầy đủ.

Sự hiện thực cần thiết của chính trị và kinh tế không được phép bị giản lược vào một chủ nghĩa duy kỹ thuật nhưng không có lý tưởng, mà chủ nghĩa duy kỹ thuật ấy đặt ra bên ngoài sự tôn trọng đối với các chiều kích siêu việt của con người. Nếu thiếu việc mở tâm hồn ra cho Thiên Chúa thì mọi sự sẽ làm bần cùng hóa tất cả mọi hoạt động của nhân loại, và mỗi nhân vị sẽ bị hạ giảm để trở thành những khách thể hay đối tượng, tức những điều mà người ta có thể lạm dụng. Chỉ khi kinh tế và chính trị chấp nhận chuyển động trong không gian rộng lớn hơn, tức không gian được bảo đảm bởi việc mở ra đối với Đấng yêu thương mỗi người, sẽ giúp nhân loại đạt tới được sự tái thiết trên nền móng của một tinh thần yêu thương huynh đệ đích thực, cũng như trở nên những công cụ hữu hiệu cho sự phát triển nhân vị một cách hoàn toàn cũng như đối với hòa bình.

Người Ky-tô hữu chúng ta tin rằng mình đã được liên kết lại với nhau với tư cách là những thành viên trong Giáo hội, và tất cả đều cần tới nhau, mỗi người trong chúng ta đều đã đón nhận ân sủng trong mức độ mà Chúa Ky-tô đã ban cho, để sử dụng những ân ban đó cho người khác (Eph.4, 7.25; 1cor. 12, 7). Chúa Ky-tô đã đến trong thế giới để mang ân sủng của Thiên Chúa đến cho chúng ta, điều đó có nghĩa là ban cho chúng ta khả năng để có thể tham dự vào cuộc sống của Ngài. Đòi hỏi phải thiết lập nên một mạng lưới có tính liên đới của tình huynh đệ, tức điều được thể hiện qua sự hỗ tương, sự tha thứ và sự tự hiến một cách hoàn toàn, tương ứng với mọi chiều rộng, cao, sâu của Tình Yêu Thiên Chúa, mà Tình Yêu này được tặng ban cho nhân loại nhờ Đấng bị chết treo trên thập giá nhưng đã phục sinh, và giờ đây đang lôi kéo mọi người đến với mình: „Thầy ban cho anh em một giới răn mới: anh em hãy yêu thương nhau! Như Thầy đã yêu thương anh em thế nào thì anh em cũng hãy yêu thương nhau như vậy“ (Ga. 13, 34-35). Đó là Tin Mừng mà nó đòi hỏi mỗi người chúng ta phải tiếp tục dấn bước, một bài tập liên tục của sự cảm thông, của sự lắng nghe trước nỗi đau khổ cũng như niềm hy vọng của người khác – cũng như của những ai còn đang xa cách chúng ta -, trong khi người ta tiếp tục dấn bước trên những nẻo đường đầy khó khăn được đòi hỏi bởi tình yêu, hầu trao hiến bản thân mình một cách nhưng không cũng như trao hiến một cách vô vị lợi vì sự hạnh phúc tròn đầy của mỗi người anh em và mỗi người chị em.

Chúa Ky-tô đang ôm ghì lấy toàn thể nhân loại và không muốn bị mất một ai. „Thiên Chúa đã sai Con của Ngài đến thế gian không phải để Người Con ấy kết án thế gian, nhưng để cho thế gian được cứu độ nhờ Ngài“ (Ga.3, 17). Ngài thực hiện điều ấy không phải vì sự bắt buộc hay vì miễn cưỡng hầu mở con tim và tâm hồn của mỗi người ra cho Ngài. „Những kẻ làm lớn trong anh em hãy trở nên như những kẻ bé mọn nhất, và những kẻ làm đầu trong anh em hãy trở nên như những đầy tớ“ – Chúa Giê-su Ky-tô đã nói như thế, và „Thầy ở giữa anh em như một người tôi tớ“ (Lc.22, 26-27). Vì thế, những hành động của Chúa Giê-su phải được đánh dấu bởi hành vi phục vụ con người, mà đặc biệt là phục vụ những người xa xôi nhất, những người ít quen biết nhất. Sự phục vụ chính là linh hồn của tình huynh đệ, mà tình huynh đệ ấy lại dựng xây nên hòa bình.

Xin Đức Maria, Mẹ của Chúa Giê-su giúp chúng ta hiểu và sống mỗi ngày tình huynh đệ, mà tình huyh đệ này lại bắt nguồn từ chính Thánh Tâm Con yêu của Mẹ, hầu có thể mang đến nền hòa bình đích thực cho bất cứ một ai đang sống trên quả địa cầu rất đáng yêu này của chúng ta. 

Từ Vatican, ngày mồng 08, tháng 12, năm 2013
ĐTC Phan-xi-cô

Ghi chú:

(1*) Vgl. Thông Điệp Caritas in veritate (29. 06. 2009), 19: AAS 101 (2009), 654-655.
(2*) Vgl. ĐTC Phan-xi-cô, Thông Điệp Lumen fidei (29. 06. 2013), 54: AAS 105 (2013), 591-592.
(3*) Vgl. ĐTC Phao-lô VI, Thông Điệp  Populorum progressio (26. 03. 1967), 87: AAS 59 (1967), 299.
(4*) Vgl. ĐTC Gio-an Phao-lô II, Thông Điệp Sollicitudo rei socialis (30. 12. 1987), 39: AAS 80 (1988), 566-568.
(5*) Thông Điệp Populorum progressio (26. 03. 1967), 43: AAS 59 (1967), 278-279.
(6*) Vgl. ebd., 44: AAS  59 (1967), 279.
(7*) Thông Điệp Sollicitudo rei socialis (30. 12. 1987), 38: AAS 80 (1988), 566.
(8*) Ebd., 38-39: AAS 80 (1988), 566-567
(9*) Ebd., 40: AAS 80 (1988), 569.
(10*) Ebd.
(11*) Vgl. Nr. 19: AAS 101 (2009), 654-655.
(12*) Tổng Luận Thần Học II-II, q. 66, a. 2.
(13*) Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ. Gaudium et spes  về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, 69; Vgl. ĐTC Leo XIII., Enzyklika Rerum novarum (15. 05. 1891), 19: ASS 23 (1890-1891), 651; ĐTC Gio-an Phao-lô II, Thông Điệp Sollicitudo rei socialis (30. 12. 1987), 42: AAS 80 (1988), 573-574; Hội Đồng Tòa Thánh Về Công lý và Hòa Bình, Tóm lược học thuyết của Giáo hội Công Giáo về xã hội, Nr. 178.
(14*) Thông Điệp  Redemptor hominis (4. 03. 1979), 16: AAS 61 (1979), 290.
(15*) Vgl. Hội Đồng Tòa Thánh Về Công lý và Hòa Bình, Tóm lược học thuyết của Giáo hội Công Giáo về xã hội,  Nr. 159.
(16*) ĐTC Phan-xi-cô, Thư gửi tổng thống Pu-tin, 4. 09. 2013L’Osservatore Romano (dt.), 43. Jg. (13. 09. 2013), S. 11.
(17*) Thông Điệp Pacem in terris, 17.

(Chuyển ngữ) BBT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét