Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Đức Thánh Cha chống lại „Mô hình sai lạc về nhân loại“

Đức Thánh Cha chống lại „Mô hình sai lạc về nhân loại“

Đam Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn: radiovaticana.va
Papst Franziskus während der Audienz vor Medienvertretern in Rom
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã bày tỏ mối tái bận tâm của Ngài về „nền văn hóa phí phạm“ mà nó đang ngự trị trong thế giới ngày nay. Nạn nhân của nó chính là „những con người cùng khốn và dễ bị tổn thương, mà cụ thể đó là những thai nhi, những người nghèo, những cụ già, những bệnh nhân và những người tàn tật“. Đức Thánh Cha đã nói những lời đó vào sáng thứ Bảy hôm nay trong một cuộc hội kiến tại Vatican.

„Họ có nguy cơ bị vứt bỏ một cách thực sự và bị khạc nhổ ra từ một nhà máy, tức nơi phải đạt được sự hiệu quả xét về phương diện giá cả. Mô hình sai lạc này về con người và về cộng đồng đang gây ra một chủ nghĩa vô thần thực tiễn trong công việc, mà công việc ấy lại phủ nhận Lời Thiên Chúa trong thực tế, khi nói: ´Hãy cho phép chúng tôi làm người như hình ảnh và biểu tượng của chúng tôi`. Trái lại, nếu chúng ta để cho mình được sử dụng bởi Lời ấy của Thiên Chúa trong việc cầu nguyện, nếu chúng ta cho phép Ngài suy nghĩ, hành động, và gây tác động trên thái độ của chúng ta, thì chắc chắn mọi điều sẽ có thể biến đổi. Sức mạnh của Lời ấy cho thấy những giới hạn của những kẻ muốn tự cho mình quyền làm chủ tất cả, trong khi kẻ ấy lại cố tình bỏ qua những quyền lợi và phẩm giá của những người khác.“

Học thuyết xã hội của Giáo hội với „cái nhìn về nhân loại một cách toàn vẹn của mình“ là một „cái la bàn tốt“ – Đức Thánh Cha chia sẻ. „Công cuộc bảo vệ tự do tôn giáo, bảo vệ sự sống trong tất cả mọi dạng thức của nó, bảo vệ quyền lao động và giá trị của lao động, bảo vệ gia đình cũng như bảo vệ việc giáo dục…“, tất cả đều nằm trong học thuyết xã hội của Giáo Hội.

„Chúng ta cần làm tăng độ nhậy bén cũng như sự huấn luyện đối với các tín hữu giáo dân, mà trước tiên là những người tham gia hoạt động trong lãnh vực chính trị, để họ có thể hành động trong sự hòa hợp với Tin Mừng và học thuyết xã hội của Giáo Hội, cũng như để họ có thể cùng làm việc chung với những người mà thực ra họ không chia sẻ cùng một Đức Tin, nhưng lại là những người có cùng một quan điểm về con người và về cộng đồng. Có không ít những người không phải là Ky-tô hữu cũng như có không ít những người không tin, nhưng họ lại được thuyết phục rằng, nhân vị con người phải luôn là một đích điểm của chính nó, và không bao giờ một phương tiện lại trở thành đích điểm.“
(rv 07.12.2013 sk)
Đam Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn: radiovaticana.va

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét