Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

10 thói quen phổ biến làm tổn hại đến thận của bạn

10 thói quen phổ biến làm tổn hại đến thận của bạn

M. Trần Thị Huyền Trang – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – sưu tầm và chuyển ngữ.
Bệnh thận là một trong những căn bệnh tốn kém nhất trên thế giới và việc điều trị bệnh thận rất đắt đỏ.

Mỗi năm trên toàn thế giới có rất nhiều người tử vong vì bệnh thận, và số lượng người mắc bệnh suy thận cấp tính, việc cần phải thẩm tách hoặc cấy ghép thận ngày càng gia tăng.

Các thống kê chỉ ra rằng, trên thế giới, hằng triệu người đang phải chờ cấy ghép thận, nhưng sẽ chỉ có một vài ngàn người mới được nhận cấy ghép do thiếu những người hiến thận phù hợp.

Các bệnh nhân thường cảm thấy ngạc nhiên khi họ được chẩn đoán bị suy thận. Các chuyên gia đã tìm thấy lời giải thích từ các thói quen sinh hoạt thường ngày của bạn.

Sau đây là 10 thói quen hàng đầu dẫn đến suy thận.

1.Duy trì tình trạng bàng quang của bạn đầy nước tiểu trong thời gian dài (a.2)

Để tình trạng bàng quang đầy nước tiểu trong một thời gian dài là một cách nhanh chóng làm hỏng bàng quang.

Nước tiểu ở trong bàng quang trong một thời gian dài có thể làm cho các vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh chóng.

Khi nước tiểu chảy ngược vào niệu quản và thận, thì vi khuẩn có thể gây ra nhiễm trùng thận, sau đó nhiễm trùng hệ thống tiết niệu, và tiếp đến là viêm thận, thậm chí là tăng U-rê huyết.

Vì thế, cho dù bạn có bận rộn thế nào đi nữa, thì hãy uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên. Một khi bạn tạo thói quen nín tiểu, thì  cuối cùng thì nó sẽ làm hỏng thận của bạn.

2.Uống không đủ nước (a.3):

Các chức năng chính của thận là điều hòa sự cân bằng hồng cầu và bài tiết các chất thải trong nước tiểu.

Nếu chúng ta không uống đủ nước, thì máu sẽ bị cô đặc lại và máu chảy xuống thận sẽ không đủ, vì thế chức năng bài tiết độc tố trong máu sẽ bị suy yếu.

3.   Ăn quá nhiều muối (a.4): 

95% nát-ri chúng ta dùng thông qua thức ăn được chuyển hóa bởi thận.

Lượng muối đưa vào quá mức sẽ làm cho thận làm việc vất vả hơn để bài thải lượng muối thừa và có thể dẫn đến suy giảm chức năng của thận. Lượng nát-ri thừa này sẽ làm cho nước bị chặn lại, gây ra phù nề.

Phù nề thường làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ phát triển bệnh thận.

Lượng muối dùng hàng ngày nên được kiểm soát ở mức trong vòng 6gr/ngày.

4.Không chữa trị các bệnh viêm nhiễm nhanh chóng và đúng cách (a.5):

Các bệnh viêm nhiễm phổ biến, như viêm họng, viêm a-mi-đan, cảm lạnh thông thường v.v. thường gây ra hoặc làm trầm trọng thêm sự hư hại của thận. Chúng gây hại bằng cách gây ra một cuộc tấn công cấp tính của bệnh viêm thận tiểu cầu mãn tính hay viêm thận kinh niên.

Vì thế, bạn sẽ thấy rằng người mắc bệnh thận lần đầu hay tình trạng bệnh của họ trở nên tồi tệ hơn thường xuất hiện ở trong bệnh viện với một lịch sử bị cảm lạnh hay viêm họng. Nếu sau khi bị lạnh, các triệu chứng như máu trong nước tiểu, sưng tấy, đau đầu, buồn nôn, nôn ọe, mệt mỏi, kém ngon miệng xuất hiện, thì bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức, để kiểm tra các chức năng thận của bạn, và bắt đầu điều trị nếu bị tổn thương.

5. Ăn quá nhiều thịt (a.6):  

Ăn quá nhiều thịt và pro-tê-in có thể làm tăng thêm khối lượng trao đổi chất của thận.

Đối với những người bị mắc hiện tượng nước tiểu có pro-tê-in, thì việc ăn quá nhiều thịt có thể là nguyên nhân làm tăng thêm nguy cơ rò rỉ pro-tê-in, làm xấu thêm sự thương tổn bệnh lý của thận.

Lượng pro-tê-in đưa vào cơ thể nên là 0,8gr/kg/trên ngày. Điều này có nghĩa rằng một người có cân nặng 50 kg nên ăn 40gr pro-tê-in một ngày. Lượng thịt mỗi ngày nên giới hạn trong vòng 300g.

6. Không ăn đủ (a.7): 

Điều này nguy hiểm bằng việc ăn quá nhiều, cả hai đều dẫn đến các tổn hại đối với cơ quan tiêu hóa mà ở đó đầy các mô niêm mạc. Các mô niêm mạc có mối quan hệ mật thiết với hệ miễn dịch của bạn.

Đó là tại sao nhiều bệnh nhân suy thận được chẩn đoán có “các hư tổn thận tự miễn”.

7. Lạm dụng thuốc giảm đau (a.8):

Việc sử dụng các thuốc giảm đau trong một thời gian dài có thể làm giảm sự lưu thông của máu và ảnh hưởng lớn đến chức năng của thận. Ngoài ra, các bệnh nhân suy thận do thuốc giảm đau có nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang hơn.

Sử dụng thuốc giảm đau chỉ khi nào hoàn toàn cần thiết, hãy học cách nghỉ ngơi thay vì phải nhờ cậy đến lọ thuốc. Nếu bạn đã dùng thuốc giảm đau trong một thời gian dài, thì bạn cần đi kiểm tra chức năng thận của bạn.

8. Quên uống thuốc (a.9):

Chứng tăng huyết áp và bệnh tiểu đường đã được biết đến trong việc làm gia tăng sự tổn thương của thận. Vì vậy nếu bạn được chẩn đoán mắc một trong những căn bệnh này, thì đừng sống cuộc đời của bạn trong sự khước từ thuốc, HÃY UỐNG THUỐC.

Điều này rút cục sẽ giúp kiểm soát tình trạng của bạn trong khi cũng giúp bảo vệ thận của bạn.

9.Uống rượu (a.10): 

Uống rượu có thể gây ra sự lắng đọng a-xít u-ric ở các ống thận, gây tắc ống tận và tăng nguy cơ suy thận.

10.Không nghỉ ngơi đủ (a.11):

Trong xã hội của chúng ta, chứng tăng huyết áp - một mối đe dọa nghiêm trọng đối với mạng sống – chủ yếu là do căng thẳng (stress). Một dấu hiệu phổ biến về căng thẳng là chứng mất ngủ. Áp huyết có thể tăng lên trung bình 2-5mg/Hg bởi chứng mất ngủ.

Áp huyết tăng thường xuyên có thể gây tổn hại cho các mao mạch của thận làm gia tăng các vấn đề về thận. Vì thế, chúng ta cần có một thái độ tốt về cuộc sống và có được một sự cân bằng tốt giữa công việc và nghỉ ngơi để bảo vệ thận của bạn và sống một cuộc sống khỏe mạnh.

Ở giai đoạn đầu của các bệnh thận, thường không có những triệu chứng đặc biệt, vì thế rất nhiều bệnh nhân không được chẩn đoán cho đến khi có chứng đau buốt xuất hiện hay tình trạng bệnh phát triển sang giai đoạn cuối.

Vì thế bạn hãy cố gắng thỉnh thoảng kiểm tra chức năng của thận để đánh giá tình trạng thận của bạn như thế nào.

Đừng bao giờ phớt lờ sự đau nhức ở chỗ thắt lung, sưng ở chân, các thay đổi về màu sắc hay khối lượng nước tiểu, sự gia tăng đi tiểu vào ban đêm, sự xanh xao, nhợt nhạt, áp huyết cao và các triệu chứng khác như thế.

Một khi bạn thấy có triệu chứng như thế, bạn nên đi gặp bác sỹ ngay lập tức.


M. Trần Thị Huyền Trang – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – sưu tầm và chuyển ngữ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét