Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Các Đức Giáo Hoàng chống lại Mafia: Cuộc chiến chống nạn rửa tiền và nạn buôn người

Các Đức Giáo Hoàng chống lại Mafia: Cuộc chiến chống nạn rửa tiền và nạn buôn người

J. Ngọc Hà – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn: radiovaticana.va
Việc các Đức Giáo Hoàng lên tiếng chống lại các tổ chức tội phạm đã là một truyền thống. Trong vấn đề này, sứ mạng của Tòa Thánh Vatican là chống lại các hiện tượng trong thế giới ngày nay cũng như chống lại những kiểu dáng „hiện đại“ thuộc về những mưu đồ của các tổ chức tội phạm: tham nhũng, rửa tiền, tội phạm kinh tế và nạn buôn người. Chúng ta hãy dành một vài phút để nhìn lại hành động này của những vị Giáo Hoàng gần đây.

Tại cuộc viếng thăm đảo Sixilien vào mùa Xuân năm 1993, Đức Gio-an Phao-lô II đã nói lên những lời lẽ rất rõ ràng để chống lại bọn Mafia người Ý. Trong một buổi cử hành Phụng Vụ tại Agrigent, Ngài đã không sử dụng bản văn được soạn sẵn của mình, nhưng đã nói ra ngoài bản văn ấy. Bản văn này bị đảo lộn một cách rõ rệt, bởi Đức Gio-an Phao-lô II đã nổi trận lôi đình bằng việc giơ cao nắm tay và nói: „Chúa phán: ngươi không được giết người. Không một người nào, không một liên minh nhân loại nào, không mộn bọn Mafia nào có thể thay đổi và đạp chân lên lề luật rất thánh này của Thiên Chúa (…) Nhân danh Chúa Ky-tô, tôi yêu cầu những người mang trách nhiệm: hãy trở lại! Vào một ngày nào đó, các người sẽ phải đền tội nơi tòa phán xét cuối cùng của Thiên Chúa!“

Vào thời điểm diễn ra cuộc viếng thăm của Đức Gio-an Phao-lô II tới đảo Sixilien, cuộc chiến của chính phủ Ý trong việc chống lại bọn tội phạm có tổ chức cũng đang ở trong giai đoạn đỉnh điểm. Vào mùa hè của năm trước đó tại Palermo, hai công tố viên Giovanni Falcone và Paolo Borsellino cũng như một số người khác đã bị giết chết bởi việc ném bom của Mafia. Ngay cả đối với cái chết của một vị lãnh đạo tinh thần, bọn Mafia Ý cũng vẫn không chùn tay. Vì thế, ngay trong chính năm diễn ra cuộc viếng thăm của Đức Gio-an Phao-lô II tới Sixilien, Cha Pino Puglisi đã bị sát hại bởi Mafia Sixilien „Cosa Nostra“.

Cha Puglisi đã rất nỗ lực để chỉ cho giới trẻ thấy về khả năng dẫn tới tội phạm. Các nhà quan sát đã đánh giá về cuộc viếng thăm cũng như phản ứng của Mafia trên những lời trực diện của Đức Gio-an Phao-lô II rằng, sau bài diễn văn của Ngài tại Agrigent đã diễn ra hai vụ đánh bom trước hai nhà thờ thuộc Giáo phận Rô-ma.

„Cha ở đây để khích lệ anh chị em đừng sợ“ – Đức Bê-nê-đíc-tô đã nói như thế trong cuộc viếng thăm của Ngài tới Palermo vào tháng 10 năm 2010. Ngài đã mô tả bọn Mafia như là „con đường sự chết“. „Sự xấu“ đe dọa trong việc „lây lan vào trong những cộng đồng dân sự và tôn giáo với những hành động“, „mà chúng không muốn đến với ánh sáng ban ngày“ – Đức Bê-nê-đíc-tô nói. Ngài cũng đã kêu gọi dân chúng hãy can đảm và hãy đứng vững trong Đức Tin. Đức Bê-nê-đíc-tô biết rất rõ rằng, tình trạng hư hỏng cũng là điều thấy được ở bên trong Giáo hội, như một điều hiển nhiên nhất thông qua các vụ bê bối lạm dụng trong Giáo Hội Công Giáo. Đức Bê-nê-đíc-tô đã khởi xướng một cuộc cải tổ dành cho các cơ quan tài chính của Tòa Thánh Vatican, và qua đó giải thích rõ về sự tham nhũng và rửa tiền, cũng như sự chiến đấu để chống lại chúng theo trình tự.

Ngày nay, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô tiếp tục thực hiện cuộc cải tổ Giáo triều đã được khởi xướng bởi Đức Bê-nê-đíc-tô XVI, trong khuôn khổ của một cuộc cải tổ Giáo triều mang tính sâu rộng. Trong năm thứ nhất triều đại Giáo Hoàng của mình, Đức Thánh Cha người Argentina này đã làm rõ vấn đề rằng, Ngài quan tâm nhiều tới cuộc chiến chống lại nạn buôn người, chống lại một hiện tượng mà hôm nay nó được kể vào ngành kinh doanh đem đến nhiều lợi lộc của những tổ chức tội phạm xuyên quốc gia và được đan kết với những kiểu thức thiên hình vạn trạng của sự phạm pháp: Nạn buôn bán ma-túy, nạn lao động khổ sai, nạn bóc lột tình dục. Nhưng đối với vị giáo Hoàng này, người ta cũng không thể đùa cỡn với nạn tham nhũng trong lãnh vực kinh tế và tài chánh ở cấp hoàn cầu. Trong Thông Điệp Evangelii Gaudium của mình, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã hướng cái nhìn tới những nạn nhân của hệ thống kinh tế và tài chính, mà trong hệ thống này, đã từ lâu rồi, con người không còn đứng trong trung tâm điểm nữa, nó đi tới chỗ không còn đếm xỉa gì nữa tới những thiệt hại và sự chết chóc: Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã giũa „nền kinh tế chết chóc này“ trong các giáo huấn của Ngài. Đức Bê-nê-đíc-tô XVI cũng đã cương quyết đòi hỏi một nền đạo đức hơn nữa trong thế giới tài chánh và kinh tế.

(rv 21.03.2014 pr)


J. Ngọc Hà – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn: radiovaticana.va

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét