Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Nguy cơ té ngã tăng lên bắt đầu ở độ tuổi 40

Nguy cơ té ngã tăng lên bắt đầu ở độ tuổi 40

Junji Takano 
Falling Accidents
Một trong những quan ngại chính về sức khỏe của người già là tình trạng té ngã, mà thường là do sự mất thăng bằng. Thực tế, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người ta bắt đầu có những vấn đề về thăng bằng bắt đầu bước vào tuổi 40.

Khi bạn càng nhiều tuổi thì cơ thể của bạn và khả năng giác quan của bạn càng trở nên yếu đi, và đây là những nhân tố gây mất thăng bằng

Ở Nhật Bản, một năm có hơn 7.000 người tử vong do tai nạn té ngã, lớn hơn số người chết vì tai nạn giao thông.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích chi tiết hơn về nguyên nhân gây té ngã, và tại sao bạn lại mất thăng bằng khi lớn tuổi.

*Hãy kiểm tra tình trạng giữ thăng bằng của bạn bằng cách đứng một chân:
How to Stand on One Leg
Bạn có thể xác định được mức độ giữ thăng bằng của bạn có tốt hay không bằng cách đo thời gian mà bạn có thể đứng bằng một chân.

Bảng liệt kê sau đây thể hiện thời gian giữ thăng bằng trung bình theo nhóm tuổi do một Viện Y Tế Nhật Bản thực hiện.

-Thời gian trung bình khi người ta đứng với 1 chân và mở mắt:

20-39 tuổi: 110 giây; 40-49t: 64 giây; 50-59t: 36 giây;   60-69t: 25 giây.

-Thời gian trung bình khi người ta đứng với 1 chân và nhắm mắt:

20-39 tuổi: 12 giây; 40-49t: 7 giây; 50-59t: 5 giây;     60-69t: dưới 3 giây

Nếu thời gian giữ thăng bằng của bạn dưới mức trung bình, thì bạn có nguy cơ té ngã cao hơn hoặc bị tai nạn do trượt ngã cao hơn.

Theo nghiên cứu trên, thì phụ nữ có khuynh hướng mất thăng bằng cao hơn nam giới, nhưng sự chênh lệch ở đây không cao (1-2%). Từ nghiên cứu này, rõ ràng rằng, việc giảm khả năng giữ thăng bằng đột ngột diễn ra ở độ tuổi trung niên (từ 40 tuổi trở lên).

Xin lưu ý rằng, các số liệu ở trên chỉ là trung bình. Có những người có khả năng giữ thăng bằng lâu hơn và cũng có những người chỉ có thể giữ thăng bằng trong một thời gian ngắn hơn nhiều, bất luận độ tuổi hay giới tính. Lý do cho sự khác biệt này được giải thích rõ hơn dưới đây.

*Lòng bàn chân của bạn có các cảm biến (sen-sơ):
Pressure Sensors or Mechanoreceptors on the soles of the feet
Da trên khắp cơ thể của bạn hoặc các giác quan thụ cảm cơ học, có một lượng sen-sơ áp lực rất nhỏ. Một số vùng có một số sen-sơ áp lực không đáng kể, trong khi những vùng khác có hằng ngàn như lòng bàn chân của bạn.

Sen-sơ áp lực ở lòng bàn chân thông tin lên não của bạn giúp làm cân bằng cơ thể của bạn. Khi bạn già, các sen-sơ này sẽ trở nên yếu dần và lòng bàn chân của bạn mất đi độ nhạy. Nhưng cũng có những yếu tố khác có thể làm cho các sen-sơ áp lực trở nên yếu hơn.

*Tuần hoàn máu kém có thể làm phá vỡ các sen-sơ áp lực:

Trong nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết người ta có nguy cơ té ngã cao gấp hai lần do tuần hoàn máu kém. Điều này có thể được thử bằng cách ngâm chân của bạn vào nước đá khoảng 3 phút. Bởi vì nhiệt độ lạnh, sen-sơ áp lực ở lòng bàn chân sẽ bắt đầu mất độ nhạy.

*Chú ý khi bước chân về phía trước:

Nếu khi bước chân về phía trước, chân của bạn vấp phải vật gì, cơ thể của bạn sẽ mất thăng bằng làm cho bạn trượt ngã.

Vì thế, hãy luôn để mắt vào đường đi của bạn và nhìn vào nơi mà bạn đang đi đến. Hãy nhớ câu ngạn ngữ - “Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh”, “một xu phòng bệnh có giá bằng một đồng chữa bệnh”, “hãy nhìn trước khi nhảy” v.v.

Nhưng đó không phải là vấn đề duy nhất. Ở đây còn có hai vấn đề chính khác cho biết lý do tại sao bạn lại vấp ngã khi đi bộ.

1.Chân của bạn bước về trước và bị chúi mũi xuống:
Flex Your Toes Upward while Walking
Nếu chân của bạn bị chúi mũi xuống khi bước đi, thì bạn có nguy cơ bị ngã hơn. Để tránh điều này, thì mũi chân hay ngón chân của bạn cần phải cong lên như thể hiện trong hình dưới đây.

2.Bạn đi giống như quả lắc:

Mức độ chiều cao nơi bước chân của bạn có thể làm tăng nguy cơ té ngã rất lớn nơi bạn. Để tránh điều này, bàn chân bước về phía trước phải cao hơn mặt đất (tối thiểu 5cm) trong khi đầu gối phải giơ cao như thể hiện trong hình vẽ dưới đây.
Proper Height of Foot When Making a Step
Thực tế, tất cả các giác quan thụ cảm cơ học nằm ở khắp cơ thể của bạn cũng như lòng bàn chân của bạn gửi thông tin cho não bộ bao gồm sự co cơ và các góc khớp.

Khi những thông tin này không được truyền tốt lên não – thường xảy ra khi bạn trở nên già hơn -, thì việc dịch chuyển sẽ trở nên yếu đi hoặc thiếu hiệu quả, làm cho bạn khó khăn trong việc duy trì bàn chân của bạn cao hơn mặt đất.

*Làm thế nào để tránh trượt ngã?

1.Giữ nhà sạch sẽ:

Có rất nhiều thứ trong ngôi nhà của bạn có thể góp phần vào những lý do dẫn đến sự trượt ngã của bạn. Hãy luôn đảm bảo bỏ đi hoặc cất đặt phù hợp các đồ dùng cá nhân cũng nhưng những thứ không cần thiết khác một cách hợp lý, thậm chí đó là một tờ báo, một dụng cụ điều khiển từ xa, quần áo vứt bừa bãi trên sàn hoặc thảm.

2.Duỗi bàn chân và mắt cá chân:
Feet Exercise
Toe Exercise
Bạn có thể nghĩ rằng bàn chân của bạn không cần tập thể dục, hoặc không cần duỗi ra như các bộ phận khác của cơ thể, nhưng thực tế, việc tập thể dụng duỗi ra duỗi vào của bàn chân quả thực giúp cho bàn chân của bạn duy trì thăng bằng.

3.Giữ cho ngôi nhà của bạn ấm áp và đảm bảo đủ ánh sáng:

Các cơ và các sen-sơ áp lực nếu bị lạnh thì sẽ làm việc kém hiệu quả hơn và kém phản ứng lại các tín hiệu. Nhiệt độ giảm cũng sẽ làm cho cơ của bạn yếu đi và thiếu linh hoạt. Điều này có thể dẫn đến các tai nạn.

Hãy luôn cố gắng giữ nhà mình ấm áp, và hãy mặc quần áo, cũng như mang dầy dép hợp lý, đặc biệt trong mùa Đông. Bởi vì hầu hết tình trạng té ngã đều xảy ra ở trong nhà, hãy đảm bảo rằng căn nhà của bạn có đủ ánh sáng.

(Theo pyroenergen.com)

M. Trần Thị Huyền Trang – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – sưu tập và chuyển ngữ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét