Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Tông Thư Theo Hình Thức Một Tông Sắc Fidelis dispensator et prudens

Tông Thư Theo Hình Thức Một Tông Sắc Fidelis dispensator et prudens 

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô
Về sự thiết lập một trung tâm điều phối mới đối với những vấn đề thuộc kinh tế và quản trị của Tòa Thánh và của quốc gia Vatican 
Vị quản gia trung tín và khôn ngoan (Lc.12,42)

Tông Thư Theo Hình Thức Một Tông Sắc
Fidelis dispensator et prudens

Của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô

Về sự thiết lập một trung tâm điều phối mới đối với những vấn đề thuộc kinh tế và quản trị của Tòa Thánh và của quốc gia Vatican

Vị quản gia trung tín và khôn ngoan (Lc.12,42) 

Như người quản gia trung tín và khôn ngoan có nhiệm vụ phải quan tâm chu đáo tới tất cả những gì được trao phó, Giáo hội cũng tự ý thức về những trách vụ của mình trong việc gìn giữ và cai quản những kho tàng riêng với sự cẩn mật và chu đáo, chính xác hơn, dưới ánh sáng phát ra từ nhiệm vụ của mình đối với việc loan báo Tin Mừng cũng như trong mối bận tâm đặc biệt đối với những nhu cầu. Bằng những cách thế đặc biệt, việc quản lý các lãnh vực thuộc kinh tế và tài chánh của Tòa Thánh được liên kết mật thiết với sứ vụ đặc biệt của mình, không chỉ trong sứ vụ mục tử phổ quát của Đức Thánh Cha, mà cũng còn liên quan cả đến những lợi ích xã hội trong cái nhìn trên sự phát triển toàn diện của nhân loại.

Sau khi đã  cân nhắc cẩn trọng trước những kết quả do công việc mà ủy ban điều tra cũng như ủy ban lập kế hoạch báo cáo về sự tổ chức nơi cấu trúc quản lý và kinh tế của Tòa Thánh (vgl. Chirograph ngày 18.07.2013), và sau khi đã trao đổi ý kiến với Ủy Ban Hồng Y về việc cải tổ Tông Sắc Pastor Bonus (Người mục tử nhân lành), và sau khi Ủy Ban Hồng Y đã bàn thảo về những vấn đề thuộc tổ chức và kinh tế của Tòa Thánh, với bức Tông Thư thuộc thể thức của một Motu proprio (Tông Sắc) này, tôi quyết định những điều sau:

HỘI ĐỒNG KINH TẾ

1.Hội đồng kinh tế có nhiệm vụ theo dõi một cách chu đáo và chặt chẽ những hoạt động thuộc lãnh vực kinh tế,  và canh chừng về những cơ cấu và những hoạt động thuộc lãnh vực quản trị và tài chánh của các cơ quan thuộc Giáo Triều Rô-ma, của những hoạt động thường nhật được liên kết với Tòa Thánh và của quốc gia Vatican.

2.Hội đồng kinh tế gồm có 15 thành viên – 8 thành viên sẽ được tuyển chọn từ trong hàng ngũ các Đức Hồng Y và Giám Mục, hầu phản ánh tính phổ quát của Giáo Hội, - và bảy thành viên sẽ là những người Giáo dân, tức các chuyên gia đến từ những quốc gia khác nhau, mà họ có khả năng chuyên môn về vấn đề tài chánh cũng như đã được công nhận về sự chuyên môn.

3.Hội đồng kinh tế được điều hành bởi một vị Hồng Y với tư cách là điều phối viên.

BAN THƯ KÝ KINH TẾ

4.Ban Thư Ký Kinh Tế là một cơ quan thuộc Giáo Triều Rô-ma chiếu theo Tông Sắc Pastor Bonus.

5.Dưới sự lưu tâm của điều được giao trách nhiệm từ Hội Đồng Kinh Tế, Ban Thư Ký Kinh Tế chịu trách nhiệm trực tiếp với Đức Thánh Cha và thực hiện việc giám sát về tài chánh cũng như thanh tra những hoạt động đã được nói tới ở mục 1§. Ban này cũng có nhiệm vụ soạn thảo chính sách cũng như cách thức hoạt động đối với những việc mua sắm và sự phân phối thích hợp của những nguồn tài chính thuộc nhân sự, mà trong đó một số những quyền hạn của những hoạt động thường kỳ hiện tại được tôn trọng. Thẩm quyền của Ban Thư Ký về vấn đề này trải rộng trên tất cả những gì có liên quan đến bất cứ phương cách nào trong lãnh đã được đề cập tới ở trên.

6.Ban Thư Ký Kinh Tế được điều hành bởi một vị chủ tịch có chức Hồng Y, Ngài sẽ cùng làm việc với vị Quốc Vụ Khanh. Một vị Tổng Giám Mục với tư cách là tổng thư ký sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ Đức Hồng Y chủ tịch.

TỔNG THANH TRA

7.Vị Tổng Thanh Tra sẽ được bổ nhiệm bởi Đức Thánh Cha và có nhiệm vụ thi hành việc kiểm tra sổ sách kế toán (bằng việc lắng nghe các báo cáo) của những hoạt động đã được nêu ở khoản 1§.

QUY CHẾ

8.Vị Hồng Y chủ tịch có trách nhiệm đối với việc soạn thảo các quy chế cuối cùng của Ủy Ban Kinh Tế, của Ban Thư Ký Kinh Tế và của cơ quan thuộc vị Tổng Thanh Tra. Những Quy chế này, trong mức độ sớm nhất có thể, sẽ được đệ trình để Đức Thánh Cha phê duyệt.

Tôi quyết định rằng, tất cả những gì đã được ấn định, sẽ có hiệu lực ngay lập tức, một cách đầy đủ và bền vững, kèm theo sự bãi bỏ tất cả những quy định trái ngược với những quy định của Tông Sắc này, và tôi quyết định rằng, Tông Thư dưới hình thức của một Tông Sắc Motu proprio đang có sẵn đây sẽ được công bố trên Nhật Báo „L´Osservatore Romano“ vào ngày 24 và 25 tháng 2 năm 2014, và sau đó được công bố trên Công Báo của Tòa Thánh „Acta Apostolicae Sedis“.

Được ban hành tại Rô-ma, nơi đền Thờ Thánh Phê-rô, ngày 24 tháng 2 năm 2014, năm thứ nhất triều đại Giáo Hoàng của tôi.

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô

Bản dịch do BBT thực hiện.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét