Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Đức Thánh Cha tại Jordanie: Khích lệ sự đóng góp cho hòa bình tại Trung Đông

Papst Franziskus und der Jordanische König Abdullah II
Một bó hoa diên vĩ từ tay của hai em bé – lời chào nồng nhiệt dành cho Đức Thánh Cha sau khi Ngài hạ cánh tại sân bay Amman vào lúc giữa trưa. Đó là quốc hoa của vương quốc Hashemite, mà vào thứ Bảy hôm nay sẽ chứng kiến chuyến viếng thăm lần thứ tư của một vị Giáo hoàng. Nguyên thủ của vương quốc Jordanie, vua Abdullah II, đã cử hoàng tử Ghazi bin Muhammed, „bộ trưởng bộ tôn giáo“ của Jordanie đến đón Đức Thánh Cha Phan-xi-cô. Vị Thượng phụ giáo chủ theo nghi lễ La-tinh của Giê-ru-sa-lem, Fouad Twal, và người phụ trách Thánh Địa, linh mục Pier Battista Pizzaballa của dòng Capuzine cũng hiện diện. Bên cạnh đó còn có những vị chức sắc cao cấp của các tôn giáo khác.

Sau cuộc nói chuyện ngắn với hoàng tử và sau một cuộc giải khát nhỏ, Đức Thánh Cha đã đi tiếp tới cung điện hoàng gia ở Amman. Những lá cờ của Jordanie và của Tòa Thánh Vatican đã được giương lên dọc theo xa lộ. Tại cung điện hoàng gia, Đức Thánh Cha đã được chính thức chào đón một cách nồng nhiệt bởi nhà vua và hoàng hậu Jordanie. Nhà vua và hoàng hậu Jordanie cũng đã từng đón tiếp Đức Gio-an Phao-lô II và Đức Bê-nê-đíc-tô XVI trong chuyến viếng thăm của các Ngài tới Đất Thánh. Vua Abdullah cũng đã gặp Đức Thánh Cha Phan-xi-cô hai lần rồi.

Jordanie – một „hòn đảo hòa bình“ có vẻ như rất nhỏ nhoi giữa những làn sóng lớn mà chúng giáng xuống miền Trung Cận Đông rất nhiều những cuộc xung đột với đủ kiểu đủ dạng. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã phát biểu như thế trong bài diễn văn đầu tiên của Ngài về đất nước Jordanie cũng như về vai trò bình ổn của quốc gia này khi tận mắt chứng kiến những vấn đề cốt lõi trong vùng.

Khoảng 300 vị đại diện nhà nước, trong đó có vua Abdullah II cũng như những vị đại diện cho hoàng gia Hashemite, ngoại giao đoàn và các vị lãnh đạo tôn giáo, đã quy tụ trong đại sảnh lễ tân tráng lệ của hoàng cung. Đức Thánh Cha cám ơn tất cả những người hiện diện về những nỗ lực của họ đối với nền hòa bình cũng như đối với sự ổn định trong khu vực.

„Trong khi tôi nhận thấy sự tồn tại của những căng thẳng nghiêm trọng tại vùng Trung Cận Động một cách hoàn toàn đau đớn, tôi xin cám ơn về trọng trách của quốc gia Jordanie đối với những gì mà quý vị đã và đang thực hiện, và tôi xin khuyến khích quý vị hãy tham gia hơn nữa vào việc tìm kiếm một nền hòa bình đang được khát khao và bền vững đối với toàn khu vực; để đạt được mục đích này, một giải pháp hòa bình cho những cuộc khủng hoảng tại Syria cũng như một giải pháp công bằng đối với cuộc xung đột giữa Israel và Palestine thì hết sức cần thiết và khẩn trương.“

Jordanie đã chào đón „một con số lớn những người tị nạn từ Palestina, từ Irak và từ những vùng khủng hoảng khác“ với „một sự tiếp nhận đầy độ lượng“ – Đức Thánh Cha nhấn mạnh. Hiện nay, sống trong một quốc gia có tầm quan trọng với hơn 6 triệu dân, còn có thêm ba triệu người tị nạn nữa, trong đó có 1,3 triệu người tị nạn đến từ Syria – điều này chất thêm một gánh nặng cho nền kinh tế đang đứng trước cơn khủng hoảng của vương quốc này. Đức Thánh Cha nói:

„Sự đón nhận này đáng được đánh giá cao và đáng được hỗ trợ bởi cộng đồng quốc tế. Giáo hội Công giáo, trong sự giới hạn về những khả năng của mình, muốn tham già vào việc hỗ trợ những người tị nạn và những người đau khổ, mà tiên vàn là thông qua hội Caritas Jordanie.“

Sự ổn định chính trị và sự cùng sống chung trong hòa bình của các dân tộc và các tôn giáo đã có từ trong truyền thống của Jordanie. Trong bài diễn văn của mình, Đức Thánh Cha đã đánh giá cao quốc gia được ghi dấu ấn bởi Hồi giáo này như là „quốc gia chứa đựng lịch sử của tầm quan trọng lớn lao về khía cạnh tôn giáo đối với Do-thái giáo, Ky-tô giáo và Hồi Giáo“. Đức Thánh Cha đã gợi nhớ đến chuyến viếng thăm gần đây nhất của vua Abdullah II đến Vatican, và chuyến công du của những vị tiền nhiệm của Ngài  tới quốc gia này. Jordanie nhìn Đức Thánh Cha Phan-xi-cô như một mẫu gương của một người Hồi giáo ôn hòa và sẵn sàng đối thoại:

„Tôi sử dụng cơ hội này để tái tuyên bố về sự trân quý và niềm trọng kính sâu xa của tôi đối với cộng đồng Hồi giáo, và chứng tỏ sự quý trọng của tôi đối với vai trò lãnh đạo mà đức vua đã đón nhận trong sự đòi hỏi của một sự hiểu biết toàn diện về những đức tính được công bố bởi Hồi giáo, và của một cuộc sống chung hoàn toàn hòa bình giữa những môn sinh của các tôn giáo khác nhau.“

Tại đây, Đức Thánh Cha đã cám ơn người Jordanie về sự đóng góp của họ trong cuộc đối thoại liên tôn giữa Do-thái giáo, Ky-tô giáo và Hồi giáo. Đức Thánh Cha đã nêu ra „Sứ Điệp Liên Tôn của Amman“ được khởi xướng bởi vua Abdullah như là một ví dụ tích cực, mà với sứ điệp này thế giới Hồi giáo muốn tuyên thệ về sự khoan dung, về sự hiệp nhất và về việc chống lại chủ nghĩa cực đoan, cũng như „Tuần Lễ về sự hòa hợp tôn giáo“ diễn ra hàng năm tại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Đức Thánh Cha đã gửi „lời chào nống thắm“ tới các Ky-tô hữu tại Jordanie. Cộng đồng người thiểu số hôm nay chỉ chiếm ba phần trăm trong toàn bộ dân số, đang thực hiện „sự đóng góp của mình cho lợi ích chung“ của cộng đồng người Jordanie, mà trong đó họ „sống một cách sung mãn và hoàn toàn hội nhập“ – Đức Thánh Cha nói.

„Mặc dù hôm nay họ chỉ chiếm một số lượng trong sự thiểu số, nhưng họ có khả năng thực hiện một công việc với nghiệp vụ chuyên môn cao và được đánh giá cao trên lãnh vực của các ngành giáo dục và y tế, thông qua các trường học và các bệnh viện, và có thể tuyên xưng niềm tin của mình trong sự bình an, dưới sự tôn trọng sự tự do tôn giáo.“

Tự do tôn giáo là một „quyền mang tính nền tảng của con người“ – Đức Thánh Cha nhấn mạnh bằng việc trưng dẫn Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục với tựa đề „Ecclesia in Medio Oriente“ của Đức Bê-nê-đíc-tô XVI, tức vị tiền nhiệm của Ngài. Và ngài nhắc nhở rằng: Các Ky-tô hữu là „những công dân hoàn toàn có quyền và muốn tham gia vào việc xây dựng cộng đồng cùng với các công dân Hồi giáo, bằng cách họ thực hiện sự đóng góp riêng và đặc biệt của họ“. Đức Thánh Cha hy vọng rằng, chuyến viếng thăm của Ngài có thể góp phần tăng cường và thúc đẩy các mối quan hệ nồng ấm giữa các Ky-tô hữu và những người Hồi giáo“. Đức Thánh Cha nói để khép lại bài diễn văn:

„Tôi xin cám ơn quý vị về cuộc đón tiếp đầy tình bạn của quý vị dành cho tôi. Xin Thiên Chúa là Đấng quyền năng và nhân hậu ban phúc lành cho đức vua của quý vị, cũng như ban cho ngài một cuộc sống trường thọ; và xin Thiên Chúa ban tràn đầy phúc lành xuống cho quốc gia Jordanie. Amen!“

Như một món quà, Đức Thánh Cha đã trao cho vua Abdullah II một quả địa cầu bằng thiếc hình bán nguyệt, mà nó muốn ám chỉ tới cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Phao-lô VI và Đức Thượng phụ đại kết Athenagoras của Konstantinopoli cách nay đúng năm chục năm.

Cuộc đón tiếp với tất cả sự kính trọng

Đức Thánh Cha đã đáp xuống phi trường Amman vào khoảng 13 giờ theo giờ địa phương. Tại đó, hoàng tử Ghazi bin Muhammed với tư cách là người đại diện của vua Abdullah II, cùng với vị Giám quản Tông Tòa Giorgio Lingua, Đức thượng phụ giáo chủ theo nghi lễ La-tinh của Giê-ru-sa-lem Fouad Twal, vị giám quản của Thánh Địa, Cha Pier Battista Pizzaballa, và những nhân vật cấp cao của các tôn giáo khác đã ra đón Đức Thánh Cha. Giống như tại những buổi tiếp đón những vị khách quan trọng theo thường lệ tại Jordanie, sau khi đáp xuống phi trường, Đức Thánh Cha đã được tháp tùng bởi một đoàn hộ tống gồm 8 chiếc xe Land-Rover màu đỏ để đi đến hoàng cung. Các xe bọc thép được bảo vệ bởi những cảnh sát ngồi trên những chiếc xe mô-tô. Các vị tiền nhiệm của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô, đó là Đức Gio-an Phao-lô II và Đức Bê-nê-đíc-tô XVI, trong các chuyến viếng thăm của các ngài tới vương quốc Jordanie, cũng đã được chào đón bằng cách này.

(rv/kna 24.05.2014 pr)


Minh Tâm – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét