Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Đại Sứ Jaime Bourbon-Parma: „Khi Đức Thánh Cha nói, người ta sẽ lắng nghe“

Đại Sứ Jaime Bourbon-Parma: „Khi Đức Thánh Cha nói, người ta sẽ lắng nghe“
Hòa bình là đề tài trung tâm của Đức Thánh Cha. Người ta đã có thể tái nghe lại một cách rõ ràng về đề tài đó trong bài diễn văn của Ngài nhân dịp đầu năm mới trước ngoại giao đoàn. Jaime Bourbon-Parma, đại sứ của Hòa Lan tại Tòa Thánh, đã nói như thế trong một cuộc phỏng vấn dành cho Đài Phát Thanh của Tòa Thánh Vatican. Ở đây và trên hết, Đức Thánh Cha đã làm cho các cuộc khủng hoảng tái được nhìn thấy một cách rõ ràng, trong khi chúng có nguy cơ bị quên lãng – đại sứ Jaime cho biết.

Trong mối liên hệ đến những kinh nghiệm ngoại giao riêng của mình, đại sứ Jaime nhìn thấy vai trò quan trọng của Đức Thánh Cha, mà trước hết là đối với nền ngoại giao quốc tế, vì Ngài nói chuyện với rất nhiều người. Các nhà ngoại giao có thói quen nói với các chính phủ, nhưng trong ý nghĩa này, Tòa Thánh Vatican không phải là một quốc gia thông thường, „vì tòa Thánh là một chính phủ mà ở đó không có những sản phẩm kinh tế, nhưng là sản phẩm của các giá trị. Khi các nhà ngoại giao nói chuyện với nhau, bao giờ cũng đi tới chuyện, người ta phải làm gì, nhưng không bao giờ đi tới chuyện, tại sao người ta phải làm một cái gì đó. Và đó là các giá trị. Vì thế, Đức Thánh Cha không ngừng có một cái gì đó mới mẻ để nói“ – đại sứ Jaime khẳng định.

Cá nhân Ngài cũng như chức vụ của Ngài với tư cách là Giáo Hoàng có tác động hỗ tương – đại sứ Jaime nói – và chúng đưa Ngài vào trong một vị trí mà trên thế giới không có nhiều: „Khi Obama nói thì người ta lắng nghe. Khi Đức Thánh Cha nói, người ta cũng lắng nghe. Và mỗi lần, khi người ta chăm chú tới một đề tài, người ta lại nghĩ về điều đó. Đức Thánh Cha đã nói rất rõ ràng rằng, người ta không được phép bi quan và yếm thế. Có rất nhiều vấn để trên thế giới, sự bi quan và yếm thế sẽ không mang đến giải pháp.“ Theo ý nghĩa đó, nhiệm vụ của nhà ngoại giao là tìm kiếm những giải pháp, ngay cả khi hầu như không còn có một hy vọng nào. Vì thế, Tòa Thánh Vatican cũng là một trong những nơi trên thế giới tập trung rất nhiều các đại sứ.

Trong số những vấn đề được nói tới cũng có một số vấn đề liên quan tới đất nước của ông, tức Hòa Lan. Đó là đề tài về sự di dân, một đề tài tế nhị đối với mỗi người. Trong lãnh vực này, Đức Thánh Cha luôn tái quan tâm tới một cái gì đó quan trọng: „Thật là việc quan trọng khi không ngừng lập đi lập lại rằng, đó là những con người. Chúng ta phải luôn luôn nhìn con người và thử coi xem, liệu chúng ta có thể giúp đỡ nhau được không, không phải chỉ tại Hòa Lan, nhưng cũng còn tại những quốc gia khác, nơi có nhiều người di cư đến lập nghiệp, chẳng hạn như thông qua sự giúp đỡ phát triển. Nó đưa đến chỗ bảo đảm rằng, họ có thể ở lại nhà, và nếu điều đó không diễn ra thì rồi sẽ có cho họ một ngôi nhà ở bất cứ nơi đâu trên thế giới“.

(rv 12.01.2015 ord)

An-tôn Trần – CTV trang thông tin Giáo xứ Thánh Mẫu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét