Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Việt Nam: „Gần như một cơn sóng thần!“

Việt Nam: „Gần như một cơn sóng thần!“
Đức Hồng Y Fernando Filoni đã trải qua 6 ngày tại Việt Nam và đã được đón tiếp tại đó như một vị Giáo Hoàng. Một ngày sau khi trở về lại với cơ quan của mình tại Rô-ma, vị Tổng Trưởng của Thánh Bộ Truyền Giáo vẫn còn mang đầy những ấn tượng.

Giáo hội địa phương đã đón tiếp tôi không chỉ rất tốt, mà Giáo hội ấy còn vượt quá tất cả mọi niềm trông chờ của tôi. Giáo hội Việt Nam thực sự giầu ơn gọi, cả nam lẫn nữ, tôi có ấn tượng rằng, các Linh Mục đang làm việc rất tốt, và có thể nói được rằng, họ rất năng động. Nhưng tôi nên nói điều gì trước hết về các tín hữu? Họ đã đón tiếp tôi thế nào, gần giống như một cơn sóng thần. Họ có một sự tự ý thức phải nói là mang tính Ki-tô giáo, và họ cảm thấy rất gần gũi với các Linh Mục và Giám Mục của họ – nhưng trước hết là Đức Thánh Cha, họ đã nói với tôi một cách rất quả quyết về chuyện đó. Đó là một Giáo hội cực kỳ năng động, cực kỳ hăng say, Giáo hội ấy cũng biết đi vào trong những đòi hỏi mang tính xã hội và nhân văn của đất nước. Tôi phải thú nhận rằng: Đối với tôi, Việt nam là một sự khám phá, bất chấp tất cả những gì tôi đã nghe và đã đọc trước đó!

Đức Hồng y Filoni, người đã sống tại châu Á nhiều năm với tư cách là nhà ngoại giao của Tòa Thành Vatican cũng đã có được những ấn tượng rất tích cực về những cuộc gặp gỡ của Ngài với vị thủ tướng chính phủ và với các vị đại diện khác của chính quyền.

Tôi phải nói rằng: Tất cả báo chí – cả báo tiếng Việt lẫn báo tiếng Anh – đều đã tường thuật từng phần một nơi trang đầu và với hình ảnh về sự lưu lại của tôi (tại Việt Nam). Tôi cảm thấy một sự kính trọng lớn đối với sự đồng tâm nhất trí giữa Giáo hội Công giáo, Tòa Thánh và các cơ quan địa phương. Tôi đã không chỉ có thể gặp gỡ vị thủ tướng chính phủ hay vị bí thư thành ủy Hà nội; thậm chí váo lúc tôi chuẩn bị cất cánh để rời Việt nam, vị thứ trưởng phụ trách các vấn đề liên quan tới tôn giáo, đã ra tận sân bay để chia tay tôi. Trên tất cả mọi bình diện, tôi đã phát hiện ra nhiều mối quan tâm; vị đại diện không thường trực của Đức Thánh Cha, Đức Tổng Giám Mục Girelli, và Đức Cha chủ tịch Hội Đồng Giám Mục đã tháp tùng tôi trong những cuộc gặp gỡ của tôi, và như tôi đã nghe, truyền hình cũng đã nói về những cuộc gặp gỡ ấy.“

Những tường thuật trên của Đức Hồng Y Filoni nghe có vẻ như rất phấn khích – tuy nhiên, ánh nắng mặt trời giữa Tòa Thánh Vatican và Việt nam sẽ còn lâu nữa mới trở nên tinh ròng đối với tất cả. Trong nhiều thập kỷ, các mối quan hệ ngoại giao đã bị gián đoạn (mà ngày nay điều đó cũng vẫn còn giữa Tòa Thánh Vatican và Trung Quốc), chưa có một vị Khâm Sứ thường trực trong nước, và những người Công Giáo trong quốc gia này đã phải chịu rất nhiều đau khổ dưới nhiều những hạn chế.

Các Chủng Viện, đây chỉ như là một ví dụ, mỗi năm chỉ được phép thâu nhận các ứng sinh Linh Mục với một con số nhất định, và cơ quan phụ trách các vấn đề tôn giáo, theo sự chỉ định của đảng cộng sản, luôn cố thực hiện một sự kiểm soát chặt chẽ đối với tất cả mọi hoạt động của người Công giáo. Ngay cả những cuộc xung đột cũng vẫn luôn nổ ra, chẳng hạn như về tài sản trước đây của Giáo hội đã bị đặt kế hoạch sai bởi các chính quyền địa phương đối với các đề án xây dựng, thay vì được trả về lại cho Giáo hội. Nhưng Đức Hồng y Filoni đánh giá:

Các hạn chế đã không có việc chi để làm với Đức Tin, mục đích của chúng không còn là cái hạn chế Đức Tin nữa. Đôi khi nó là - như những đối tác của tôi đã nói với tôi – những trường hợp cá biệt, mà để giải quyết chúng, người ta nên cố gắng với bất cứ cách nào để bước vào đối thoại. Theo cái nhìn của tôi, viễn tượng trước tiên chính là công việc truyền giáo: Xã hội Việt Nam hiện tại đang ở trong một sự thay đổi dữ dội về kinh tế và xã hội, nhưng vẫn còn cảm thấy được liên kết một cách mãnh liệt với những giá trị truyền thống của nó, mà những giá trị ấy đến từ thế giới Phật giáo cũng như từ thế giới Nho giáo. Ở đây, công cuộc loan báo Tin Mừng phải tìm thấy được những hình thức mới để thực sự bước vào trong khu vực bản địa, và nhờ thế sẽ được hiểu và được đón nhận. Nơi những dân tộc thiểu số, chúng ta có thể hài lòng trong mối liên hệ với công cuộc truyền giáo: Khi tôi đến thăm một Giáo xứ thuộc Giáo phận Hưng Hóa, 200 người lớn tại đó đã được lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy, và hầu hết mọi người trong số họ đều xuất thân từ một dân tộc thiểu số. Sau đó tôi cũng đã thấy tại Giáo phận Đà Nẵng một cái gì đó giống hệt như thế, nơi mừng sinh nhật lần thứ 50 của Giáo phận và có trên năm chục người trưởng thành gốc dân tộc thiểu số đã được lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy. Như vậy, người ta đang được cho phép thực hiện những công việc tốt lành trong thế giới các dân tộc thiểu số. Tôi cũng đã thấy nhiều Nữ Tu xuất thây từ các dân tộc thiểu số; đó là một điều mới mẻ mà từ trước tơi nay vẫn còn chưa rõ ràng đối với tôi. Tất nhiên những con người ấy sẽ có thể thực hiện rất nhiều việc cho công quộc truyền giáo giữa những „bộ lạc“ riêng của họ. Chúng ta vẫn chưa có những Linh Mục xuất thân từ những nhóm dân tộc thiểu số ấy, nhưng có nhiều hoạt động theo chiều hướng là, vào một ngày nào đó, các Linh Mục „bộ lạc“ cũng có thể làm việc trong môi trường riêng của họ.

Châu Á chính là một ưu tiên mới đối với Tòa Thánh Vatican. Những chuyến công du của Đức Thánh Cha tới Nam Hàn, tới Sri Lanka và tới Philippine trong những tháng vừa qua đã chứng tỏ điều đó.

Việc loan báo Tin Mừng cho châu Á nằm trong con tim của Đức Thánh Cha; Ngài nói về một thiên niên kỷ loan báo Tin Mừng cho châu Á giống như Đức Gio-an Phao-lô II cũng đã từng nói như thế. Chúng ta hy vọng rằng, điều này sẽ đi tới hiện thực như rất nhiều Ki-tô hữu tại Việt nam đã nói với tôi: ´Xin Đức Hồng Y hãy nói với Đức Thánh Cha rằng, Ngài cũng nên đến với chúng con ít là một lần. Ngài không nên chỉ bay ngang qua bầu trời Việt Nam, nhưng Ngài cũng nên bước xuống đây với chúng con`. Đó là một cái gì đó rất tuyệt vời; hình như họ cảm thấy rằng, Đức Thánh Cha sẽ nhận thức được về công cuộc truyền giáo, mà theo niềm tin tưởng của tôi, công cuộc truyền giáo còn thấy được nhiều không gian của nó trong châu lục này.“

(rv 27.01.2015 sk)

J. Ngọc Hà – CTV trang thông tin Giáo xứ Thánh Mẫu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét