Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi (Trả lời thắc mắc của độc giả - mục 3)

Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi (Trả lời thắc mắc của độc giả - mục 3)

3.Chúa Cha và Chúa Con được mạc khải thông qua Chúa Thánh Thần
Trước cuộc vượt qua của mình, Chúa Giê-su đã báo trước về việc Ngài sẽ cử „Chúa Thánh Thần“ (Đấng Bảo Trợ) đến. Đấng Được Sai Đến này đã hoạt động ngay từ buổi tạo dựng (Vgl. Gen 1,2) và đã „nói thông qua các vị Ngôn Sứ“ (Glaubensbekenntnis von Nizäa–Konstantinopel). Từ nay trở đi, Chúa Thánh Thần sẽ ở với các môn đệ cũng như ở trong các Ngài (Vgl. Joh 14,17), sẽ dậy dỗ các Ngài (Vgl. Joh 14,26) cũng như sẽ dẫn đưa các Ngài „tới Chân lý vẹn toàn“ (Joh 16,13). Như vậy, Chúa Thánh Thần đã được tiếp tục mạc khải như là một Ngôi vị Thiên Chúa với Chúa Giê-su và Chúa Cha.

Căn nguyên đời đời của Chúa Thánh Thần biểu tỏ một cách rõ ràng trong sứ mạng theo thời gian của Ngài. Chúa Thánh Thần được gửi đến với các môn đệ cũng như đến với Giáo Hội từ Chúa Cha, nhân danh Chúa Con cũng như từ chính Chúa Con, sau khi  Chúa Con đã trở về cùng Chúa Cha (Vgl. Joh 14,26; 15,26; 16,14). Sự sai phái Ngôi Thánh Thần sau việc đạt tới vinh quang của  Chúa Giê-su mạc khải cho thấy mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi trong sự tròn đầy và viên mãn của chính Ngài.

Đức Tin vào Chúa Thánh Thần thuộc về Tông truyền đã được công bố vào năm 381 bởi Công Đồng Chung Konstantinopel: „Chúng tôi tin… Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống, Đấng nhiệm xuất từ Chúa Cha“ (DS 150) (Trong Kinh Tin Kính chúng ta vẫn đọc rằng: Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra). Qua đó, Giáo Hội ngợi khen Chúa Cha là „Nguồn Mạch và Căn Nguyên của toàn Thiên Tính“ (6. Syn. v. Toledo 638: DS 490). Nhưng căn nguyên đời đời của Chúa Thánh Thần thì không phải là không có mối liên hệ với căn nguyên đời đời của Chúa Con: „Chúa Thánh Thần, Đấng là Ngôi thứ ba trong Thiên Chúa Ba Ngôi, là một và là chính Thiên Chúa cùng với Chúa Cha và với Chúa Con… cùng một hữu thể cũng như một bản tính… Tuy nhiên, Ngài không chỉ được gọi là Thánh Thần của Chúa Cha, cũng không chỉ được gọi là Thánh Thần của Chúa Con, nhưng đồng lúc Ngài vừa là Thánh Thần của Chúa Cha cũng vừa là Thánh Thần của Chúa Con (11. Syn. v. Toledo 675: DS 527). Kinh Tin Kính của Giáo Hội tuyên xưng rằng: „Ngài được phụng thờ và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và với Đức Chúa Con“ (DS 150).

Kinh Tin Kính thuộc truyền thống La-tinh cũng tuyên xưng rằng, „Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con (filioque)“. Công Đồng Florenz được triệu tập vào năm 1438 đã cắt nghĩa như sau: „Chúa Thánh Thần có cùng bản thể và sự tự hữu trong sự bất biến của Ngài như Chúa Cha và Chúa Con, và nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con từ thuở đời đời như từ một uyên nguyên và nhờ vào một sự hà hơi duy nhất… Và vì Chúa Cha chính là tất cả những gì mà Chúa Cha là, Ngài đã sinh ra Con Một duy nhất của mình, bên ngoài sự hiện hữu của Chúa Cha, ngay chính lúc đó Chúa Con tự mình có, Chúa Thánh thần nhiệm xuất từ Chúa Con, từ đời đời nơi Chúa Cha, tức từ Đấng mà Ngài đã được sinh ra từ đời đời“ (DS 1300–1301).

Cụm từ „filioque“ (và Chúa Con) không xuất hiện trong bản tuyên tín của Công Đồng Konstantinopel (381). Nhưng căn cứ vào một truyền thống lâu đời của La-tinh và vùng Alexandria, Thánh Lê-ô Cả Giáo Hoàng đã công bố tín điều này từ năm 447 rồi (Vgl. DS 284), ngay cả trước khi Rô-ma biết tới công thức tuyên tín từ năm 381 và năm 451 được công bố bởi Công Đồng Can-xê-đô-ni-a. Sự áp dụng công thức này trong Kinh Tin Kính được áp dụng dần dần trong Phụng Vụ La-tinh khoảng từ giữa thế kỷ thứ 8 và 11. Nhưng sự nồng ghép cụm từ „filioque“ của Phụng Vụ La-tinh vào trong Kinh Tin Kính của hai Công Đồng Ni-zê-a và Konstantinopel vẫn còn là điểm tranh cãi đối với Giáo hội Chính Thống cho tới ngày nay.

Truyền thống Đông Phương trước tiên đưa ra một phát biểu rằng, Chúa Cha là uyên nguyên của Chúa Thánh Thần, trong khi tuyên xưng Chúa Thánh Thần như là „Đấng  nhiệm xuất từ Chúa Cha“ (Joh 15,26). Họ nói rằng, Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha thông qua Chúa Con (Vgl. AG 2). Trong khi đó, Truyền thống Tây Phương thì lại đưa ra lời phát biểu về sự đồng bản thể giữa Chúa Cha và Chúa Con trong khi nói rằng, Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con (filioque). Truyền thống ấy nói đến điều „một cách hợp pháp và khôn ngoan“ (K. v. Florenz 1439: DS 1302), vì chiếu theo trật tự của các Ngôi Vị Thiên Chúa trong sự đồng bản thể của mình thì Chúa Cha là uyên nguyên trước tiên của Chúa Thánh Thần và được ví như là „Căn Nguyên mà không cần đến nguồn cội“ (DS 1331), nhưng cũng với tư cách là Chúa Cha của Con Một duy nhất,  cùng với Ngài là „Căn Nguyên“ mà từ đó Chúa Thánh Thần nhiệm xuất (2. K. v. Lyon 1274: DS 850).

(Còn tiếp)
Mời quý vị đón đọc mục 4: Thiên Chúa Cha

BBT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét