Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

THÔNG ĐIỆP - LUMEN FIDEI - ÁNH SÁNG ĐỨC TIN (chương I)

THÔNG ĐIỆP - LUMEN FIDEI - ÁNH SÁNG ĐỨC TIN (chương I)
 
CHƯƠNG I

CHÚNG TA ĐÃ TIN VÀO TÌNH YÊU ẤY

(x1 Ga. 4:16)

Abraham, Người Cha của Đức Tin
8.Đức tin mở ra con đường trước chúng ta và đi cùng với những bước chân của chúng ta trong suốt thời gian của chuyến hành trình. Vì thế, nếu chúng ta muốn hiểu đức tin là gì, chúng ta cần đi theo lộ trình mà nó đã diễn ra, con đường được bước đi bởi những người tin, như là những chứng nhân đầu tiên trong Cựu Ước. Ở đây, một vị trí độc nhất thuộc về tổ phụ Ab-ra-ham, cha của những người tin. Một số điều gây phiền toái đã diễn ra trong cuộc đời của ông: Thiên Chúa nói với ông; Ngài tiết lộ chính Ngài là Thiên Chúa – Đấng đã nói và gọi tên ông. Niềm tin được nối kết với việc được nghe thấy. Ab-ra-ham đã không nhìn thấy Thiên Chúa, nhưng nghe thấy tiếng Ngài. Vì thế, đức tin diễn ra theo khía cạnh cá nhân. Thiên Chúa không phải là một vị thần của một nơi cụ thể, hay một vị thần liên quan đến thời gian linh thiêng cụ thể nào, nhưng Thiên Chúa của một con người, Thiên Chúa của Ab-ra-ham, I-sa-ac và Ja-cob, có khả năng giao dịch với con người và thiết lập giao ước với họ. Đức tin chính là sự đáp trả lại một Lời – mà Lời ấy lại là một sự xưng hô hoàn toàn mang tính cá nhân ở ngôi thứ hai – Lời ấy kêu gọi đích danh chúng ta bằng chính tên gọi của chúng ta.

9.Lời được nói với với Abraham hàm chứa cả hai điều này: lời kêu gọi và lời hứa. Thứ nhất, nó là một lời mời gọi ông rời khỏi xứ sở của mình, một lời mời để đi đến với một cuộc sống mới, bắt đầu một cuộc xuất hành mà với nó ông tiến về một tương lai không được biết trước. Sự nhìn thấy mà đức tin thường đem lại cho Ab-ra-ham sẽ luôn được gắn liền với sự cần thiết để tiến bước về phía trước: đức tin giúp “nhìn thấy” tới mức độ mà nó thực hiện một cuộc hành trình, tới mức độ mà nó chọn để đi tới những chân trời được mở ra do lời mời của Thiên Chúa. Lời này cũng chứa đựng một lời hứa: Dòng dõi của ngươi sẽ trở nên đông đúc, ngươi sẽ là cha của một dân tộc vĩ đại (x. St.13,16; 15,5; 22,17). Khi đáp trả lại lời đã nói trước với ông, niềm tin của Ab-ra-ham thường luôn là một hành động của sự hồi tưởng. Nhưng sự hồi tưởng này không được cố định trong các sự kiện của quá khứ, nhưng là sự nhớ lại một lời hứa, nó giúp người ta có thể mở ra tương lai, tỏa ra ánh sáng trên con đường đi. Vì thế, chúng ta nhìn thấy đức tin - như là một sự tưởng nhớ của tương lai, memoria futuri  – được gắn chặt với niềm hy vọng như thế nào.

10.Ab-ra-ham được kêu gọi đển phó thác chính mình vào lời này. Đức tin hiểu được rằng, cái gì đó xem ra quá phù du và lướt nhanh như một lời nói, khi được nói bởi Thiên Chúa – Đấng trung tín – sẽ trở nên tuyệt đối đáng tin cậy và không thể lay chuyển, đảm bảo cho sự tiếp tục của chuyến hành trình của chúng ta trong suốt lịch sử. Đức tin chấp nhận lời này như là một hòn đá tảng mà trên đó chúng ta có thể xây dựng, một con đường thẳng mà ở trên đó chúng ta có thể đi. Trong  Kinh Thánh, từ đức tin được thể hiện bằng tiến Hebrew là ’emûnāh,  bắt nguồn từ động từ’amān mà nghĩa gốc của nó là "xác nhận". Thuật ngữ ’emûnāh có thể hiểu là sự biểu thị hóa cả về sự trung tín của Thiên Chúa lẫn niềm tin của con người.  Con người của niềm tin có được sức mạnh bằng cách đặt bản thân mình vào bàn tay của Thiên Chúa – Đấng trung tín. Việc sử dụng cả hai nghĩa của tử này – cũng được tìm thấy ở các thuật ngữ tương ứng trong tiếng Hy-lạp (pistós) và La-tinh (fidelis) – Thánh Xi-ri thành Giê-ru-sa-lem đã ca ngợi phẩm giá của người Ky-tô hữu, tức người mà nhận thấy tiếng của chính Thiên Chúa: cả hai được gọi là “trung tín”. [8] Như thánh Augustino giải thích: “Khi người nào trung tín có nghĩa là khi người đó tin vào Thiên Chúa và lời hứa của Ngài; và khi Thiên Chúa trung tín có nghĩa là khi Ngài ban tặng cho con người điều mà ngài đã hứa”. [9]

11.Một yếu tố cuối cùng trong câu truyện của Ab-ra-ham lại là điều quan trọng đối với việc hiểu về niềm tin của ông. Lời của Thiên Chúa – trong khi mang lại sự mới mẻ và ngạc nhiên – không xa lạ gì với kinh nghiệm cảu Ab-ra-ham. Trong tiếng nói với ông, tổ phụ đã nhận ra một tiếng gọi sâu xa mà tiếng gọi ấy luôn luôn hiện diện trong thâm tâm cũng như trong thể chất của con người ông. Thiên Chúa đã ràng buộc lời hứa của Ngài với khía cạnh ấy của đời sống con người – tức đời sống mà lúc nào cũng “đầy tràn lời hứa”, cụ thể là làm cha, làm cha của đời sống mới:

“Sarah, vợ ngươi, sẽ sinh cho ngươi một người con, và ngươi sẽ đặt tên nó là I-sa-ac” (St 17:19). Thiên Chúa, Đấng đòi hỏi Ab-ra-ham phải hoàn toàn đặt niềm tìn vào Ngài, đã mặc khải chính mình là nguồn mạch của mọi sự sống. Vì thế, đức tin được nối kết với cương vị làm cha của Thiên Chúa, cương vị ấy đã thực hiện tất cả cuộc sáng tạo; Thiên Chúa, Đấng kêu gọi Abraham là Đấng Tạo Hóa, Đấng “khiến những gì không có hoá có” (Rm. 4,17), Đấng “đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, đã tiền định cho ta làm nghĩa tử” (Ep. 1,4-5). Đối với Ab-ra-ham, niềm tin vào Thiên Chúa đã chiếu rọi ánh sáng trên sự sâu thẩm của con người ông, nó làm cho ông có thể nhận ra nguồn mạch sự thiện tại nguồn gốc của tất cả mọi thứ và có thể nhận ra rằng cuộc đời của ông không phải là sản phảm của sự không tồn tại hoặc tình cờ nhưng là kết quả của của một tiếng gọi đích thân và một tình yêu riêng tư. Thiên Chúa nhiệm mầu, Đấng đã gọi ông không phải là một vị thần xa lạ, nhưng là Thiên Chúa, Đấng là nguồn gốc và là điểm tựa của tất cả mọi loài mọi vật. Cuộc thử thách vĩ đại trên niềm tin của Ab-ra-ham – sát tế con trai của ông là I-sa-ac, đã cho thấy mức độ của tình yêu nguyên thủy mà nhờ đó nó có khả năng đảm bảo để sự sống vượt qua cái chết. Lời có thể nâng một người con “hầu như đã chết” trong dạ bà Sarah (x. Rm. 4, 19), để trở thành một người có thể đứng vững bởi lời hứa cho một tương lai vượt qua mọi đe dọa hoặc nguy hiểm (x. Heb. 11,19; Rm. 4,21).

Niềm tin của Dân Israel

12.Lịch sử của dân Israel trong Sách Xuất Hành theo sau niềm tin của Ab-ra-ham. Đức tin một lần nữa được sản sinh từ một món quà nguyên thủy: Dân Is-ra-el tín thác vào Thiên Chúa, Đấng đã hứa cứu dân Người khỏi khổ đau. Niềm tin trở nên một lời mời gọi cho một cuộc hành trình dài dẫn đến việc tôn thờ Thiên Chúa trên núi Si-nai và thừa hưởng một vùng đất hứa. Tình yêu của Thiên Chúa được xem như là tình yêu của một người cha, tức người ẵm bế đứa con của mình trên đường đi (x. Dt. 1,31). Sự tuyên xưng niềm tin của dân Israel đã thành hình như là một bản kê khai các việc làm của Thiên Chúa trong việc cứu dân Người thoát khỏi ách nô lệ, và đóng vai trò như là sự hướng dẫn của họ (x Dt.26, 5-11), một bản kê khai được truyền lại từ thế hệ này đến thế hệ khác. Ánh sáng của Thiên Chúa chiếu rọi cho dân Israel qua sự tưởng nhớ những việc làm đầy quyền năng của Thiên Chúa, hồi tưởng và làm lễ kỷ niệm bằng sự tôn thờ, và truyền lại từ đời cha đến đời con. Ở đây chúng ta thấy ánh sáng đức tin được nối liền với các câu truyện trong đời sống thực tế như thế nào, được nối kết với sự tưởng nhớ biết ơn đối với các việc làm đầy quyền năng của Thiên Chúa và sự thực hiện từ từ các lời hứa của Người. Kiến trúc Gô-thíc đã miêu tả rõ về điều này: trong các nhà thờ lớn, ánh sáng chiếu từ trên trời xuống bằng cách đi xuyên qua các cửa sổ mô tả về lịch sử cứu độ. Ánh sáng của Thiên Chúa đến với chúng ta thông qua bảng kê khai của sự tự mặc khải của Ngài, và vì thế trở nên có thể chiếu rọi vào cuộc hành trình của chúng ta qua dòng thời gian bằng việc nhớ lại những món quà của Ngài và chỉ cho thấy những lời hứa của Ngài được thực hiện thế nào. 

13.Lịch sử của dân Israel cũng chỉ cho chúng ta thấy về cơn cám dỗ thiếu niềm tin mà dân Người đã hơn một lần từng vấp phải. Ở đây, sự đối nghịch với niềm tin được thể thiện là sự thờ ngẫu tượng. Trong khi Mô-se đang nói chuyện với Thiên Chúa ở trên núi Si-nai, thì dân Người đã không thể chịu đựng được sự huyền nhiệm nơi sự ẩn mình của Thiên Chúa, họ không thể chịu đựng được thời gian chờ đợi để nhìn thấy mặt Ngài. Niềm tin bởi bản chất tự nhiên của nó đòi hỏi sự từ bỏ những sở hữu trước mắt do con mắt đem lại; nó là một lời mời gọi quay về nguồn ánh sáng, trong khi kính trọng màu nhiệm dung nhan, tức điều sẽ tự mặc khải nơi sự riêng tư vào một thời điểm thuận lợi và tốt lành của chính nó. Martin Buber có lần đã trích một định nghĩa về sự sùng bái ngẫu tượng của một giáo sĩ Do thái tên là Kock như sau: sự sùng bái ngẫu tượng là “khi một khuôn mặt hướng về một khuôn mặt mà nó không phải là một khuôn mặt”. [10]

Thay vì tin tưởng vào Thiên Chúa, thì người ta lại ưa thích tôn thờ ngẫu tượng, điều mà người ta có thể nhìn thấy khuôn mặt, bởi vì nó được tạo ra bởi chính chúng ta. Trước một ngẫu tượng, chẳng có sự rủi ro nào mà chúng ta được kêu gọi để từ bỏ sự an nguy của chúng ta, đối với các ngẫu tượng “có mồm, nhưng không thể nói (Tv 115:5). Chúng ta bắt đầu nhìn thấy rằng, Ngẫu tượng vẫn tồn tại, và đó được coi như là một cái cớ để đặt bản thân chúng ta vào trong trung tâm của thực tại và tôn thờ những tác phẩm của chính bàn tay chúng ta. Khi con người đã đánh mất phương hướng nền tảng, mà phương hướng ấy tạo nên sự thống nhất cho cuộc sống của họ, người ấy đã tự đánh mất chính mình trong chính những thèm muốn không cùng của mình; trong việc chờ đợi thời gian của lời hứa, lịch sử cuộc đời của người đó sẽ phân rã thành vô số những khoảnh khắc rời rạc. Vì thế, sự sùng bái ngẫu tượng luôn luôn là chủ nghĩa đa thần, một sự sang nhượng vô mục đích, vu vơ từ thần nọ sang thần kia. Sùng bái ngẫu tượng không đem lại một cuộc hành trình nhưng tạo ra một trạng thái dư thừa các con đường không dẫn đến bất cứ một nơi nào, và tạo ra một mê hồn trận rộng lớn. Những người không chọn để đặt niềm tin của mình vào Thiên Chúa sẽ phải nghe thấy tiếng ầm ĩ hỗn loạn kéo dài bởi những tiếng kêu gào của vô số các thần tượng: “đừng tin vào tôi!” Đức tin, được ràng buộc như là sự cải tâm, là sự trái ngược với sự sùng bái ngấu tượng; nó phá bỏ các thần tượng để trở về với Thiên Chúa Hằng Sống trong một cuộc gặp gỡ thân mật. Tin có nghĩa là trao phó bản thân chúng ta cho một tình yêu đầy thương xót, tức tình yêu luôn chấp nhận và tha thứ, tình yêu nâng đỡ và hướng dẫn đời sống của chúng ta, tình yêu chỉ ra sức mạnh của nó bằng  khả năng có thể làm nên một đường thẳng trên con đường cong queo của lịch sử chúng ta. Đức tin bao gồm sự thiện chí để bản thân chúng ta không ngừng được thiên Chúa biến đổi và canh tân bằng tiếng gọi của Ngài. Ở đây có sự nghịch lý: bằng cách không ngừng hướng về Thiên Chúa, thì chúng ta sẽ khám phá ra một con đường chắc chắn – con đường dẫn chúng ta thoát khỏi sự chết bởi các ngẫu tượng áp đặt lên chúng ta.

14.Trong niềm tin của Dân Is-ra-el chúng ta cũng gặp thấy hình ảnh của Mô-se, một người trung gian. Dân Người có thể không nhìn thấy mặt Thiên Chúa; Nhưng Mô-se là người đã nói với Thiên Chúa (YHWH) trên núi và sau đó nói lại cho người khác ý định của Thiên Chúa. Với sự hiện diện của một người trung gian ở giữa, dân Is-ra-el học được cách đi cùng nhau trong sự hiệp nhất. Hành động đức tin của cá nhân tìm thấy vị trí của nó trong một cộng đồng, trong đại từ chung “chúng tôi” của Dân Ngài, tức dân mà trong niềm tin, đã giống như một con người đơn lẻ - ‘đứa con đầu lòng của Ta”, khi Thiên Chúa mô tả tất cả Dân Is-ra-el (x Xh. 4,22). Sự trung gian ở đây không phải là một trở ngại, nhưng là một lối mở: thông qua sự gặp gỡ của chúng ta với những người khác, cái nhìn của chúng ta hướng tới một sự thật còn lớn lao hơn cả bản thân chúng ta. Rousseau đã từng kêu than rằng, ông đã không thể nhìn thấy Thiên Chúa vì chính bản thân mình: “Có biết bao nhiêu người đứng ở giữa Thiên Chúa và tôi! [11]… “Điều đó có thực sự đơn giản và tự nhiên rằng, Thiên Chúa hẳn sẽ phải đi tìm kiếm Mô-se để nói cho Jean Jacques Rousseau không?” [12] Trên cơ sở một khái niệm có tính chất cá nhân và nhỏ hẹp, một người không thể đánh giá được tầm quan trọng của sự trung gian, khả năng này để đánh giá trong cái nhìn của người khác, kiến thức được chia sẻ này là kiến thức thích hợp để yêu thương. Đức tin là quà tặng nhưng không của Thiên Chúa, quà tặng ấy kêu gọi con người và sự dũng cảm để đặt niềm tin và trao phó; nó có thể làm cho chúng ta nhìn thấy con đường đầy ánh sáng dẫn đến sự gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người: lịch sử cứu độ.

BBT (Bản dịch được tham chiếu khá nhiều các bản văn từ các ngôn ngữ khác nhau, như Anh ngữ, Đức ngữ và La-tinh v.v.)

Bài có liên quan: THÔNG ĐIỆP - LUMEN FIDEI - ÁNH SÁNG ĐỨC TIN (Lời Mở)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét