Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

THÔNG ĐIỆP - LUMEN FIDEI - ÁNH SÁNG ĐỨC TIN Chương II

THÔNG ĐIỆP - LUMEN FIDEI - ÁNH SÁNG ĐỨC TIN 

CHƯƠNG II

NẾU CÁC NGƯƠI KHÔNG TIN
THÌ CÁC NGƯƠI SẼ KHÔNG THỂ HIỂU 

(x. Is. 7,9)


Đức tin và Chân lý

23.Nếu các ngươi không tin  tin thì các ngươi  sẽ không thể hiểu được (x. Is.7,9). Câu này được rút ra từ bản dịch của cuốn Kinh Thánh bằng tiếp Híp-ry sang tiếng Hy-lạp, bản dịch này được giới thiệu ở A-lex-and-ri-a Ai-cập với tên gọi là Bản Bảy Mươi, đã dịch lại các lời của Tiên tri I-sa-i-a nói với vua A-chas. Theo cách dịch này, vấn đề hiểu biết chân lý trở nên trung tâm của đức tin. Trong bản văn bằng tiếng Híp-ry, mặc dù được đọc bằng những cách khác nhau; Vị Tiên tri đã nói với vua rằng: “Nếu các ngươi không vững tin, thì các ngươi sẽ không đứng vững.”. Ở đây có một sự chơi chữ, dựa trên hai hình thức của động từ ’amān: "các ngươi sẽ tin" (ta’amînû)  "các ngươi sẽ đứng vững" (tē’āmēnû).

Do sợ hãi trước sức mạnh của kẻ thù, nhà vua đã tìm kiếm sự an toàn của mình bằng cách liên minh với đại đế As-sy-ri-a. Thay vào đó, vị tiên tri đã nói với nhà vua rằng, hãy hoàn toàn tin tưởng vào đá tảng vững chắc và kiên cố đó là Thiên Chúa của Is-ra-el. Bởi vì Thiên Chúa đáng tin cậy, rất hợp lý để đặt niềm tin vào Ngài, vững tin vào Lời Ngài. Ngài cũng là một Thiên Chúa mà sau này I-sa-i-a sẽ gọi hai lần trong một đoạn thơ, Thiên Chúa là Đấng Amen, “Thiên Chúa Chân Thật” (x. Is.65,16), nền tảng vững bền nơi độ tin cậy của giao ước. Người ta có thể nghĩ rằng, phiên bản bằng tiếng Hy-lạp của bộ Kinh Thánh, với cách dịch của mình trong cụm từ “ở lại” với cụm từ “hiểu biết” đã đưa vào trong bản văn một sự thay đổi được lượng giá một cách sâu sắc,  mà trong cách dịch này nó đã vượt qua quan điểm của Kinh Thánh về sự tín thác vào chính Thiên Chúa để đưa đến một cách hiểu theo văn hóa Hy-lạp. Nhưng bản dịch này, tức bản dịch phản ánh một cách chắc chắn cuộc đối thoại với nền văn hóa Hy-lạp cổ đại, không xa lạ gì với tinh thần cơ bản của bản văn theo tiếng Híp-ry.

Một nền tảng vững chắc mà I-sa-i-a đã hứa với nhà vua quả thực đã được dựa trên một sự hiểu biết về hoạt động của Thiên Chúa và sự hiệp thông mà Ngài đã ban cho sự sống con người cũng như cho lịch sử của Dân Người. Vị Tiên tri đã thách thức nhà vua và chúng ta, để hiểu biết về đường lối của Thiên Chúa, nhận ra sự trung tín của Thiên Chúa, kế hoạch khôn ngoan chi phối các thời đại. Thánh Au-gus-ti-nô đã đưa đến một tổng hợp của sự  “hiểu biết” và việc “được đứng vững“, và điều này được phát biểu trong tác phẩm Lời tự thú của ngài, khi ngài nói về chân lý mà một người có thể tin tưởng vào đó để có thể hiểu: “Trong Ngài là sự vững chắc và là sức mạnh của con (…). Chính Ngài là Chân lý“ [17]. Từ ngữ cảnh đó chúng ta biết được rằng, Thánh Au-gus-ti-nô đã muốn chỉ ra cho thấy,  Chân Lý đáng tin cậy này của Thiên Chúa - như Kinh thánh đã làm rõ - là sự hiện hiện đầy tín trung của chính Ngài trong suốt chiều dài lịch sử, có khả năng gắn kết mọi thời gian và các thời đại lại với nhau, qua đó, Ngài tập hợp mọi ngày đời của con người trong sự phân rã của họ [18].

24.Được đọc dưới ánh sáng này, bản văn của tiên tri dẫn đến một kết luận: chúng ta cần kiến thức, chúng ta cần sự thật, bởi nếu không có những thứ này, chúng ta không thể đứng vững, chúng ta không thể tiến về phía trước. Đức tin không có sự thật thì không đem lại sự cứu rỗi, nó không cung cấp một nền tảng chắc chắn. Nó chỉ còn lại như là một câu chuyện đẹp, bộc lộ sự mong ước sâu kín của chúng ta về hạnh phúc, một điều gì đó có thể làm thỏa mãn chúng ta tới một mức độ mà chúng ta sẵn sàng lừa dối cả bản thân mình. Hoặc là nó bị làm giảm thiểu vào một thứ tình cảm đẹp đẽ nhưng kiêu căng, một thứ tình cảm đem lại sự an ủi và ấm áp, nhưng lại bị nô lệ hóa cho sự hay thay đổi của tâm tính chúng ta cũng như tính khả biến của thời gian, và không có khả năng để đưa ra cho cuộc sống không có điểm dừng này một con đường cố định. Khi đức tin là như thế, thì Vua A-chas đã có lý để không đặt cuộc sống của ông cũng như cho sự vững chắc của triều đại ông trên một sự cảm xúc. Nhưng qua mối liên kết nội tại của nó với sự thật, đức tin trở nên có năng lực để mời chào một thứ ánh sáng mới, ánh sáng ấy vượt lên trên cả những tính toán của nhà vua, vì nó nhìn xa hơn cũng như vì nó hiểu được hành động của Thiên Chúa – Đâng hằng trung tín với các lời hứa và giao ước của Ngài.

25.Ngày nay, hơn bao giờ hết chúng ta cần được nhắc nhớ về sự liên kết giữa đức tin và sự thật, dựa vào kinh nghiệm về sự khủng hoảng sự thật trong thời đại của chúng ta. Trong nền văn hóa đương đại, người ta thường có khuynh hướng để chỉ chấp nhận sự thật như là sự thật của công nghệ: sự thật là cái mà người ta có thể xây dựng và đo đạc chính con người với khoa học của họ, sự thật là cái làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, thoải mái hơn. Ngày nay điều này được xem như là một chân lý duy nhất chắc chắn, một chân lý duy nhất có thể được chia sẻ, một chân lý duy nhất có thể làm cơ sở cho các cuộc thảo luận hoặc cho những công việc chung. Mặt khác, lại có những chân lý của cá nhân, mà chứa đựng trong đó điều có thể trở thành xác thực đối với những cái mà mỗi người cảm thấy từ bên trong; những cái đó chỉ có giá trị đối với cá nhân và không thể được giới thiệu cho những người khác với quyền hạn để phục vụ công ích. Chân lý vĩ đại, tức chân lý giải thích toàn bộ cuộc sống cá nhân cũng như cuộc sống cộng đồng, được chiêm ngưỡng với mối nghi kỵ. Người ta tự hỏi, phải chăng chẳng có chân lý gì hết, tức chân lý mà toàn bộ các hệ thống độc tài của các thế kỷ trước đã tự cho mình có – một chân lý phải chăng là một sự áp đặt hệ tư tưởng riêng của nó để đè bẹp lịch sử cụ thể của mỗi cá nhân? Như vậy, rốt cuộc chỉ duy có chủ nghĩa tương đối là điều còn lại, trong đó vấn nạn được đặt ra đối với chân lý phổ quát, tức một chân lý nằm trong nền tảng cũng như trong vấn nạn về Thiên Chúa, không được quan tâm nữa. Từ quan điểm này dẫn đến một lô-gich rằng, người ta muốn giải quyết mối liên kết của tôn giáo với chân lý, bởi sự liên kết này đứng ngay trên gốc rễ của sự cuồng tín, mà sự cuống tín này muốn trấn áp tất cả những ai không chia sẻ những niềm tin cá nhân. Trong mối liện hệ này với một quá khứ lớn lao, chúng ta có thể nói trong thế giới hiện tại của chúng ta. Vấn nạn về chân lý thực ra là một vấn nạn của sự hồi tưởng, một sự tưởng nhớ thẳm sâu, bởi vì nó bị lôi cuốn bởi một cái gì đó mà nó đã đi trước chúng ta, và bằng phương cách này nó có thể liên kết chúng ta lại với nhau hầu có thể vượt qua những cái tôi nhỏ nhoi và hạn chế của chúng ta. Nhưng trước hết, nó là một vấn nạn về nguồn cội, mà trong ánh sáng của nó người ta có thể nhìn thấy đích điểm cũng như nhìn thấy ý nghĩa của con đường chung.

BBT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét