Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

THÔNG ĐIỆP - LUMEN FIDEI - ÁNH SÁNG ĐỨC TIN Chương I (tiếp theo)

THÔNG ĐIỆP - LUMEN FIDEI - ÁNH SÁNG ĐỨC TIN 
CHƯƠNG I
CHÚNG TA ĐÃ TIN VÀO TÌNH YÊU ẤY

(x1 Ga. 4:16)


Sự tròn đầy  của đức tin Ky-tô giáo


15.“Ông Áp-ra-ham là cha của các ông đã hớn hở vui mừng vì hy vọng được thấy ngày của tôi. Ông đã thấy và đã mừng rỡ." (Ga.8,56). Theo những lời này của Chúa Giê-su, lòng tin của Ab-ra-ham đã chỉ cho ông thấy; theo một nghĩa nào đó nó thấy trước được màu nhiệm của Ngài. Nên Thánh Au-gus-ti-nô đã hiểu nó khi tuyên bố rằng, các tổ phụ được cứu độ bởi lòng tin, không phải niềm tin nơi Đức Ky-tô – Đấng đã đến, nhưng nơi Đức Ky-tô đấng sẽ đến, một niềm tin thúc giục hướng về tương lai của Chúa Giê-su [13]. Đức tin của người Ky-tô hữu được đặt trọng tâm vào Chúa Ky-tô; nó là sự tuyên xưng rằng, Chúa Giê-su là Chúa, và rằng Thiên Chúa đã cho Người sống lại từ cõi chết (x. Rm.10,9).

Toàn bộ Cựu Ước đều đồng quy về Chúa Ky-tô; Ngài trở nên từ “Có” cuối cùng, dứt khoát cho mọi lời hứa, nền tảng cơ bản của từ thưa “Amen” của chúng ta với Thiên Chúa (x. 2Cr.1,20). Cuộc đời của Chúa Giê-su là biểu lộ trọn vẹn sự đáng tin cậy của Thiên Chúa. Nếu Dân Is-ra-el tiếp tục hồi tưởng lại các hành động yêu thương vĩ đại của Thiên Chúa, tức điều đã tạo nên cốt lõi của sự tuyên xưng đức tin và được trải rộng bởi cái nhìn của nó trong đức tin, thì cuộc đời của Chúa Giê-su bây giờ trở nên như là địa điểm của sự can thiệp cuối cùng, dứt khoát của Thiên Chúa, sự biểu lộ cao nhất về tình yêu của Ngài đối với chúng ta. Lời Thiên Chúa nói với chúng ta trong Chúa Giê-su không phải là một lời đơn giản như mọi lời, nhưng là Lời vĩnh hằng của Ngài (x. Heb.1,1-2) Thiên Chúa có thể không ban cho chúng ta sự đảm bảo nào vĩ đại hơn được nữa về tình yêu của Ngài (x. Rm.8,31-39). Vì thế, niềm tin của Ky-tô giáo là niềm tin vào một tình yêu hoàn hảo, trong sức mạnh mang tính quyết định của nó, trong khả năng biến đổi thế giới này và mở ra lịch sử của nó. “Chúng ta đã biết tình yêu của Thiên Chúa nơi chúng ta, và đã tin vào tình yêu đó” (1Ga.4,16). Trong tình yêu của Thiên Chúa được biểu lộ nơi Chúa Giê-su, đức tin nhận được nền tảng mà trên đó mọi thực tại và số phận của nó được đặt lên.

16.Bằng chứng rõ nét nhất về sự đáng tin cậy nơi tình yêu của Chúa Ky-tô đó là điều được tìm thấy trong cái chết của Ngài vì chúng ta. Không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu người thí mạng sống của mình cho người mình yêu (x. Ga.15,13), chính Chúa Giê-su đã dâng hiến chính mạng sống của Ngài cho tất cả, thậm chí cho cả kẻ thù của Ngài, để biến đổi con tim họ. Điều này giải thích cho thấy tại sao các nhà truyền giáo có thể coi giờ Chúa Giê-su bị treo trên thập giá là đỉnh điểm của cái nhìn đức tin; trong giờ ấy, chiều sâu và chiều rộng của Thiên Chúa được chiếu tỏ. Nên nhờ đó mà Thánh Gio-an đã đưa ra lời chứng rất quan trọng, khi ngài cùng với Đức Ma-ri-a - Mẹ Chúa Giê-su nhìn lên Đấng đã bị đâm thâu (x Ga.19,37): “Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật” (Ga.19,35). Trong tác phẩm Thằng ngốc của Dostoevsky, Hoàng tử Myshkin nhìn thấy một bức tranh của Hans Holbein, mà ở đó người em út miêu tả về cái chế của Chúa  Ky-tô trong mồ và nói: “nhìn vào bức tranh đó có thể làm cho một người mất đức tin của mình” [14]. Bức tranh là một bức chân dung khủng khiếp về các động tác phá hủy của sự chết trên thân thể của Chúa Ky-tô. Nhưng chính trong sự suy niệm về cái chết của Chúa Giê-su mà đức tin được lớn lên mạnh mẽ hơn và nhận được ánh sáng chiếu rọi; nên nó được biểu lộ như là niềm tin vào tình yêu kiên định của Chúa Ky-tô dành cho chúng ta, một tình yêu có thể nhận lấy sự chết để mang ơn cứu độ đến cho chúng ta. Tình yêu này – tức tình yêu đã không chùn bước trước cái chết để chỉ ra chiều sâu của nó – là điều tôi có thể tin vào; toàn bộ món quà của Chúa Ky-tô tự nó đã vượt thắng mọi nghi ngờ và làm cho tôi có thể trao phó hoàn toàn bản thân mình cho Ngài.

17.Cái chết của Chúa Ky-tô đã phơi bày sự đáng tin cậy tuyệt đối của tình yêu Thiên Chúa trên tất cả trong ánh sáng nơi sự phục sinh của Ngài. Là người đã sống lại, Chúa Ky-tô trở nên nhân chứng đáng tin cậy, đáng để tin (x Rev.1,5; Heb.2,17), và là một sự hỗ trợ vững chắc cho niềm tin của chúng ta. “Nếu Chúa Ky-tô không sống lại, thì niềm tin của anh em là vô ích, phù phiếm” - Thánh Phao-lô đã nói như thế (1 Cr.15,17). Nếu tình yêu của Chúa Cha không làm cho Chúa Giê-su chỗi dậy từ cõi chết, nếu không thể phục hồi sự sống cho thân xác của Ngài, thì sẽ không có một tình yêu nào hoàn toàn đáng tin cậy, cũng không có khả năng chiếu rọi vào bóng tối của sự chết. Khi Thánh Phao-lô mô tả sự sống mới của ngài trong Chúa Ky-tô, Thánh nhân nói về “niềm tin vào Con Thiên Chúa – Đấng mà đã yêu thương tôi và trao chính mình Ngài cho tôi” (Gal.2,20).

Rõ ràng, “niềm tin vào Con Thiên Chúa” này có nghĩa là niềm tin của Thánh Phao-lô vào Chúa Giê-su, nhưng chính bản thân của Chúa Giê-su cũng được coi như là điều đáng để tin, niềm tin ấy  không chỉ dựa trên chính việc Ngài đã yêu chúng ta, thậm chí yêu đến chết, mà còn dựa trên tư cách làm Con Thiên Chúa của Ngài. Bởi vì Chúa Giê-su thực sự là Người Con, và bởi vì Ngài tuyệt đối được sinh ra từ Thiên Chúa Cha, Ngài có thể chinh phục sự chết và có thể chiếu tỏa ánh sáng một cách tròn đầy trên sự sống . Nền văn hóa của chúng ta đã đánh mất đi khả năng nhận thức về sự hiện diện hữu hình và họat động của Thiên Chúa trong thế giới chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng, Thiên Chúa sẽ chỉ được tìm thấy ở nơi thế giới bên kia, trên một mức độ khác của thực tại, đã bị loại bỏ xa khỏi các mối quan hệ hằng ngày của chúng ta. Nhưng nếu điều này thực sự xảy ra, và nếu Thiên Chúa đã không thể hành động trong thế giới này, thì tình yêu của Ngài sẽ không có sức mạnh thực sự, không có thực, không có một tình yêu mà nó có thể đem lại hạnh phúc như Ngài đã hứa. Sẽ chẳng có sự khác nhau gì cả giữa việc chúng ta tin hay không tin vào Ngài. Trái lại, người Ky-tô hữu tuyên xưng niềm tin của mình vào tình yêu đầy sức mạnh và hiện hữu của Thiên Chúa, tình yêu ấy thực sự tác động trong lịch sử và quyết định số phận cuối cùng của nó: một tình yêu mà nó có thể gặp thấy được, một tình yêu được biểu lộ một cách trọn vẹn thông qua cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Ky-tô.

18.Sự trọn vẹn mà Chúa Giê-su đã mang lại cho niềm tin còn có một khía cạch mang tính quyết định khác. Trong đức tin, Chúa Ky-tô không đơn giản là một Đấng mà chúng ta đặt niềm tin vào, như là sự biểu lộ vĩ đại nhất của tình yêu Thiên Chúa, nhưng Ngài còn là Đấng mà với Ngài chúng ta được lien kết với nhau để có thể tin. Đức tin không chỉ là việc nhìn vào Chúa Giê-su, nhưng còn là nhìn thấy những điều như chính Chúa Giê-su đã nhìn thấy, bằng đôi mắt của chính Ngài: nó là một sự tham dự vào cách nhìn của Ngài. Trong nhiều lĩnh vực của đời sống chúng ta, chúng ta tin tưởng vào những người biết nhiều hơn chúng ta. Chúng ta tin tưởng vào kiến trúc sư khi ông ta xây dựng ngôi nhà của chúng ta, tin tưởng vào thầy thuốc khi ông ta cho chúng ta thuốc để chữa trị, tin tưởng vào luật sư khi ông bảo vệ chúng ta nơi tòa án. Chúng ta cũng cần đến những người đáng tin cậy và có khả năng hiểu biết về những công việc của Thiên Chúa. Chúa Giê-su, Con Thiên Chúa, chính là người có thể làm cho chúng ta nhận biết được Thiên Chúa (x. Ga.1,18). Cuộc đời của của Đứ Chúa Ky-tô, cách thức nhận biết Thiên Chúa Cha của Ngài, cũng như cuộc sống trong mối tương quan hiệp thông trọn vẹn và không ngừng với Thiên Chúa Cha đã mở ra các khung trời mới và hấp dẫn đối với sự hiện hữu của con người. Thánh Gio-an đã nêu rõ tầm quan trọng của mối quan hệ thân mật và riêng tư với Chúa Giê-su đối với đức tin của chúng ta, bằng cách sử dụng các cấu trúc khác nhau của động từ “tin”. Bên cạnh cụm từ “tin rằng” điều Đức Giê-su đã nói với chúng ta là thực, thánh Gio-an cũng nói về “tin” Chúa Giê-su và “tin vào” Chúa Giê-su. Chúng ta “tin” Chúa Giê-su khi chúng ta chấp nhận lời của Ngài, lời chứng của Ngài, bởi vì Ngài chân thận. Chúng ta “tin vào” Chúa Giê-su khi chúng ta đích thân đón tiếp Ngài đi vào cuộc đời của chúng ta và tiến đi về phía Ngài, bấu bám vào Ngài trong tình yêu và bước theo những bước chân của Ngài trên mọi nẻo đường.

Để làm chúng ta có thể nhận biết, chấp nhận và theo Ngài, Con Thiên Chúa đã mặc lấy xác phàm. Theo cách này Ngài cũng đã nhìn thấy Chúa Cha với cung cách con người, trong sự thiết lập một cuộc hành trình được mở ra trong thời gian. Đức tin Ky-tô giáo là niềm tin vào sự hiện thân của Ngôi Lời và sự phục sinh thân xác của Ngài; nó là niềm tin vào một Thiên Chúa, Đấng gần gũi chúng ta đến nỗi Ngài đã đi vào trong lịch sử của nhân loại chúng ta. Không những không tách chúng ta ra khỏi thực tại, mà đức tin của chúng ta vào Con Thiên Chúa - Đấng đã trở thành người phàm nơi Chúa Giê-su Nazareth – làm cho chúng ta có thể hiểu thấu được ý nghĩa sâu xa nhất của thực tại và nhận ra Thiên Chúa đã yêu thế giới này biết dường nào và không ngừng hướng dẫn nó tiến về chính Ngài. Điều này làm chúng ta – những người Ky-tô hữu – sống cuộc đời của chúng ta trong thế giới này với sự tậm tâm và sức mạnh lớn hơn bao giờ hết.

Cứu độ nhờ đức tin

19.Trên cơ sở của sự chia sẻ này trong cách nhìn mọi thứ của Đức Giê-su, Thánh Phao-lô đã để lại cho chúng ta một sự miêu tả về đời sống đức tin. Trong việc chấp nhận quà tặng đức tin,  các tín hữu trở nên một sự sáng tạo mới; trở thành tạo vật mới; với tư cách là con cái của Thiên Chúa, giờ đây họ trở thành “những người con trong Con Thiên Chúa”. Cụm từ “Abba, Cha ơi”, cũng là nét đặc trưng trong kinh nghiệm của chính Chúa Ky-tô, giờ đây trở nên trung tâm điểm nơi những kinh nghiệm của người Ky-tô hữu (x. Rom.8,15).

Đời sống đức tin - như là cuộc sống của đạo làm con – là sự thừa nhận một món quà nguyên thủy và triệt để trong sự nâng đỡ và duy trì đời sống của chúng ta. Chúng ta nhận thấy rõ điều này trong câu hỏi của Thánh Phao-lô gửi cho tín hữu Cô-rin-tô: Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh?(1Cr.4,7). Điều này nằm ngay ở trung tâm điểm của cuộc tranh luận giữa Thánh Phao-lô và người Pha-ri-siêu: vấn đề là, ơn cứu độ có được là nhờ vào lòng tin hay nhờ vào công việc của lề luật? Thánh Phao-lô đã không chấp nhận thái độ của những người tự coi mình là công chính trước mặt Thiên Chúa dựa trên cơ sở các công việc của chính họ.

Những người như thế, thậm chí khi họ tuân theo các giới răn và làm những việc lành thánh, đã tự đặt mình vào vị trí trung tâm; họ đã không nhận ra được sự thiện đến từ Thiên Chúa. Ai hành động như thế, ai muốn tự coi mình như là nguồn mạch sự công chính của chính mình, người ấy sẽ có kinh nghiệm rằng, nguồn mạch đến từ chính họ sẽ mau chóng cạn kiệt, và phát hiện ra rằng, thậm chí họ có thể giữ được lòng trung thành với lề luật. Họ trở nên khép kín, đóng mình lại, tách ra khỏi Thiên Chúa và tha nhân; đời sống của họ trở nên vô ích, phù phiếm và công việc của họ không sinh hoa kết trái, giống như một cái cây thiếu nước. Thánh Au-gus-ti-nô đã diễn tả bằng một ngôn ngữ đầy xúc tích nhưng cũng đầy ấn tượng như sau: “Đừng ngoảnh mặt đi với Đấng đã tạo dựng nên bạn, nhưng thậm chí hãy ngoảnh lại với chính bản thân bạn”. [15]. Khi tôi nghĩ rằng, bằng cách ngoảnh mặt đi với Thên Chúa, tôi sẽ tìm thấy chính mình, thì cuộc đời của tôi đã bắt đầu vỡ ra từng mảnh (Lc.15,11-24). Sự bắt đầu của ơn cứu độ là sự mở ra cho những thứ trước bản thân chúng ta, trước món quà nguyên thủy đảm bảo cho đời sống của chúng ta và giúp nó tồn tại. Chỉ bằng cách mở ra và thừa nhận món quà này thì chúng ta mới có thể được biến đổi, kinh nghiệm được cứu độ và sinh hoa trái thánh thiện. Cứu độ nhờ đức tin có nghĩa là thừa nhận nguồn cội nơi những ân ban của Thiên Chúa. Như Thánh Phao-lô đã nói: “chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ: đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa” (Ep.2,8).

20.Cách nhìn mới của đức tin thể hiện trong việc nhìn thấy những thứ được đặt trọng tâm vào Chúa Ky-tô. Niềm tin vào Chúa Ky-tô mang lại ơn cứu độ bởi vì trong Ngài cuộc đời chúng ta được mở ra hoàn toàn cho một tình yêu đi trước chúng ta, một tình yêu biến đổi chúng ta từ bên trong, tác động trong chúng ta và thông qua chúng ta. Điều này được nhìn thấy trong sự chú giải của Thánh Phao-lô về đoạn văn trích từ sách Đệ Nhị Luật, một sự chú giải phù hợp với sứ điệp cốt lõi của Cựu Ước. Mô-se đã nói với dân rằng, mệnh lệnh của Thiên Chúa không ở quá cao cũng không ở quá xa. Không cần nói: “Ai sẽ đi lên trời và mang nó xuống cho chúng ta?” hoặc “Ai sẽ băng qua biển để mang nó đến cho chúng tôi?” (Dt.30,11-14). Thánh Phao-lô đã giải thích sự gần gũi này của Lời Thiên Chúa về sự hiện diện của Chúa Ky-tô nơi người Ky-tô hữu. “Đừng tự hỏi: ai sẽ lên trời ? ngụ ý là : để đem Chúa Ki-tô xuống. Cũng đừng hỏi : Ai sẽ xuống âm phủ ? ngụ ý là : để đưa Chúa Ki-tô lên từ cõi chết” (Rm.10,6-7). Chúa Ky-tô xuống trần gian và trỗi dậy từ cõi chết; bằng sự nhập thể và phục sinh, Con Thiên Chúa đã ôm lấy toàn thể sự sống và lịch sử của nhân loại, và giờ đây cư ngụ trong con tim của chúng ta thông qua Thần Khí. Đức tin biết rằng Thiên Chúa đã lôi kéo chúng ta đến sự gần gũi với Ngài, rằng Chúa Ky-tô đã được ban tặng cho chúng ta như là một món quà vĩ đại làm biến đổi chúng ta từ bên trong, cư ngụ giữa chúng ta và vì thế ban tặng cho chúng ta ánh sáng chiếu rọi sự khởi đầu và kết thúc của sự sống.

21.Chúng ta đến để nhìn thấy sự khác biệt mà đức tin đã mang lại cho chúng ta. Ai tin thì sẽ được biến đổi bởi tình yêu mà họ đã mở lòng mình ra trong đức tin. Bằng sự mở lòng mình ra cho tặng phẩm của tình yêu tận căn này, đời sống của họ được lớn lên và trải rộng. “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Chúa Ki-tô sống trong tôi” (Gal. 2,20). “Xin cho anh em, nhờ lòng tin, được Chúa Ki-tô ngự trong tâm hồn” (Ep. 3,17). Sự tự nhận thức của người tín hữu giờ đây được mở rộng bởi vì sự hiện diện của người khác; giờ đây nó sống trong người khác, và vì thế, trong tình yêu, sự sống nhận thêm một chiều kích hoàn toàn mới. Ở đây chúng ta nhìn thấy Chúa Thánh Thần trong công trình của Ngài. Người Ky-tô hữu có thể nhìn bằng đôi mắt của Chúa Giê-su và chia sẻ trong suy nghĩ của mình, trong tâm tình làm con, bởi vì người Ky-tô hữu chia sẻ trong tình yêu của mình, đó là Thần Khí. Trong tình yêu của Chúa Giê-su, chúng ta nhận được cái nhìn của Ngài theo một phương cách chắc chắn. Không tuân theo Ngài trong tình yêu, không có sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, thì không thể tuyên xưng Ngài là Chúa (x. 1 Cr. 12,3).

Hình thức đức tin của Ky-tô giáo

22.Theo cách này, đời sống của người tín hữu trở nên một đời sống Ky-tô giáo, một đời sống được sống trong Giáo Hội. Khi Thánh Phao-lô nói với các Tín hữu Rô-ma rằng, tất cả những người tin vào Chúa Ky-tô thì tạo nên một thân thể, ngài thúc giục họ không khoe khoang điều này; nhưng mỗi người phải nghĩ về chính mình “mỗi người tuỳ theo lượng đức tin Thiên Chúa đã phân phát cho” (Rm. 12,3). Ai tin thì sẽ đến để nhìn thấy chính họ trong ánh sáng của niềm tin mà họ đã tuyên xưng: Chúa Ky-tô là tấm gương mà trong đó họ tìm thấy hình ảnh của chính họ được biểu lộ một cách đầy đủ. Và như Chúa Ky-tô quy tụ lại với Ngài tất cả những người tin, và làm thành thân thể của Ngài, vì thế người Ky-tô hữu đến để nhìn thấy chính mình như là một chi thể của thân thể này, trong mối tương quan Ky-tô giáo với tất cả các tín hữu khác.

Hình ảnh về một thân thể thể không có ý ám chỉ rằng người tín hữu đơn giản là một phần của một cái tổng thể vô danh, chỉ là một chi tiết trong một cỗ xe lớn; mà là thể hiện sự hiệp thông thiết yếu của Chúa Ky-tô với các tín hữu và của các tín hữu với nhau (x. Rm.12,4-5). Người Ky-tô hữu là “một” (x. Gal. 3:28), nhưng theo cách thức không làm cho họ đánh mất đi tính cách riêng tư của mình; trong sự phục vụ người khác, họ đi vào chính họ ở mức độ cao nhất. Điều này giải thích tại sao, ở ngoài thân thể này, ở bên ngoài sự hiệp nhất này của Giáo Hội trong Chúa Ky-tô, và ở bên ngoài Giáo Hội này -  theo lời của Romano Guardini – “là người mang trong lịch sử cái nhìn toàn thể của Chúa Ky-tô đối với thế giới” [16] – thì đức tin đã mất đi “trọng lượng” của nó; nó không còn tìm thấy trạng thái quân bình của nó nữa, tức khoảng cách cần để duy trì chính nó. Đức tin nhất thiết phải mang tính Giáo Hội; nó được tuyên xưng từ bên trong thân thể của Chúa Ky-tô như là một sự hiệp thông cụ thể của các tín hữu. Chính từ nơi Giáo Hội, mà đức tin làm cho các Ky-tô hữu riêng lẻ mở tâm lòng mình ra cho  toàn thể nhân loại. 

Lời được nghe của Chúa Ky-tô tự chuyển hóa thong qua động thái riêng của chính Lời ấy bên trong các Ky-tô hữu, trở nên một sự đáp trả, một lời được nói, một sự tuyên xưng đức tin. Như Thánh Phao-lô viết: “có tin thật trong lòng, .. ; có xưng ra ngoài miệng, …” (Rm.10,10). Đức tin không phải là một vấn đề cá nhân, một quan điểm hoàn toàn mang đặc tính cá nhân hay một ý kiến cá nhân: nó đến từ sự nghe thấy, và nó có nghĩa là tìm thấy sự thể hiện bằng lời và được loan truyền. Bởi vì “làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin? Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng?” (Rm.10,14). Đức tin trở nên đang hoạt động trong người Ky-tô hữu trên cơ sở ân ban mà họ đã nhận được, tình yêu hấp dẫn con tim của chúng ta đến với Chúa Ky-tô (x. Gal5, 6), và làm cho chúng ta có thể trở nên một phần trong cuộc hành hương vĩ đại của Giáo Hội suốt dòng lịch sử cho tến tận cùng thế giới. Đối với những người được biến đổi theo cách này, một cách nhìn mới sẽ mở ra, đức tin trở nên ánh sáng cho đôi mắt của họ.

BBT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét