Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

THÔNG ĐIỆP - LUMEN FIDEI - ÁNH SÁNG ĐỨC TIN Chương II (tiếp theo)

THÔNG ĐIỆP - LUMEN FIDEI - ÁNH SÁNG ĐỨC TIN 
CHƯƠNG II
NẾU CÁC NGƯƠI KHÔNG TIN
THÌ CÁC NGƯƠI SẼ KHÔNG THỂ HIỂU 

(x. Is. 7,9)


Sự hiểu biết, Chân lý và Tình yêu

26.Dựa vào lập luận trên, đức tin Ky-tô giáo có thể đưa ra một sự hữu ích cho điều thiện chung về con đường đúng đắn để hiểu biết chân lý không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần suy tư về loại kiến thức liên quan đến đức tin. Ở đây một câu nói của Thánh Phao-lô có thể giúp chúng ta hiểu: “Có tin thật trong lòng” (Rm.10,10). Trong Kinh Thánh, tâm lòng là nòng cốt của con người, ở đó tất cả các chiều kích khác nhau của con người giao hội lại với nhau: xác thể và tinh thần, cái bên trong và sự mở ra với thế giới và với người khác, trí năng, ý chí và xúc cảm. Nếu trái tim có thể giữ tất cả những chiều kích lại với nhau, thì bởi vì nó là nơi chúng ta bắt đầu mở ra cho chân lý và tình yêu, nơi đó chúng ta để chúng đụng chạm đến chúng ta và biến đổi chúng ta một cách sâu xa. Đức tin biến đổi toàn bộ con người, đúng thế, tới một mức độ mà người đó trở nên mở ra cho tình yêu. Thông qua sự hòa trộn này giữa đức tin và tình yêu, chúng ta đến để nhìn ra loại kiến thức mà đức tin đưa đến, nhìn thấy sức mạnh thuyết phục của nó và khả năng chiếu sáng của nó trên những bước chân của chúng ta. Đức tin biết bởi vì nó được gắn chặt với tình yêu, bởi vì tình yêu tự nó mang đến sự khai sáng. Sự hiểu biết của đức tin được sinh ra khi chúng ta đón nhận tình yêu vô biên của Thiên Chúa – mà tình yêu ấy lại biến đổi chúng ta từ bên trong và làm cho chúng ta có thể nhìn thấy thực tại bằng đôi mắt mới.

27.Sự giải thích về mối liên kết giữa đức tin và sự chắc chắn do triết gia Ludwig Wittgenstein nêu ra được nhiều người biết tới. Đối với Wittgenstein, đức tin có thể được so sánh tương tự với kinh nghiệm về sự đắm đuối của tình yêu trong ý nghĩa của một cái gì đó chủ quan, không thể được đề xuất như là một chân lý có giá trị đối với tất cả mọi người [19]. Qủa thực, hầu hết mọi người ngày nay đều không coi tình yêu có một mối liên quan nơi bất cứ cách nào đó với chân lý. Tình yêu được coi như là một trải nghiệm được kết hợp với thế giới xúc cảm chóng qua, không còn có chân lý ở đó nữa.

Nhưng đây có phải là một sự miêu tả đầy đủ về tình yêu không? Tình yêu không thể bị giảm thiếu tới một loại tình cảm phù du, chóng phai nhạt. Thực ra, nó gắn với lòng thương xót của chúng ta, nhưng là để mở nó ra cho người mình yêu và do đó chiếu sáng con đường hầu giúp thoát ra khỏi sự tự cho mình là trung tâm, và giúp hướng về người khác, để xây dựng một mối quan hệ lâu bền; tình yêu nhằm hiệp nhất với người mình yêu. Ở đây chúng ta bắt đầu nhìn thấy tình yêu đòi hỏi phải có sự thật như thế nào. Chỉ khi mức độ của tình yêu được dựa trên sự thật thì nó mới có thể bền lâu và vượt lên trên thời gian, có thể vượt qua những giây phút đang trôi qua và đủ chắc chắn để duy trì một cuộc hành trình được sẻ chia. Nếu tình yêu không được gắn kết với sự thật, thì đương nhiên sẽ bị lệ thuộc vào trong sự xúc cảm và không thể tồn tại trong sự thử thách của thời gian. Một mặt, tình yêu đích thực hợp nhất lại với nhau tất cả các thành tố của một con người, và trở nên một ánh sáng mới chỉ đường cho một cuộc sống viên mãn và vĩ đại. Không có sự thật, tình yêu không thể tạo ra một mối liên kết bền vững; nó không thể giải thoát chúng ta khỏi cái bản ngã bị cô lập của mình, hay cứu thoát nó khỏi những khoảnh khắc phù du, mau qua, hầu có thể tạo ra sự sống và sinh hoa trái.

Nếu tình yêu cần sự thật, thì sự thật cũng cần tình yêu. Tình yêu và sự thật không thể tách rời nhau. Không có tình yêu, sự thật trở nên lạnh lẽo, bâng quơ và làm ngột ngạt cuộc sống hằng ngày của con người. Sự thật mà chúng ta kiếm tìm, sự thật đó đem lại ý nghĩa cho cuộc hành trình trong suốt cuộc đời của chúng ta, khai sáng chúng ta bất cứ khi nào chúng ta được đụng chạm bởi tình yêu. Người nào yêu sẽ nhận ra rằng tình yêu là một trải nghiệm của sự thật, rằng nó mở mắt chúng ta để nhìn thấy thực tại trên con đường mới, trong sự kết hiệp với người mình yêu. Theo nghĩa này, Thánh Grê-go-ry-ô Cả đã có thể viết rằng: “amor ipse notitia est - tình yêu tự nó là một kiến thức có sự lo-gich của chính nó [20]. Đó là một cách thức mang tính quan hệ để nhìn ngắm thế giới, đó là một nhận thức mà cả đôi bên cùng chia sẻ, một cái nhìn từ quan điểm của người khác và một quan điểm chung của tất cả mọi sự. Thánh William Saint-Thierry, thời Trung Cổ, đã tiếp bước truyền thống này khi ngài bình luật về đoạn thơ trong sách Diễm Ca mà ở đó người yêu nói với người mình yêu rằng: “Đôi mắt của em là đôi mắt bồ câu” (Dc.1,15) [21]. Đôi mắt mà Thánh William nói, là lý trí và tình yêu được lấp đầy trong niềm tin, sau đó trở nên một sự tiến triển trong sự trầm tư mặc tưởng về Thiên Chúa, khi sự hiểu biết của chúng ta trở thành “một sự hiểu biết của tình yêu được khai sáng”. [22]

28.Sự khám phá tình yêu này như là một nguồn hiểu biết, một phần nơi kinh nghiệm ban sơ của mọi người nam và người nữ, tìm thấy được sự thể hiện có căn cứ đích xác trong sự hiểu biết mang tính Thánh Kinh của đức tin. Trong việc nếm nghiệm tình yêu mà nhờ đó Thiên Chúa đã chọn họ và làm cho họ trở nên một dân tộc, dân Is-ra-el đã đến để hiểu ra sự thống nhất toàn diện của kế hoạch thánh thiêng. Đức tin – sự hiểu biết, do được sinh ra từ tình yêu có tính giao ước của Thiên Chúa, là tri thức thắp sáng con đường trong lịch sử. Điều đó cho thấy tại sao, trong Kinh Thánh, sự thật và sự trung tín luôn đi cùng nhau: Thiên Chúa quả thực là Đấng trung tín – Đấng giữ lời hứa và làm cho chúng trở nên có thể trong thời gian, một sự hiểu biết sâu xa hơn về kế hoạch của Ngài. Qua kinh nghiệm của các Tiên Tri, trong nỗi đau của sự lưu đày và trong hy vọng dứt khoát trở về thành thánh, dân Is-ra-el đã đến để nhìn thấy rằng, “chân lý” thánh thiêng này đã mở rộng vượt xa phạm vi bị bó hẹp nơi lịch sử của chính họ, để ôm toàn bộ lịch sử của thế giới, với sự bắt đầu nơi công cuộc sáng tạo. Đức tin – đó là sự hiểu biết mà nó chiếu tỏa ánh sáng không chỉ trên số phận của một dân tộc cụ thể, mà còn trên toàn bộ lịch sử của thế giới đã được tạo dựng, từ khởi nguyên ban đầu cho đến đích điểm tuyệt đối của nó.

Đức tin được ví như là sự lắng nghe và nhìn ngắm

29.Đúng vậy, bởi đức tin – tức sự hiểu biết được nối kết trong giao ước với một Thiên Chúa trung tín – Đấng đi vào mối quan hệ yêu đương với con người và nói lời của Ngài cho con người, Kinh Thánh đã trình bày đức tin như là một sự nghe thấy; nó được kết hợp với nghĩa của việc nghe thấy. Thánh Phao-lô thường sử dụng một công thức mà công thức này đã trở nên kinh điển: fides ex auditu,  “có đức tin là nhờ nghe rao giảng” (Rm.10,17). Sự hiểu biết được nối liền với một lời luôn là sự hiểu biết cá nhân; nó nhận ra giọng nói của người nói, mở ra cho người đó sự tự do và theo người ấy trong sự vâng phục. Do vậy, Thánh Phao-lô đã có thể nói về “sự vâng phục của đức tin” (x Rm. 1,5; 16,26).[23] Ngoài ra, đức tin cũng còn là một sự hiểu biết được gắn với dòng thời gian, bởi Lời cần có thời gian để được nói ra:  Nó là một sự hiểu biết mà người ta có thể đạt được sự hiểu biết ấy chỉ bằng một con đường duy nhất, tức là sự bước theo. Do đó, kinh nghiệm của sự nghe thấy có thể giúp thể hiện rõ hơn sự gắn kết giữa hiểu biết và tình yêu.

Sự hiểu biết của sự thật liên quan đến điều mà đôi khi sự lắng nghe lại bị làm cản trở việc nhìn thấy, mà sự nhìn thấy lại là một nét riêng của nền văn hóa Hy-lạp. Nếu ánh sáng cho phép sự suy tư toàn bộ điều mà nhân loại luôn khao khát, thì nó cũng sẽ dường như chẳng để lại không gian nào cho sự tự do, bởi nó đến từ trời cao và đi thẳng trực tiếp vào mắt, mà không đòi hỏi sự phản ứng của đôi mắt. Ngoài ra, nó có vẻ như muốn mời gọi một sự định giá dựa trên số liệu thống kê, bị chia tách từ thời gian cụ thể, mà trong đó con người cảm nếm được niềm vui và sự đau khổ. Từ lập trường này, sự hiểu biết kiến thức Kinh Thánh sẽ đối ngược với sự hiểu biết theo văn hóa Hy-lạp, tức điều đã nối kết sự hiểu biết với sự nhìn ngắm bằng sự cố gắng để đạt được một sự hiểu biết toàn diện về thực tại.

Tuy nhiên, sự phản đề được viện dẫn này không tương ứng với luận cứ của Kinh Thánh. Cựu Ước kết hợp cả hai loại hiểu biết, bởi vì việc nghe thấy lời của Thiên Chúa đi cùng với sự khao khát muốn nhìn thấy dung nhan Ngài. Do vậy, cơ sở được đặt ra cho một cuộc đối thoại với nền văn hóa Hy-lạp, đã là một cuộc đối thoại nằm ngay trong trung tâm của Thánh Kinh. Việc nghe thấy nhấn mạnh đến chiều kích cá nhân và vâng phục, và thực tế cho thấy rằng, chân lý được tiết lộ trong thời gian. Việc nhìn thấy cung cấp một cái nhìn toàn diện trên cuộc hành trình, và cho phép đặt vào trong kế hoạch tổng thể của Thiên Chúa; không có sự nhìn này, chúng ta sẽ bị để lại chỉ với những bộ phận rời rạc của một cái tổng thể chưa được biết tới.

30.Sự gắn kết giữa việc nhìn thấy và việc nghe thấy trong đức tin và sự hiểu biết là bằng chứng rõ ràng nhất trong Tin Mừng của Thánh Gio-an. Đối với Tin Mừng Thứ Tư, tin gồm cả nghe thấy và nhìn thấy. Sự nghe thấy của đức tin nổi lên như là một dạng hiểu biết phù hợp với tình yêu: nó là một sự nghe thấy mang tính riêng tư, mà qua đó người ta nhận ra tiếng của vị Mục Tử Nhân Lành (x. Ga.10,3-5); đó là một sự lắng nghe trước lời mời gọi để trở thành môn đệ, như trường hợp của các tông đồ đầu tiên: “Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su” (Ga.1,37). Nhưng đức tin cũng được gắn kết với sự nhìn thấy. Đôi khi việc nhìn thấy những dấu lạ mà Đức Giê-su đã làm dẫn đến đức tin, như trong trường hợp của những người Do Thái, tức những người mà sau khi họ chứng kiến sự sống lại của La-za-rô, “chứng kiến việc Đức Giê-su làm, có nhiều kẻ đã tin vào Người” (Ga. 11,45). Đôi khi, đức tin tự nó dẫn đến một sự nhìn thấy sâu xa hơn: “nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa” (Ga. 11,40). Cuối cùng, đức tin và sự nhìn thấy giao hội với nhau: “Ai tin vào tôi, thì không phải là tin vào tôi, nhưng là tin vào Đấng đã sai tôi; Và ai thấy tôi là thấy Đấng đã sai tôi” (Ga. 12,44-45). Sự kết hợp giữa việc nghe thấy và nhìn thấy sẽ trở nên một dạng thức tuân theo Đức Ky-tô, và đức tin dường như là một quá trình nhìn ngắm, mà trong đó con mắt của chúng ta dần dần làm quen với việc nhìn vào các vấn đề có chiều sâu. Vì thế, buổi sáng Phục sinh được chuyển từ Thánh Gio-an – tức người đã đứng trong bóng tối của buổi sáng sớm trước ngôi mồ trống, “đã thấy và đã tin” (Ga. 20,8) sang cho Ma-ri-a Ma-đa-lê-la – tức người sau khi nhìn thấy Đức Giê-su (x. Ga.20,14) và muốn bám vào Ngài, được yêu cầu hãy nhìn ngắm Ngài khi Ngài lên cùng Chúa Cha, và cuối cùng tới sự tuyên xưng một cách đầy đủ của chị trước các tông đồng: "Tôi đã thấy Chúa"(Ga. 20,18).

Với cách nào mà một người có thể đạt được sự tổng hợp này giữa việc nghe thấy và việc nhìn thấy? Nó trở nên có thể thông qua Con Người của chính Đức Ky-tô, Đấng có thể được nhìn thấy và nghe thấy. Ngài là Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể, vinh quang của Ngài chúng tôi đã nhìn thấy (x. Ga. 1,14). Ánh sáng đức tin là ánh sáng của dung nhan mà trong đó chúng ta nhìn thấy Chúa Cha. Trong Tin Mừng thứ tư, chân lý mà đức tin đạt được là sự biểu lộ Chúa Cha trong Chúa Con, trong xác thịt của Ngài và trong các hoạt động trần thế của Ngài, một chân lý mà nó có thể được định nghĩa như là “cuộc đời được đổ tràn ánh sáng” của Đức Giê-su. [24] Điều này có nghĩa rằng, đức tin và sự hiểu biết không hướng cái nhìn của chúng ta đến một chân lý nội tại thuần túy bên trong. Chân lý mà đức tin khai mở cho chúng ta là một chân lý được đặt trọng tâm vào một cuộc gặp gỡ với Đức Ky-tô, vào sự chiêm ngắm cuộc đời của Ngài và vào sự ý thức về sự hiện diện của Ngài. Thánh Tô-ma A-qui-nô đã nói về Đức Tin  của các Tông Đồ như sau: oculata fides – một đức tin nhìn thấy! – trong sự hiện diện của thân thể Thiên Chúa Phục Sinh. [25] Bằng con mắt của chính mình, các tông đồ đã nhìn thấy Đức Giê-su Phục Sinh và các ngài đã tin; nói một cách ngắn gọn, các ngài có thể nhìn vào các chiều sâu của cái mà các ngài đang thấy và tuyên xưng niềm tin của mình vào Con Thiên Chúa, Đấng ngồi bên hữu Chúa Cha.

31.Chỉ bằng cách này, tức bằng việc mặc lấy xác phàm, thông qua sự chia sẻ nhân tính của chúng ta, mà sự hiểu biết riêng của tình yêu mới có thể đạt tới được sự tròn đầy. Bởi vì ánh sáng của tình yêu được sản sinh khi con tim của chúng ta được đụng chạm, và khi chúng ta mở chính mình ra cho sự hiện diện bên trong của Đấng mình yêu – tức Đấng làm cho chúng ta có thể nhận ra sự huyền nhiệm của Ngài. Vì thế, chúng ta cần hiểu tại sao, cùng với việc nghe thấy và nhìn thấy, Thánh Gio-an có thể nói về đức tin như là một sự đụng chạm, khi ngài nói trong lá Thư Thứ Nhất của ngài rằng: “Điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống“ (1Gn.1,1). Bằng việc mặc lấy xác thịt và đến ở giữa chúng ta, Đức Giê-su đã chạm vào chúng ta, và thông qua các bí tích thậm chí ngày hôm nay Ngài vẫn tiếp tục chạm vào chúng ta; biến đổi lòng trí chúng ta, Ngài không ngừng làm cho chúng ta có thể thừa nhận và tuyên xưng Ngài là Con Thiên Chúa. Trong đức tin chúng ta có thể chạm vào Ngài và nhận được sức mạnh từ ân sủng của Ngài. Thánh Au-gus-ti-nô, khi nhận xét về trường hợp của người phụ nữ bị mắc bệnh xuất huyết đã chạm vào Đức Giê-su và được chữa khỏi (x. Lc.8,45-46), đã nói: “đụng chạm vào với con tim, đó là đức tin” [26]. Đám đông áp sát vào Đức Giê-su, nhưng họ không  chạm được tới Ngài bằng sự đụng chạm riêng tư của đức tin, điều nhận thức về màu nhiệm của Ngài rằng, ngài là Chúa Con – Đấng mặc khải Chúa Cha. Chỉ khi nào chúng ta được trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Giê-su, thì khi đó chúng ta mới có thể nhận được đôi mắt xứng hợp để nhìn thấy Ngài.

Đối thoại giữa đức tin và lý trí

32.Vì Đức tin Ky-tô giáo tuyên xưng về một chân lý nơi tình yêu tuyệt đối của Thiên Chúa và mở con người ra cho sức mạnh của tình yêu ấy, nó đạt tới cái cốt lõi thực sự từ kinh nghiệm của mỗi người, mà mỗi người thấy được ánh sáng nhờ tình yêu, được kêu gọi để yêu và để ở lại trong ánh sáng. Khao khát chiếu sáng vào tất cả thực tại với tình yêu của Thiên Chúa đã hiển nhiên được làm rõ ràng nơi Đức Giê-su, và tìm kiếm để yêu thương người khác bằng cùng một tình yêu ấy, những người Ky-tô hữu đầu tiên đã tìm thấy trong thế giới Hy-lạp, với sự khao khát của nó đối với chân lý, một đối tác lý tưởng trong đối thoại. Sự gặp nhau giữa lời dậy của Phúc Âm với nền văn hóa triết học của thế giới cổ đại đã chứng tỏ một bước quyết định trong việc loan báo Tin Mừng của tất cả các dân tộc, và thúc đẩy sự tương tác có lợi giữa đức tin và lý trí - điều đã diễn ta ở các thế kỷ sau này và đến tận thời đại của chúng ta. Chân phúc Gio-an Phao-lô II, trong Thông Điệp Fides et Ratio, đã chỉ ra cho thấy đức tin và lý trí củng cố cho nhau như thế nào. [27] Một khi chúng ta khám phá ra ánh sáng đầy tràn của tình yêu nơi Đức Ky-tô, chúng ta sẽ nhận ra, có một tia sáng yếu ớt của thứ ánh sáng ấy luôn luôn hiện diện trong toàn bộ tình yêu của chúng ta, và nhận ra đích đến cuối cùng của nó. Thực tế cho thấy rằng, tình yêu của chúng ta tự mang đến cho mình một ánh sáng, đồng thời giúp chúng ta nhận ra con đường của Tình Yêu, tức con đường dẫn chúng ta đi vào trong sự viên mãn của sự hiến thân hoàn toàn mà Con Thiên Chúa đã thực hiện vì chúng ta. Trong sự chuyển động vòng tròn này, ánh sáng của đức tin sẽ chiếu rọi tất cả các mối quan hệ nhân loại của chúng ta, mà các mối quan hệ này có thể được sống trong sự hiệp thông với tình yêu tinh tế của Chúa Ky-tô.

33.Trong cuộc đời Thánh Au-gus-ti-nô chúng ta tìm thấy được một ví dụ quan trọng về quá trình mà nhờ đó lý trí, với sự khao khát của nó về chân lý và sự rõ ràng, được hòa nhập vào chân trời của đức tin, và như vậy có được sự hiểu biết mới. Thánh Au-gus-ti-nô đã chấp nhận ánh sáng triết học của Hy-lạp, với sự nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc nhìn thấy. Sự chạm trán của ngài với thuyết tân Pla-ton đã đưa ngài đến với thế giới quan của ánh sáng, mà ánh sáng ấy đi từ trên cao xuống để chiếu sáng mọi thực tại, là một biểu tượng về Thiên Chúa. Vì thế Thánh Au-gus-ti-nô đã đi đến việc nhận thức một cách rõ ràng về sự siêu việt của Thiên Chúa, và đã khám phá ra rằng tất cả mọi thứ đều có một sự rõ ràng nhất định, rằng chúng có thể phản ánh sự thánh thiện của Thiên Chúa. Sự nhận ra này đã giải phóng Thánh nhân khỏi thuyết Thiện Ác của phái nhị nguyên, tức giáo thuyết đã làm cho ngài nghĩ rằng điều thiện và điều ác ở trong tình trạng xung khắc không ngừng, lẫn lộn và đan quyện vào nhau. Sự nhận ra Thiên Chúa là ánh sáng đã cung cấp cho Thánh Au-gus-ti-nô một hướng đi mới trong cuộc đời và làm cho ngài có thể thừa nhận sự phạm tội của ngài để rồi trở về với sự thánh thiện.

Tất cả đều giống nhau, giây phút có tính quyết định trong chuyến hành trình đức tin của Thánh Au-gus-ti-nô, như ngài nói cho chúng ta biết trong tác phẩm Tự Thú, không phải là trong sự nhìn thấy của một Thiên Chúa ở trên và bên kia thế giới này, nhưng là trong một kinh nghiệm nghe thấy. Trong vườn, ngài nghe thấy một tiếng nói với ngài: “Hãy cầm lấy mà đọc”. Sau đó ngài đã cầm lấy cuốn sách gồm các thư của Thánh Phao-lô và bắt đầu đọc chương thứ mười ba của Thư gửi tín hữu Rô-ma. [28] Theo cách này, Thiên Chúa đầy nhân vị của Kinh Thánh là Đấng có khả năng để nói chuyện với con người và có khả năng hạ mình xuống để sống với họ, cũng vậy, đã đồng hành với nhân loại trên quãng đường trải dài trong suốt dòng lịch sử của họ, mà trong đó ngài tự tỏ ra trong thời gian của sự lắng nghe và đáp trả.

Nhưng sự gặp gỡ này với Lời Thiên Chúa, đã không làm cho Thánh Au-gus-ti-nô khước từ ánh sáng cũng như sự nhìn ngắm. Ngài đã hợp nhất hai khía cạnh của việc nghe thấy và nhìn thấy, không ngừng được hướng dẫn bởi sự biểu lộ của tình yêu Thiên Chúa nơi Đức Giê-su. Vì thế Thánh Au-gus-ti-nô đã phát triển một thứ triết học ánh sáng có khả năng chứa đựng cả hai sự tương nhượng phù hợp với lời và sự tự do được bắt nguồn từ việc ngắm nhìn vào ánh sáng. Đúng ngay lúc Lời kêu gọi một sự đáp trả tự do, thì ánh sáng tìm thấy một sự đáp trả bằng hình ảnh phản ánh chính nó. Vì thế, Thánh Au-gus-ti-nô có thể kết hợp giữa việc nghe thấy và nhìn thấy, và nói về “lời chiếu sáng bên trong”. [29] Ánh sáng trở nên, có thể nói như vậy, ánh sáng của một lời, bởi vì nó là ánh sáng của một dung nhan con người, một ánh sáng, thậm chí khi nó khai sáng chúng ta, gọi chúng ta và tìm kiếm để được phản chiếu trên khuôn mặt của chúng ta và chiếu từ bên trong chúng ta. Nhưng niềm khao khát của chúng ta về việc nhìn thấy một cách toàn thể, và không chỉ đơn thuần nơi các phân mảng của lịch sử, vẫn còn và sẽ được no thỏa vào thời điểm cuối cùng, khi mà như Thánh Au-gus-ti-nô nói, chúng ta sẽ nhìn vấy và sẽ yêu. [30] Và không phải bởi vì Thánh Nhân sẽ có khả năng để sở hữu toàn bộ ánh sáng, một thứ ánh sáng sẽ luôn bất tận, song vì Ngài sẽ hoàn toàn và thậm chí đi vào trong ánh sáng.

34.Ánh sáng của tình yêu phù hợp với đức tin có thể chiếu vào các câu hỏi của chính thời đại chúng ta về chân lý. Chân lý ngày hôm nay thường được giảm thiểu vào tính xác thực mang tính chủ quan của cá nhân, có giá trị chỉ với cuộc sống của cá nhân. Một chân lý chung đe dọa chúng ta, bởi vì chúng ta nhận diện chúng bằng các nhu cầu không khoan nhượng của các hệ thống chủ nghĩa chuyên chế. Nhưng nếu chân lý là một chân lý của tình yêu, nếu nó là một chân lý được khai mở trong sự gặp gỡ đích thân với một Đấng Khác và với người khác, thì nó có thể được giải phóng khỏi các hàng rào của chính nó trong các cá nhân và trở nên một phần của điều thiện chung. Bởi vì nó bắt nguồn từ tình yêu, có thể thâm nhập vào con tim, vào cõi lòng riêng của mỗi người nam và người nữ. Nên rõ ràng là, đức tin không phải là không có sự khoan nhượng, nhưng lớn lên trong sự đồng tồn tại và tôn trọng lẫn nhau. Người tin không thể tự phụ; trái lại chân lý dẫn đến sự khiêm nhượng, bởi vì người tin biết điều đó hơn là chính bản thân chúng ta sở hữu chân lý, nó là chân lý ôm ấp và sở hữu chúng ta. Không những không làm cho chúng ta trở nên cứng nhắc, sự đảm bảo của đức tin tạo ra cho chúng ta một chuyến hành trình; nó có thể làm chứng và đối thoại với tất cả.

Và ánh sáng của đức tin, được nối liền với chân lý của tình yêu, cũng không bắt nguồn ở ngoài thế giới vật chất, bởi vì tình yêu luôn tồn tại trong thân thể và tinh thần. Ánh sáng của đức tin là hiện thân của một ánh sáng mà nó tỏa ra từ cuộc đời chiếu sáng của Đức Giê-su. Nó cũng chiếu sáng thế giới vật chất và xây dựng trật tự của chính nó, và nhận ra rằng, ngay trong chính nó, một con đường của sự hòa điệu và của sự hiểu biết toàn diện sẽ mở ra. Vì thế cái nhìn của khoa học được lợi từ đức tin: điều này mời gọi các nhà khoa học hãy mở chính mình ra đối với thực tại trong tất cả sự phong phú vô tận của nó. Đức tin khêu gợi lên một sự nhận thức có phê phán,  bằng cách làm cho sự nghiên cứu tránh khỏi sự tự thoả mãn với những cách thức của chính nó và giúp nó nhận ra rằng, bản chất của vấn đề này luôn luôn được vượt qua. Bằng cách kích thích sự tự đặt ra những vấn nạn trước mầu nhiệm sâu xa của sự sáng tạo, đức tin mở rộng chân trời của lý trí và chiếu tỏa ánh sáng tốt hơn nữa trên thế giới – tức một  thế giới mà sự nghiên cứu khoa học dễ tiếp cận.

Đức tin và sự tìm kiếm Thiên Chúa

35.Ánh sáng của đức tin vào Đức Giê-su cũng thắp sáng con đường của tất cả những ai tìm kiếm Thiên Chúa, và tạo ra một sự đóng góp riêng biệt của Ky-tô giáo trong việc đối thoại với các tín đồ của các tôn giáo khác. Bức thư gửi tín hữu Do thái nói về nhân chứng của những người mà trước khi có giao ước với Ab-ra-ham, họ đã tìm kiếm Thiên Chúa trong đức tin. Về phần E-noch, “trước khi được đem đi, ông đã làm đẹp lòng Thiên Chúa” (Dt.11,5), có cái gì đó không thể loại trừ đức tin, bởi vì “ai đến gần Thiên Chúa, thì phải tin là có Thiên Chúa và tin Người là Đấng ban phần thưởng cho những ai tìm kiếm Người” (Dt.11,6). Chúng ta có thể nhìn thấy điều này rằng, con đường của những con người có tín ngưỡng tiến triển trên sự thừa nhận một Thiên Chúa, Đấng quan tâm đến con người, và để nhìn thấy được Ngài thì đó là điều không thể. Thiên Chúa có thể trao phần thưởng nào khác hơn cho những ai tìm kiếm ngài nếu đó không phải là sự tự để cho chính bản thân của Ngài được tìm thấy? Thậm chí trước đó, chúng ta gặp thấy A-bel, đức tin của ông được ca ngợi, và lễ phẩm của ông dâng, tức lễ phẩm được lấy từ các con đầu trong đàn súc vật của ông (x. Dt. 11,4), vì thế đã làm hài lòng Thiên Chúa. Người có niềm tin cố gắng tìm kiếm các dấu chỉ của Thiên Chúa trong các kinh nghiệm hằng ngày của cuộc sống, trong chu kỳ của các mùa, trong sự sinh hoa kết trái của trái đất và trong sự vần vũ của vũ trụ. Thiên Chúa là ánh sáng và những ai chân thành tìm kiếm Ngài thì sẽ tìm thấy được Ngài.

Hình ảnh về sự tìm kiếm này cũng có thể được nhìn thấy nơi những đạo sĩ được ngôi sao dẫn đường để đi đến Bê-lem (x. Mt. 2,1-12). Đối với họ, ánh sáng của Thiên Chúa xuất  hiện khi họ thực hiện một cuộc hành trình, một vì sao dẫn dắt họ trên con đường khám phá. Có thể nói được rằng, ngôi sao chính là sự kiên nhẫn của Thiên Chúa trước con mắt chúng ta, mà đôi mắt ấy của chúng ta cần phải tự thích ứng với ánh hào quang của Thiên Chúa. Người có niềm tin tôn giáo là người đang đi trên cuộc hành trình; người ấy phải sẵn sàng để mình được hướng dẫn, để rồi đi ra khỏi chính mình và sau đó được nhìn ngắm Thiên Chúa, Đấng luôn luôn gây bất ngờ. Sự quan tâm của Thiên Chúa đối với con mắt chúng ta chỉ cho chúng ta thấy rằng, khi chúng ta đến gần Thiên Chúa, ánh sáng của con người không bị hòa tan trong sự mênh mông của ánh sáng Ngài, như một vì sao bị nhấn chìm bởi rạng đông, nhưng càng được chiếu tỏa rạng rỡ hơn, càng đến gần được với ngọn lửa uyên nguyên hơn, giống như một chiếc gương phản chiếu ánh hào quang vậy. Đức Tin của người Ky-tô hữu vào Đức Giê-su, Đấng Cứu độ duy nhất của thế giới, tuyên xưng rằng ánh sáng của Thiên Chúa được tập trung nơi Ngài, trong “cuộc đời tỏa sáng” của Ngài đã biểu lộ ra căn nguyên và tận cùng của lịch sử. [31] Không có kinh nghiệm nào của con người, không có con đường nào của con người tới Thiên Chúa, tức con đường bắt đầu từ ánh sáng này, có thể chiếu sáng và làm thay đổi. Người Ky-tô hữu càng đắm mình vào vòng tròn ánh sáng của Đức Ky-tô, thì họ càng có thể trở nên hiểu biết và đi theo con đường của mọi người nam và người nữ tiến về Thiên Chúa hơn.

Bởi vì đức tin là một con đường, nên nó vẫn ảnh hưởng trên cuộc sống của những người nam và người ngữ, tức những người dầu không phải là những người có đức tin nhưng họ khao khát tin và tiếp tục tìm kiếm. Tới chừng mực mà họ chân thành mở mình ra cho tình yêu và bắt đầu lên đường với bất kỳ thứ ánh sáng nào mà họ có thể tìm thấy thậm chí là không biết nó, họ đã  đi trên con đường dẫn đến đức tin. Họ cố gắng hành động như là Thiên Chúa đang tồn tại, bởi vì họ thỉnh thoảng nhận ra tầm quan trọng của Ngài như thế nào như đối với sự tìm ra một chiếc la bàn chắc chắn cho cuộc đời của nhân loại nói chung, hoặc bởi vì họ trải qua một sự khao khát ánh sáng ở giữa bóng tối, nhưng cũng vì trong sự nhận ra sự lớn lao và đẹp đẽ của sự sống mà họ trực cảm được rằng, sự hiện diện của Thiên Chúa sẽ làm cho tất cả được tốt đẹp hơn. Thánh I-rê-nê thành Ly-on nói về Ab-ra-ham rằng, trước khi nghe thấy tiếng Thiên Chúa, ông đã sẵn sàng tìm kiếm Ngài: “với sự nồng cháy của con tim” và tìm kiếm “trong khi ông tự đặt ra câu hỏi, Thiên Chúa ở đâu, đã đi lang thang trên toàn thế giới” cho tới khi “lòng thương xót của Thiên Chúa có với ông, ông đã tìm kiếm một mình Ngài trong thinh lặng [32]. Bất cứ ai lên đường để làm điều thiện cho người khác tức là đã sẵn sàng để tiến gần tới Thiên Chúa, đã chấp nhận sự giúp đỡ của Ngài, bởi điều này thuộc về sự năng động của ánh sáng Thiên Chúa, để chiếu sáng con mắt chúng ta, khi chúng ta tiến bước đến sự tròn đầy và viên mãn của tình yêu.

Đức tin và thần học

36.Bởi đức tin là ánh sáng, nó thu hút chúng ta vào chính nó, mời gọi chúng ta càng ngày càng khám phá đầy đủ hơn nữa về chân trời mà nó chiếu rọi, để chúng ta hiểu biết nhiều hơn nữa về Đấng mà chúng ta yêu mến. Thần học Ky-tô giáo được bắt nguồn từ mong muốn này. Rõ ràng rằng, thần học không thể không có đức tin; nó là một phần trong chính tiến trình của đức tin, tìm kiếm một sự hiểu biết sâu xa hơn về sự tự mặc khải tuyệt đỉnh của Thiên Chúa nơi Đức Ky-tô. Tính hợp lý trước tiên chứa đựng trong điều rằng, Thần học không đơn giản chỉ là một nỗ lực của lý trí con người để phân tích và để hiểu như được nhìn thấy trong các khoa học thực nghiệm.  Không thể giảm thiểu Thiên Chúa vào trong một đối tượng, một vật thể. Ngài là chủ thể, Đấng đang hành động, Đấng tự hữu để được nhận biết, Đấng tự mạc khải chính mình  trong mối tương quan ngôi vị với ngôi vị.

Đức tin chân chính định hướng lý trí hầu mở nó ra cho ánh sáng, một ánh sáng đến từ Thiên Chúa, để lý trí được dẫn dắt bởi tình yêu chân lý, có thể đạt được một sự hiểu biết sâu hơn về Thiên Chúa. Các vị Tiến Sỹ và các thần học gia thời trung cổ rất có lý khi cho rằng thần học, như là một khoa học về đức tin, là một sự tham dự vào sự hiểu biết của chính Thiên Chúa về chính Ngài. Nó không chỉ là sự thuyết minh về Thiên Chúa, nhưng trước tiên và trước hết là sự chấp nhận và mưu tìm một sự hiểu biết sâu xa hơn về Lời mà Thiên Chúa nói với chúng ta, Lời mà Thiên Chúa nói về chính Ngài, bởi trong Ngài là một cuộc đối thoại vĩnh cửu về sự hiệp thông, và Ngài cho phép chúng ta đi vào cuộc đối thoại này. [33] Vì thế, thần học đòi hỏi phải có sự khiêm hạ để được “gây xúc động” bởi chính Thiên Chúa, và thừa nhận sự hạn chế của chính nó trước màu nhiệm, trong khi cố gắng tìm hiểu, với những quy tắc phù hợp với lý trí, với sự phong phú vô tận của màu nhiệm này.

Thần học cũng chia sẻ trong dạng thức đức tin của Ky-tô giáo; ánh sáng của nó là ánh sáng của chủ thể tin, đó là Giáo Hội. Một mặt, điều này hàm ý rằng, thần học phải đứng trong sự phục vụ đức tin của người Ky-tô hữu, khiêm tốn hiến thân cho sự bảo tồn và đào sâu đức tin của tất cả mà tiên vàn là của những con người hèn kém nhất. Mặt khác, bởi vì đời sống của nó được dung nạp từ đức tin, nên thần học không thể coi Quyền giáo huấn của Đức giáo hoàng và các giám mục trong sự hiệp thông với ngài như là một thứ gì đó ngoại lai, một giới hạn đối với sự tự do của nó, nhưng là một cái gì đó thuộc về các chiều kích nội tại cấu thành nên nó, vì Quyền huấn dậy đảm bảo sự tiếp xúc của chúng ta với nguồn cội căn nguyên và vì thế cung cấp sự chắc chắn để đạt đến lời của Đức Ky-tô trong tất cả sự toàn vẹn của nó.
(còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét