Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

THÔNG ĐIỆP - LUMEN FIDEI - ÁNH SÁNG ĐỨC TIN Chương III (tiếp theo 2)

THÔNG ĐIỆP - LUMEN FIDEI - ÁNH SÁNG ĐỨC TIN
CHƯƠNG III
TÔI TRUYỀN LẠI CHO ANH EM
ĐIỀU MÀ CHÍNH TÔI ĐÃ LÃNH NHẬN

(x. 1 Cr 15:3)


Đức tin, sự cầu nguyện và Mười Điều Răn

46. Có hai yếu tố thiết yếu khác trong việc thông truyền trung thực ký ức của Giáo Hội. Thứ nhất là lời Kinh của Chúa: Kinh “Lạy Cha”. Ở đây, người Ky-tô hữu học biết sự chia sẻ trong kinh nghiệm thiêng liêng của chính Đức Ky-tô, và nhìn mọi thứ thông qua đôi mắt của Ngài. Từ Ngài – Đấng là ánh sáng bởi ánh sáng, Chúa Con duy nhất được sinh ra từ Chúa Cha, chúng ta đến để nhận biết Thiên Chúa và vì vậy có thể thắp lên nơi người khác ngọn lửa khao khát đến gần Ngài.

Điều quan trọng tương tự là mối liên hệ giữa đức tin và Mười Điều Răn. Đức tin, như chúng ta đã nói, tạo ra một dạng thức của một chuyến hành trình, một con đường để bước theo, bắt đầu bằng một sự gặp gỡ với Thiên Chúa Hằng Sống. Nó ở trong ánh sáng đức tin, ánh sáng của sự trao phó cho Thiên Thiên Chúa – Đấng Cứu Độ, rằng Mười Điều Răn mang chân lý sâu xa nhất của nó, khi được đọc ngay từ các lời giới thiệu về các điều răn này: “Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ” (Xh.20,2). Mười Điều Răn không phải là một bộ điều răn có tính tiêu cực, nhưng là những hướng dẫn cụ thể được ban ra tại sa mạc của sự ích kỷ và bản ngã tự rào kín nhằm đi vào với cuộc đối thoại với Thiên Chúa, được bồng ẵm bởi  lòng thương xót của Ngài, và sau đó mang lòng thương xót ấy cho người khác. Vì thế, đức tin tuyên xưng tình yêu của Thiên Chúa, nguồn gốc và trụ cột của muôn loài muôn vật, và để tự bản thân nó được hướng dẫn bởi tình yêu này nhằm để tiến bước trong cuộc hành trình tiến về sự hiệp thông viên mãn với Thiên Chúa. Mười Điều Răn xem ra như là con đường của sự biết ơn, của sự đáp trả tình yêu, được trao sức mạnh, bởi trong đức tin, chúng ta dễ dàng tiếp thu kinh nghiệm về tình yêu biến đổi ấy của Thiên Chúa đối với chúng ta. Và con đường này nhận được ánh sáng mới từ lời dậy của Đức Giê-su trong Bài giảng trên Núi (x. Mt.5-7).

Vì thế, đây là bốn yếu tố tạo thành kho ký ức mà Giáo Hội chuyển giao: tuyên xưng đức tin, cử hành các bí tích, sự tuân giữ mười điều răn, và cầu nguyện. Việc truyền thụ giáo lý của Hội Thánh, theo truyền thống, được sắp xếp xung quanh bốn yếu tố ấy; điều này bao gồm Giáo lý của Hội Thánh Công giáo, một sự hỗ trợ căn bản cho hoạt động đồng nhất mà với hoạng động ấy, Giáo Hội thông truyền toàn bộ nội dung đức tin của mình: „tất cả bản thân Giáo Hội và tất cả những gì mà Giáo Hội tuyên xưng“. [39]

Sự Thống Nhất và toàn vẹn của đức tin

47. Sự hiệp nhất của Giáo Hội trong không gian và thời gian được nối liền với sự thống nhất của đức tin: “Chỉ có một thân thể, một Thần Khí … một niềm tin” (Ep.4,4-5). Những ngày này chúng ta có thể hình dung ra được có một nhóm người đang hiệp nhất với nhau trong cùng một công việc chung, yêu thương lẫn nhau, sẻ chia cùng một số phận và có cùng một mục đính. Nhưng chúng ta cảm thấy khó tưởng tượng về một sự hiệp nhất trong một chân lý. Chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng, một sự hiệp nhất của loại này không thích hợp với sự tự do tư tưởng và sự tự chủ cá nhân. Nhưng kinh nghiệm của tình yêu chỉ cho chúng ta thấy rằng, một cái nhìn chung là có thể, vì thông qua tình yêu, chúng ta học được cách nhìn thực tại thông qua đôi mắt của người khác, không phải như cái gì đó làm giảm bớt, hạn chế cái nhìn của chúng ta, mà thay vào đó làm phong phú cái nhìn của chúng ta. Tình yêu chân thật, giống như tình yêu của Thiên Chúa, rốt cục đòi hỏi phải có sự thật, và sự chiêm nghiệm chung về chân lý Đức Giê-su Ky-tô, làm cho tình yêu có thể trở nên sâu nặng và bền lâu. Đây cũng là niềm vui to lớn của đức tin: một sự hiệp nhất trong một thân thể và một tinh thần. Thánh Lê-ô Cả đã có thể nói: “nếu đức tin không là một, thì nó không phải là đức tin”. [40].

Bí ẩn của sự hiệp nhất này là gì? Trước hết, đức tin là “một”, bởi vì tính độc nhất của Thiên Chúa – Đấng được biết tới và được tuyên xưng. Tất cả các tín điều đều nói về Thiên Chúa; chúng là những con đường để nhận biết Ngài và các công việc của Ngài. Cho nên, sự hiệp nhất của chúng vượt xa bất kỳ sự định hình nào của lý trí con người. Chúng sở hữu một sự thống nhất và làm cho chúng ta trở nên phong phú hơn bởi vì nó được trao cho chúng ta và làm chúng ta nên một.

Đức tin cũng là một bởi nó được định hướng tới một Thiên Chúa, tới sự sống nơi Đức Giê-su, tới lịch sử cụ thể mà Ngài chia sẻ với chúng ta. Thánh I-rê-nê thành Lyon đã làm rõ điều này trong một cuộc đấu tranh chống lại phái Duy Tri. Phái Duy Tri cho rằng, có hai loại đức tin: một là đức tin thô sơ, không hoàn hảo, phù hợp với đại quần chúng, nó vẫn còn ở cấp độ nhục thể của Đức Giê-su và sự chiêm nghiệm các màu nhiệm của Ngài; và hai là đức tin sâu xa hơn, hoàn hảo hơn, được dành cho một nhóm người đã được thụ giáo, tức những người mà về mặt trí tuệ có khả năng vượt lên trên nhục thể của Đức Giê-su hướng tới các màu nhiệm thần tính. Trái ngược với tuyên bố này, mà thậm chí ngày ngay nó tạo ra một sự hấp dẫn nhất định và có những người đi theo nó, Thánh I-rê-nê nhấn mạnh rằng, chỉ có một đức tin, vì nó được dựa vào biến cố cụ thể của sự hóa thành xác thể và không bao giờ có thể vượt trên nhục thể và lịch sử của Đức Ky-tô, bởi Thiên Chúa đã muốn mặc khải chính mình một cách đầy đủ, trọn vẹn nơi nhục thể đó. Vì lý do này, Thánh nhân nói, không có sự khác biệt trong đức tin của “những người có thể thuyết trình dài về nó” và “những người cũng nói nhưng nói ít hơn”, giữa những người vĩ đại hơn và những người thấp kém hơn: loại người thứ nhất không thể làm tăng thêm đức tin, và loại người thứ hai cũng không làm giảm bớt đức tin. [41]

Cuối cùng, đức tin là một, bởi nó được chia sẻ bởi toàn thể Giáo Hội, mà Giáo Hội là một thân thể và một Thánh Thần. Trong sự hiệp thông của một chủ thể là Giáo Hội, chúng ta lãnh nhận được một cái nhìn chung. Bằng việc tuyên xưng cùng một đức tin, chúng ta đứng vững trên cùng một tảng đá, chúng ta được biến đổi bởi cùng một Thần Khí tình yêu, chúng ta tỏa ra một ánh sáng và chúng ta có một cái nhìn xuyên thấu  thực tại.

48. Mà bởi đức tin là một, nên nó phải được tuyên xưng trong tất cả sự tinh tuyền và tòan vẹn của nó. Quả thế, bởi tất cả các tín điều đều có mối liên hệ với nhau, nên việc phủ nhận một trong các tín điều, thậm chí ngay cả những tín điều xem ra ít quan trọng nhất, điều đó có nghĩa là đã làm méo mó toàn bộ. Mỗi giai đoạn lịch sử có thể tìm thấy điểm này hoặc điểm kia của đức tin dễ hơn hoặc khó chấp nhận hơn: vì thế cần thận trọng trong việc đảm bảo rằng, nguồn gốc của đức tin được chuyển giao trong sự toàn vẹn của nó (x. Tm.6,20) và rằng, mọi khía cạnh của việc tuyên xưng đức tin được nhấn mạnh một cách thích đáng và đúng lúc. Qủa thực, vì sự thống nhất của đức tin là sự hiệp nhất của Giáo Hội, nên loại trừ một số điều gì đó từ trong kho tàng của đức tin có nghĩa là đã loại trừ một điều gì đó từ sự chân thật của sự hiệp thông . Các Giáo Phụ đã mô tả đức tin như là một thân thể, mà thân thể ấy gồm có các chi thể khác nhau, bằng sự tương đồng với thân thể của Đức Ky-tô và sự nối dài của nó trong Giáo Hội [42].

Sự toàn vẹn của đức tin cũng được gắn chặt với hình ảnh của Giáo Hội như một trinh nữa và sự chung thủy của mình  trong tình yêu đối với Đức Ky-tô, phu quân đích thực của mình; làm tổn hại đức tin có nghĩa là làm tổn hại sự thông hiệp với Thiên Chúa. [43] Vì thế, sự hiệp nhất của đức tin là sự hiệp nhất của một thân thể sống động; điều này đã được Chân Phước Gio-an Hen-ri Niu-mân nêu ra một cách rõ ràng khi ngài liệt kê ra các chú ý tiêu biểu trong việc nhận ra sự liên tục của giáo lý, mà ở đây có sự vượt qua mọi thời với sức mạnh có thể thu nhận mọi thứ mà nó gặp trong các môi trường khác nhau, cũng như tại chính nơi mà nó hiện diện, và trong các nền văn hóa khác nhau mà nó gặp [44], thanh lọc tất cả và mang chúng đến với vẻ đẹp tinh tuyền nhất. Vì thế, đức tin được biểu tỏ như là phổ quát và công giáo, bởi ánh sáng của nó trải rộng ra để chiếu rọi toàn bộ vũ trụ và toàn bộ lịch sử.

49. Với tư cách là người kế vị các Tông Đồ - Giáo Hội đã được Thiên Chúa trao ban một tặng phẩm như là một sự trợ giúp đối với sự hiệp nhất trong đức tin cũng như tính thông truyền trọn vẹn của nó. Trên phương diện này, sự liên tục nơi ký ức của Giáo Hội được đảm bảo, và sự tiếp cận với nguồn mạch mà từ đó đức tin chảy ra có thể đạt tới được sự chắc chắn. Vì thế, sự đảm bảo liên tục với các nguồn gốc, được trao cho những người sống theo một cách phù hợp với đức tin sống động mà Giáo Hội đang kêu gọi truyền giao. Giáo Hội phụ thuộc vào sự trung thành của các chứng nhân mà họ đã được Thiên Chúa tuyển chọn để giao phó cho sứ vụ này. Vì lý do ấy, quyền giáo huấn của Hội Thánh luôn luôn nói trong sự vâng phục đối với những điều mà  đức tin được dựa vào; nó đáng tin cậy vì sự trung tíc của nó trước lời mà nó nghe thấy, duy trì và trình bày lại một cách chi tiết. [45]  Trong lời tạm biệt của Thánh Phao-lô gửi cho các kỳ mục tại Giáo đoàn Ê-phê-xô ở Mi-lê-tô, mà Thánh Lu-ca đã thuật lại cho chúng ta trong sách Tông Đồ Công Vụ, ngài làm chứng rằng, ngài đã thực hiện nhiệm vụ mà Thiên Chúa đã trao phó cho ngài để “rao giảng cho anh em tất cả ý định của Thiên Chúa” (Cv.20,27). Nhờ quyền giáo huấn của Giáo Hội, ý định này có thể đến được với chúng ta trong sự toàn vẹn của nó, và với nó niềm vui có thể được thực hiện một cách trọn vẹn.

(còn tiếp)
BBT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét