Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Thư của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô gửi cho gửi cho Tiến sĩ Eugenio Scalfari - sáng lập viên và nguyên tổng biên tập của báo La Reppublica (phần II)

Thư của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô gửi cho gửi cho Tiến sĩ Eugenio Scalfari  - sáng lập viên và nguyên tổng biên tập của báo La Reppublica (phần II)

Vatican City, September 11, 2013 (Zenit.org
Trọng kính ngài Tiến sĩ Scalfari,

trong bài xã luận ngày 07/07, ngài luôn hỏi tôi rằng, làm thế nào để hiểu được nguồn gốc đức tin Ky-tô giáo bởi vì nó được thiết lập trên Sự Nhập Thể của Con Thiên Chúa, liên quan đến các niềm tin khác mà các niềm tin đó hướng về thay vì xung quanh sự siêu việt tuyệt đối của Thiên Chúa.

Tôi muốn nói thế này, guồn gốc chính xác là nằm ở thực tế rằng, đức tin làm cho chúng ta tham dự, trong Chúa Giê-su, trong mối tương quan mà Ngài có với Thiên Chúa, Đấng là ABBA và, trong ánh sáng này, mối tương quan mà Ngài có với tất cả những người khác, kể cả kẻ thù, trong dấu chỉ tình yêu. Nói cách khác, con cái của Chúa Giê-su, như được trình bày với đức tin Ky-tô giáo, không được mặc khải để đánh dấu một sự phân tách không thể vượt qua được giữa Chúa Giê-su và tất cả người khác: nhưng để nói với chúng ta rằng, trong Ngài, tất cả chúng ta được mời gọi để trở thành con cái của một Cha và chúng ta là anh em của nhau. Tính duy nhất của Chúa Giê-su là vì sự thông hiệp chứ không phải vì loại trừ.

Dĩ nhiên điều này cũng xảy đến – và nó không phải là cái gì nhỏ - sự khác biệt giữa lãnh vực tôn giáo và lãnh vực chính trị mà nó được thừa nhận trong việc “cái gì của Thiên Chúa thì trả lại cho Thiên Chúa và cái gì xủa Xê-xa thì trả lại cho Xê-xa” đã được Chúa Giê-su khẳng định một cách rõ ràng và trên đó, lịch sử của Phương tây đã được cần cù xây dựng một cách cần mẫn. Qủa thực, Giáo hội được kêu gọi để làm men và muối của Tin Mừng, và đây là tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa đến được với mọi người, chỉ ra mục đích và số phận cuối cùng cũng như thiên đàng của chúng ta, trái lại xã hội chính trị và dân sự có nhiệm vụ khó khăn trong việc tạo ra sự phù hợp và cụ thể hóa trong công lý và đoàn kết, trong luật pháp và trong hòa bình, một cuộc sống mang tính con người hơn bao giờ hết. Đối với những ai sống niềm tin Ky-tô giáo, điều này không có nghĩa là chạy trốn thế gian hoặc tìm kiếm quyền lãnh đạo, nhưng là phục vụ con người, toàn thể con người và tất cả mọi người, bắt đầu từ những người bên lề của lịch sử và duy trì sự nhận thức về ý nghĩa của hy vọng mà nó dẫn đưa họ tới làm điều thiện cho dù mọi thứ và luôn luôn nhìn vào thế giới bên kia.

Ngài cũng hỏi tôi, trong phần kết luận của bài xã luận thứ nhất, chúng ta nên nói gì với những người anh em Do-thái của chúng ta về lời hứa mà Thiên Chúa đã hứa với họ: có phải tất cả nó đã xảy đến không gì cả? Hãy tin tôi, đây là một câu hỏi thách thức chúng tôi một cách tận căn với tư cách là những người Ky-tô hữu, bởi vì với sự trợ giúp của Thiên Chúa, đặc biệt từ Công Đồng Vatican II, chúng ta đã tái khám phá ra rằng, người Do-thái vẫn vì chúng ta, và là nguồn gốc thánh mà từ đó Chúa Giê-su được sinh ra. Trong tình bằng hữu, tôi đã vun tưới trong tiến trình của tất cả những năm này với người anh em Do-thái ở Argentina, thường trong lời cầu nguyện tôi cũng vẫn hỏi Chúa, đặc biệt khi tâm trí của tôi đi vào ký ức về những kinh nghiệm khủng khiếp của dân tộc Do Thái. Điều tôi có thể nói với ngài, qua Thánh Phao Lô Tông Đồ, rằng sự trung tín của Thiên Chúa đối với giao ước chặt chẽ với Israel đã không bao giờ trở nên suy yếu và rằng, thông qua các thử thách kinh khủng của những thế kỷ này, người Do-thái vẫn kiên giữ niềm tin vào Thiên Chúa. Và vì điều này, chúng ta sẽ không bao giờ biết ơn họ cho đủ với tư cách là Giáo hội, cũng như với tư cách là con người nũa. Vì thế, họ, chính xác là bằng sự kiên trì trong niềm tin vào Thiên Chúa của Giao ước, đã kêu gọi tất cả mọi người, kể cả chúng tôi - những người Ky-tô hữu, tới một thực tế rằng, chúng ta luôn đang chờ đợi, với cương vị là người khách lữ hành, sự trở lại của Thiên Chúa và, vì thế, rằng chúng ta phải luôn mở lòng mình ra cho Ngài và không bao giờ trốn tránh nơi điều mà chúng ta đã đạt được.

Vì thế tôi đi đến ba câu hỏi mà ngài đã đặt ra cho tôi trong bài xã luận hôm 07/08. Đối với tôi dường như trong hai câu hỏi đầu, điều ở trong tim của ngài là để hiểu thái độ của Giáo hội đối với những ai không có cùng niềm tin vào Chúa Giê-su. Trước hết, ông hỏi tôi, liệu Thiên Chúa của Ky-tô giáo có tha thứ cho một người không có niềm tin và không tìm kiếm niềm tin không? Giả thuyết rằng – và nó là một điều cơ bản – lòng thương xót của Thiên Chúa không có giới hạn nếu người ta hướng về Ngài với một tấm lòng sám hối và chân thành; câu hỏi đối với một người không tin vào Thiên Chúa nằm ở sự vâng phục lương tâm của người đó. Tội lỗi, cũng đối với những người không có niềm tin, tồn tại khi họ đi ngược lại với lương tâm của mình. Lắng nghe và vâng phục, quả thực, có nghĩa là quyết định trước những gì nhận thức là tốt hay xấu. Và quyết định này xoay quanh điều thiện hoặc điều ác nơi hành động của chúng ta.

Ở đoạn thứ hai, ngài hỏi tôi, liệu một suy nghĩ cho rằng tuyệt đối không có sự tồn tại, và thậm chí không có một chân lý tuyệt đối, nhưng chỉ có một loạt các chân lý tương đối và chủ quan thôi, suy nghĩ như vậy liệu có mang tội hay sai lầm không? Để bắt đầu, tôi sẽ không nói, thậm chí không cả đối với người có niềm tin, về chân lý “tuyệt đối”; theo nghĩa này, tuyệt đối là cái bất nhất, là cái được lấy từ bất cứ mối quan hệ nào. Chân lý hiện nay, theo đức tin Ky-tô giáo, là tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta trong Chúa Giê-su Ky-tô. Vì thế, chân lý là một mối quan hệ! Vì thế thật sự rằng, mỗi người chúng ta cũng hiểu được chân lý này và thể hiện nó từ chính bản thân họ: từ lịch sử và văn hóa của họ, từ trong hoàn cảnh mà họ đang sống v.v. Điều này không có nghĩa là chân lý có tính thay đổi hoặc chủ quan, nhưng hoàn toàn ngược lại. Nó có nghĩa rằng, nó được trao ban cho chúng ta luôn luôn và chỉ như một con đường và một cuộc sống. Chúa Giê-su đã chẳng tự mình nói răng: “Thầy là Đường, là Sự thật và là Sự sống” đó sao? Nói cách khác, chân lý hoàn toàn là một với tình yêu, đòi hỏi sự khiêm hạ và mở tâm hồn ra để được tìm thấy, được lãnh nhận và được thể hiện. Vì thế, cần thiết để hiểu rõ một người khác về các giới hạn và, có lẽ, để đi ra khỏi nơi chật hẹp của sự chống đối…. tuyệt đối, để đặt lại câu hỏi trong chiều sâu. Tôi nghĩ rằng, ngày hôm nay, điều này hoàn toàn cần thiết để bắt đầu cuộc đối thoại mang tính xây dựng và hòa bình đó, điều mà tôi đã hy vọng ở phần đầu của thư trả lời này.

Trong câu hỏi cuối cùng, ngài đã hỏi tôi, liệu với sự biến mất của con người trên trái đất này, suy nghĩ cũng sẽ biến mất điều mà nó có thể suy nghĩ về Thiên Chúa? Chắc chắn rằng, sự vĩ đại của con người nằm ở chỗ con người có khả năng nghĩ về Thiên Chúa. Và đó là ở trong khả năng sống mối tương quan có trách nhiệm và có ý thức với Ngài. Tuy nhiên, mối tương quan này là giữa hai thực tại. Thiên Chúa – đây là suy nghĩ của tôi và đây là kinh nghiệm của tôi, nhưng ngày hôm nay có biết bao người của ngày hôm qua và ngày hôm nay chia sẻ nó! – Không là một ý tưởng,  dù là rất cao thượng, kết quả của suy nghĩ của con người. Thiên Chúa là thực tại được viết hoa với từ “T”. Chúa Giê-su đã mặc khải điều này – và sống mối tương quan với Ngài – như là một người Cha của sự thánh thiện và sự thương xót vô hạn. Vì thế, Thiên Chúa không phụ thuộc vào suy nghĩ của chúng ta. Hơn nữa thậm chí khi cuộc sống của con người trên trái đất này kết thúc – và đối với đức tin Ky-tô giáo, trong bất cứ trường hợp nào, thế giới này như chúng ta đã biết, nó được dự định để đi đến chỗ tàn lụi – nhưng con người sẽ không dừng sự hiện tồn và, theo cách mà chúng ta không biết, cũng như vũ trụ này trược tạo dựng nhờ Ngài. Kinh Thánh đã nói về “trời mới và đất mới” và khẳng định rằng, vào thời điểm cuối cùng, nơi không gian và thời gian vượt xa ngoài chúng ta, nhưng trong đức tin, chúng ta hướng về đó với sự khao khát và mong đợi, Thiên Chúa sẽ “chung hậu”. Thưa Tiến sỹ Scalfari, vì thế tôi xin kết luận các suy tư của tôi, được đánh thức bởi những điều mà ngài đã mong muốn đối thoại với tôi và hỏi tôi. Hãy đón nhận nó như là câu trả lời tạm thời nhưng chân thành và tự tin cho sự mời gọi đi cùng ngài trên một đoạn đường với nhau. Hãy tin tôi, mặc dù tất cả Giáo hội chậm chạp, bội tín, bất toàn và tội lỗi, có thể đã mắc phạm và vẫn có thể mắc phạm ở nơi những người đi theo mình, không có ý nào khác hoặc chấm dứt ngoài ý sống và làm chứng tá cho Chúa Giê-su: Đấng đã được Chúa Cha sai đến “để loan báo tin mừng cho người nghèo khổ, công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4, 18-19).

Thân ái chào ngài
Phan-xi-cô

BBT chuyển ngữ từ nguồn:
http://www.zenit.org/en/articles/pope-francis-letter-to-the-founder-of-la-repubblica-italian-newspaper?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed

Bài có liên quan: Thư của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô gửi cho gửi cho Tiến sĩ Eugenio Scalfari - sáng lập viên và nguyên tổng biên tập của báo La Reppublica (phần I)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét