Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Tông Huấn Evangelii Gaudium - Niềm Vui Tin Mừng (3)

Tông Huấn  Evangelii Gaudium - Niềm Vui Tin Mừng (3)
ĐTC Phan-xi-cô 
TÔNG HUẤN
EVANGELII GAUDIUM
(NIỀM VUI TIN MỪNG)

CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ
GỬI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC,
CÁC TU SĨ VÀ CÁC TÍN HỮU
VỀ VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG 
TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY

II. NIỀM VUI DỊU DÀNG VÀ NIỀM VUI ỦI AN CỦA VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG
9. Điều thiện luôn có khuynh hướng truyền lan. Mọi kinh nghiệm đích thực về chân lý và sự thiện – theo chính bản chất tự nhiên của nó – cố gắng lớn lên trong chúng ta, và bất cứ ai đã trải qua một sự tự giải phóng thâm sâu sẽ trở nên nhạy cảm hơn với những nhu cầu của người khác. Khi nó trải rộng ra, sự thiện nhận lấy gốc rễ và phát triển. Nếu chúng ta muốn sống một cuộc sống có phẩm giá và trọn vẹn, chúng ta phải ra đi đến với tha nhân và tìm kiếm sự thiện của họ.
Trong ý nghĩa này, những lời nói của Thánh Phao-lô sẽ không làm chúng ta ngạc nhiên: “Tình yêu Đức Ki-tô thôi thúc chúng tôi“ (2Cr. 5:14); “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng !“ (1Cr 9,16).
10. Tin Mừng mang lại cho chúng ta cơ hội sống một cuộc sống trên một mức độ cao hơn, nhưng không kém sự mãnh liệt: “Cuộc sống lớn lên bằng sự cho đi, mà nó trở nên suy yếu trong sự tách ly và tiện nghi. Qủa thực, những người vui hưởng cuộc sống nhất là những người để lại sự an nguy trên bờ và trở nên được khích động bởi sứ vụ thông giao sự sống cho người khác” (4*). Khi Giáo hội mời gọi các Ky-tô hữu hãy nhận lấy nhiệm vụ loan báo Tin Mừng, đơn thuần là Giáo hội đang chỉ ra suối nguồn nguyện ước riêng tư và đích thực. Bởi vì “ở đây chúng ta khám phá ra một quy luật sâu xa của thực tại: cuộc sống đó đạt được và trưởng thành trong chừng mực mà nó được dâng hiến để trao sự sống cho người khác. Đây chắc chắn là ý nghĩa của sứ vụ” (5*). Vì vậy, một người loan báo Tin Mừng không được phép trông giống như một người vừa đi đưa đám ma về! Chúng ta hãy lấy lại và đào sâu lòng nhiệt huyết, rằng “niềm vui dịu dàng và niềm an ủi của việc được rao giảng, ngay cả lúc phải gieo trong nước mắt... Và ước gì thế giới hôm nay đang tìm kiếm trong lo âu hoặc hy vọng, có thể đón nhận Tin Mừng, không phải từ những nhà rao giảng buồn bã hay thất vọng, bồn chồn hay lo âu, nhưng từ những thừa tác viên của Tin Mừng có đời sống đầy nhiệt thành vì đã đón nhận niềm vui của Chúa Kitô (6*)
11. Sự canh tân việc rao giảng có thể đem lại cho các tín hữu, cũng như những người thờ ơ và những người không thực hành, niềm vui trong đức tin và hoa trái trong công việc rao giảng Tin Mừng. Trọng tâm của sứ điệp sẽ luôn là một: Thiên Chúa biểu lộ tình yêu bao la của Ngài nơi Chúa Ky-tô chịu đóng đinh trên thập giá và phục sinh. Thiên Chúa không ngừng canh tân những người tín thác nơi Ngài, bất luận những người ấy ở độ tuổi nào: “Như thể chim bằng, họ tung cánh. Họ chạy hoài mà không mỏi mệt, và đi mãi mà chẳng chùn chân” (Is 40,31). Chúa Ky-tô là “Tin mừng vĩnh cửu” (x 14,6); Người “hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn là một” (Dt 13,8), nhưng sự giầu có và vẻ đẹp của Người thì vô tận. Người luôn trẻ trung và luôn là nguồn mạch của sự mới mẻ. Giáo hội không bao giờ không bị gây ngạc nhiên trước “sự sâu thẳm về sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa“ (Rm 11,33). Thánh Gio-an Thánh giá nói rằng, “sự khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa quá sâu thẳm và quá rộng lớn đến nỗi linh hồn tuy có đạt được một mức độ hiểu bao nhiêu đi nữa trong việc hiểu biết về sự khôn ngoan ấy, thì vẫn luôn có thể thấm sâu hơn nữa trong nó“ (7*). Hay như Thánh I-rê-nô đã viết: “Với việc trở lại, Chúa Ky-tô mang theo mình tất cả những sự mới mẻ” (8*). Và với sự tươi mới này, Người luôn luôn có thể làm mới cuộc đời của chúng ta cũng như cộng đoàn của chúng ta, và thậm chí sứ điệp Ky-tô giáo đã biết tới những thời kỳ đen tối kể cả những những yếu đuối của hàng giáo sỹ, nhưng nó sẽ không bao giờ trở nên già cỗi. Chúa Giê-su cũng có thể phá tan mọi hình loại tối tăm mà nó bao quanh khiến chúng ta không thể nhìn thấy Người, và Người không ngừng làm cho chúng ta ngạc nhiên bởi sự sáng tạo tuyệt diệu của Người. Bất cứ khi nào chúng ta nỗ lực trở lại với nguồn mạch và tìm lại sự tươi mới ban đầu của Tin Mừng, thì những đại lộ sẽ xuất hiện, những con đường mới mang tính sáng tạo sẽ được mở ra, với những cách thể hiện khác nhau, nhiều dấu chỉ mang tính hùng biện hơn và những lời với ý nghĩa mới của thế giới hôm nay. Mọi dạng thức loan báo Tin Mừng đích thực đều luôn luôn “mới”.
12. Dù quả thực rằng sứ vụ này đòi hỏi một sự quảng đại lớn lao về phía chúng ta, nhưng sẽ là sai khi coi điều này như là một sự thực hiện mang tính cá nhân anh hùng, bởi vì trước hết và trên hết, đây là việc làm của Thiên Chúa, vượt xa bất cứ những gì mà chúng ta có thể nhìn thấy và hiểu biết. Chúa Giê-su là “người loan báo Tin Mừng đầu tiên và vĩ đại nhất” (9*). Trong mọi hoạt động loan báo Tin Mừng, địa vị đứng đầu luôn thuộc về Thiên Chúa. Ngài đã kêu gọi chúng ta hợp tác với Ngài và hướng dẫn chúng ta bằng sức mạnh của Thần Khí của Ngài. Sự mới mẻ đích thực là sự mới mẻ mà Thiên Chúa tự gây ra một cách huyền diệu và thôi thúc, truyền cảm hứng, hướng dẫn và đồng hành với hằng ngàn cách thức. Cuộc sống của Giáo hội cần phải luôn biểu lộ một cách rõ ràng rằng, Thiên Chúa đi bước trước: “Ngài đã yêu chúng ta trước“ (1 Ga 4,19) và chỉ mình Ngài “làm cho lớn lên“ (1Cr. 3,7). Sự nhận thức này làm cho chúng ta có thể duy trì một tinh thần vui tươi trong nhiệm vụ, vì thế đòi hỏi và thách thức một sự can dự vào của toàn bộ đời sống của chúng ta. Thiên Chúa đòi hỏi mọi thứ từ nơi chúng ta, nhưng đồng thời Ngài lại ban cho chúng ta mọi thứ.
13. Chúng ta cũng sẽ không  nhìn thấy được sự mới mẻ của sứ vụ này nếu đòi hỏi một loại dịch chuyển hay tính hay quên đối với những câu chuyện của cuộc sống mà nó bao quanh chúng ta và đưa chúng ta tiến về phía trước. Ký ức là một chiều kích đức tin của chúng ta mà chúng ta có thể gọi là “Đệ Nhị Luật”, không giống như ký ức của dân Israel. Chúa Giê-su để lại cho chúng ta Bí Tích Thánh Thể như là sự tưởng nhớ hằng ngày của Giáo hội về chính Ngài, và chia sẻ sâu xa trong biến cố Vượt qua của Người (x. Lc.22,19). Niềm vui loan báo Tin Mừng luôn luôn nảy sinh từ sự tưởng nhớ và biết ơn: đó là một hồng ân mà chúng ta không ngừng khẩn xin. Các Tông Đồ đã không bao giờ quên giây phút khi Chúa Giê-su đụng chạm vào con tim của các ngài: “Lúc đó vào khoảng bốn giờ chiều” (Ga 1,39). Cùng với Chúa Giê-su, sự tưởng nhớ này khiến chúng nhớ tới một “nhân chứng Đức Tin như đám mây” (Dt 12,1), một số người, như những người tin, chúng ta nhớ lại với niềm vui: “Hãy nhớ đến những người lãnh đạo đã giảng lời Chúa cho anh em” (Dt 13,7). Một số người trong số họ là những người bình thường, họ là những người ở gần cạnh chúng ta và dẫn đưa  chúng ta vào đời sống đức tin; “Tôi hồi tưởng lại lòng tin không giả hình của anh, lòng tin đã có nơi cụ Lô-ít, bà ngoại anh, nơi bà Êu-ni-kê, mẹ anh” (2 Tm 1,5). Người tin thiết yếu phải là “người nhớ lại”.
(Còn nữa – mời quý vị theo dõi)

ĐTC Phan-xi-cô 
(Chuyển ngữ) BBT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét