Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Tông Huấn Evangelii Gaudium - Niềm Vui Tin Mừng (4)

Tông Huấn  Evangelii Gaudium - Niềm Vui Tin Mừng (4)
ĐTC Phan-xi-cô
TÔNG HUẤN
EVANGELII GAUDIUM
(NIỀM VUI TIN MỪNG)
CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ
GỬI CÁC GIÁM MỤC, 
LINH MỤC,
CÁC TU SĨ VÀ CÁC TÍN HỮU
VỀ VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG
TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY

III. TÂN TIN MỪNG HÓA ĐỂ THÔNG TRUYỀN ĐỨC TIN

14. Chú tâm lắng nghe tiếng thúc giục của Chúa Thánh Thần – Đấng giúp chúng ta cùng nhau nhận ra những dấu chỉ của thời đại, Đại hội Thường kỳ lần thứ XIII của Thượng Hội đồng Giám mục đã nhóm họp từ ngày 07-28/10/2012 để thảo luận về chủ đề: Tân Tin Mừng hóa để Thông truyền Đức tin Ky-tô giáo. Đại hội đã tái khẳng định rằng tân Tin Mừng hóa là lời mời gọi dành cho tất cả, và rằng nó được thực hiện  trong ba vị trí chính yếu (10*).

Ở vị trí đầu tiên, chúng ta có thể đề cập đến vị trí của thừa tác vụ mục tử Giám mục được ban “sinh lực bởi ngọn lửa của Thần Khí, nhằm đốt cháy lên nơi tâm lòng người tín hữu, mà họ thường xuyên tham dự vào việc thờ phượng trong cộng đoàn và quy tụ lại vào ngày Chúa Nhật để được nuôi dưỡng bằng chính Lời của Ngài và bằng bánh trường sinh” (11*). Ở vị trí này này, chúng ta cũng có thể tính đến cả số đông các tín hữu luôn duy trì một Đức Tin sâu và chân thành, thể hiện theo những cách thức khác nhau, nhưng hiếm khi tham dự vào việc thờ phượng. Sứ vụ mục tử Giám mục cố gắng giúp đỡ các tín hữu lớn lên về mặt tinh thần để họ có thể đáp lại tình yêu của Thiên Chúa một cách trọn vẹn hơn bao giờ hết trong đời sống của họ.

Vị trí thứ hai là vị trí của“những người đã được chịu phép thanh tẩy nhưng đời sống của họ không phản ánh những đòi hỏi của bí tích Thanh tẩy” (12*), họ thiếu một mối tương quan có ý nghĩa với Giáo hội và không còn trải nghiệm được niềm an ủi xuất phát từ niềm tin. Giáo hội, với sự quan tâm của một người mẹ, cố gắng giúp đỡ họ trải qua một cuộc hoán cải, mà sự hoán cải này sẽ phục hồi niềm vui của Đức Tin trong tâm lòng họ và truyền cảm hứng để họ dấn thân cho Tin Mừng.

Cuối cùng, chúng ta không thể quên rằng, việc loan báo Tin Mừng trước hết và trên hết là rao giảng Tin Mừng cho những người chưa biết đến Chúa Giê-su Ky-tô hoặc những người luôn khước từ Người. Nhiều người trong số họ đang âm thầm tìm kiếm Thiên Chúa, khao khát muốn gặp Ngài, thậm chí ngay cả những quốc gia mang truyền thống Ky-tô giáo cổ đại. Tất cả họ đều có quyền đón nhận Tin Mừng. Người Ky-tô hữu, không loại trừ ai, tất cả đều có bổn phận phải loan báo Tin Mừng. Thay vì tạo ra cảm giác áp đặt những nghĩa vụ, bổn phận mới, họ nên xuất hiện như là những người mong muốn chia sẻ niềm vui của mình, chỉ ra chân trời đẹp đẽ và mời người khác đến tham dự một bữa tiệc thịnh soạn. Việc loan Báo Tin Mừng không được thực hiện bằng cách cải đạo người khác để làm cho Giáo hội lớn lên, nhưng được thực hiện bằng “sự hấp dẫn” (13*) .

15. Đức Gio-an Phao-lô II đã yêu cầu chúng ta hãy nhận ra rằng: “không được làm suy yếu lòng hăng say rao giảng Tin Mừng” cho những người ở xa Chúa Ky-tô, “bởi đây là nhiệm vụ đầu tiên của Giáo hội’ (14*). Qủa thực, “hoạt động truyền giáo vẫn cho thấy rằng, đó là một thách đố lớn lao nhất đối với Giáo Hội“ (15*), và „công việc truyền giáo vẫn phải là một việc làm trên hết“ (16*). Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nhận thức những lời ấy một cách nghiêm túc?  Chúng ta sẽ nhận ra rằng, ra đi truyền giáo là nguyên mẫu đối với tất cả mọi hoạt động của Giáo hội. Cùng với những dòng này, các Giám mục châu mỹ La-tinh đã tuyên bố rằng, chúng ta “không thể ngồi chờ một cách thụ động và bình thản trong các tòa nhà của Giáo hội” (17*). Chúng ta cần dời chỗ “từ mục vụ duy bảo tồn sang mục vụ truyền giáo rõ ràng” (18*). Nhiệm vụ này tiếp tục là một nguồn vui bao la đối giới Giáo hội: “Vậy, tôi nói cho các ông hay : trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn“ (Lc 15,7).

Phạm vi và giới hạn của Tông huấn này.

16. Cha hạnh phúc khi nhận lấy đề nghị của các Nghị phụ của Thượng hội đồng để viết Tông huấn này (19*). Do đó, Cha đang gặt hái những hoa trái phong phú từ công việc của Thượng Hội Đồng. Ngoài ra, Cha đã hỏi ý kiến từ nhiều người và Cha dự định sẽ thể hiện các mối quan tâm của riêng Cha về riêng chương đề cập đến công việc loan báo Tin Mừng của Giáo hội. Vô số các vấn đề liên quan đến việc loan báo Tin Mừng hôm nay có thể được thảo luận ở đây, nhưng Cha đã chọn để không đi sâu vào việc triển khai những câu hỏi này, bởi chúng đòi hỏi sự tiếp tục nghiên cứu và suy tư. Cha cũng không tin rằng, quyền giáo huấn của Giáo hoàng được mong đợi có thể đưa ra một câu trả lời cuối cùng, dứt khoát hoặc trọn vẹn cho mọi câu hỏi mà chúng có ảnh hưởng đến Giáo hội và thế giới. Nó không phù hợp đối với việc Giáo hoàng thay thế vị trí của các Giám mục địa phương trong việc nhận thức rõ mọi vấn đền nảy sinh trong địa phận của các ngài. Theo nghĩa này, Cha nhận thức rõ về sự cần thiết để thúc đẩy sự “phân quyền” hợp lý.

17. Ở đây Cha đã chọn trình bày một số hướng dẫn mà nó có thể cổ võ và định hướng toàn thể Giáo hội trong một giai đoạn mới của việc loan báo Tin Mừng, được đánh dấu bởi sự nhiệt tâm và sinh lực bền  bỉ. Trong bối cảnh này, và trên cơ sở giảng dậy của hiến chế tín lý, Cha quyết định, trong số các chủ đề khác, chỉ thảo luận chi tiết các câu hỏi sau:
a) Canh tân Giáo hội trong việc ra đi truyền giáo;

b) Những cám dỗ mà các thừa tác viên mục vụ gặp phải;

c) Giáo hội, được hiểu là toàn thể Dân Chúa loan báo Tin Mừng;

d) Bài giảng và sự chuẩn bị bài giảng;
e) Bao gồm người nghèo trong xã hội;
f) Hòa bình và đối thoại trong xã hội;
g) Các động cơ thúc đẩy tinh thần đối với sứ vụ.


18. Cha đã bàn rộng về những chủ đề này, với một số chi tiết có thể thừa. Nhưng Cha đã làm vậy, không phải với ý định đưa ra một chuyên luận thấu đáo hết mọi khía cạnh nhưng đơn giản là như một cách chỉ ra những gợi ý thực hành quan trọng của chúng đối với sứ vụ của Giáo hội ngày hôm nay. Tất cả những chủ đề này giúp đưa ra sự định hình một kiểu mẫu rõ ràng về việc loan báo Tin Mừng mà Cha đã yêu cầu anh chị em thực hiện trong mọi hoạt động mà anh chị em đảm trách. Theo cách này, chúng ta có thể, trong các nỗ lực hằng ngày của chúng ta, đón nhận sự cổ võ của Kinh Thánh: “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi xin nhắc lại : vui lên anh em !“ (Pl 4,4).

(Còn nữa – mời quý vị theo dõi)

ĐTC Phan-xi-cô 
(Chuyển ngữ) BBT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét