Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Phan-Xi-Cô Nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới Lần Thứ XLVII (2)

Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Phan-Xi-Cô Nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới Lần Thứ XLVII (2)


SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ NHÂN NGÀY HÒA BÌNH THẾ GIỚI LẦN THỨ XLVII 01-01-2014

TÌNH HUYNH ĐỆ - NỀN MÓNG VÀ HƯỚNG ĐI CỦA HÒA BÌNH

„Tất cả Anh Em đều là an hem với nhau“ (Mt.23, 8) 

3.Vấn nạn được đặt ra một cách tự nhiên rằng: Phải chăng một lúc nào đó nhân loại sẽ có thể hiện thực hóa một cách hoàn toàn niềm mong ước về một tình huynh đệ mà nó đã được Thiên Chúa Cha khắc ghi vào tận nơi sâu thẳm nhất của bản tính nhân loại? Phải chăng nhờ vào khả năng riêng của mình, nhân loại sẽ có thể thắng vượt được thái độ thờ ơ, sự ích kỷ và lòng thù ghét, cũng như có thể chấp nhận những khác biệt hợp lý mà chúng chỉ ra những đặc nét riêng của những người anh em và chị em của mình?

Chúa Giê-su trao cho chúng ta câu trả lời mà nó có thể được tổng hợp với một sự diễn giải về những lời của Ngài: Vì có một vị Cha duy nhất là Thiên Chúa, nên tất cả chúng ta đều là anh em với nhau (Mt.23, 8-9). Gốc rễ của tình huynh đệ nằm nơi tình Cha của Thiên Chúa. Đó không phải là một tình Cha mang tính chung chung, mơ hồ và không có sử tính, nhưng là Thiên Chúa Tình Yêu, cá vị, rõ ràng và vô cùng cụ thể đối với mỗi người (Mt.6, 25-30). Như vậy, đó là một Tình Cha, mà Tình Cha này sản sinh ra tình huynh đệ bằng một phương cách đầy hiệu nghiệm, vì thế khi Tình Yêu của Thiên Chúa được đón nhận, Tình Yêu ấy sẽ trở thành một sức mạnh phi thường làm biến đổi cuộc sống và thúc đẩy các mối tương quan với người khác, vì Tình Yêu ấy mở nhân loại ra cho tình liên đới và sự tương giao hằng ngày.

Tình huynh đệ nhân loại đã được phục hồi một cách đặc biệt để đi đến một cuộc sống mới từ bên trong và nhờ vào Chúa Giê-su Ky-tô, qua cái chết và sự Phục Sinh của Ngài. Thập giá chính là „nơi“ tận cùng trong nền móng của tình huynh đệ, mà nền móng ấy nhân loại không thể nào sáng chế ra được. Chúa Giê-su Ky-tô, Đấng đã đón nhận bản tính nhân loại để cứu độ nó, đã làm cho chúng ta trở nên giầu có nhờ vào Tình Yêu mà Ngài dành cho Thiên Chúa Cha, một Tình Yêu cho đến chết, và chết trên cây Thập giá (Phl.2, 8), và nhờ vào sự Phục Sinh của Ngài, Ngài  làm cho chúng ta trở nên một nhân loại mới, được gắn kết một cách hoàn toàn với Thánh ý của Thiên Chúa cũng như với kế hoạch của Ngài, mà kế hoạch ấy bao hàm việc hiện thực hóa một cách trọn vẹn ơn gọi sống tình huynh đệ.

Chúa Giê-su đã làm sáng tỏ kế hoạch của Thiên Chúa Cha ngay từ trong căn nguyên của Ngài  khi Ngài thừa nhận uy quyền tuyệt đối của Thiên Chúa Cha trên tất cả mọi sự. Nhưng với sự tận hiến cho đến chết bởi Tình Yêu dành cho Thiên Chúa Cha của Ngài, Chúa Ky-tô đã trở nên một căn nguyên mới và cùng đáy của tất cả chúng ta, mà với căn nguyên đó chúng ta được kêu gọi, để trong Chúa Ky-tô, chúng ta nhìn nhận tất cả mọi người như là anh chị em của nhau, vì chúng ta cùng là con của một người Cha chung là chính Thiên Chúa. Chúa Ky-tô chính là mối dây hiệp thông, là trung gian giao hòa giữa nhân loại với Thiên Chúa, và giữa những anh chị em với nhau. Cũng có trong cái chết của Chúa Giê-su nơi thập giá sự khắc phục về tình trạng ly tán giữa muôn dân, sự phân ly giữa dân của Giao Ước với dân ngoại, tức dân sống mà không có niềm hy vọng, vì nó không bao gồm trong những giao ước được liên kết với lời tiên đoán cho tới thời điểm ấy. Như trong lá thư gửi tín hữu Ê-phê-sô đã viết, Chúa Giê-su Ky-tô chính là Đấng đã giao hòa tất cả nhân loại với nhau trong chính Ngài. Ngài là sự hòa bình, vì Ngài đã liên kết cả hai dân để trở nên một dân duy nhất trong khi phá đổ bức tường ngăn cắt mà nó hiện hữu giữa hai dân tộc, và nói một cách cụ thể, đó là sự hận thù. Ngài đã tác tạo nên trong chính Ngài một dân tộc duy nhất với những con người mới và một nhân loại mới (Eph. 2, 14-16).

Ai chấp nhận sự sống của Chúa Ky-tô và sống trong Ngài, người ấy có thể nhận biết Thiên Chúa như một người Cha và trao hiến hoàn toàn bản thân cho Ngài, bởi Ngài yêu thương người ấy trên tất cả mọi sự.  Người được giao hòa nhìn thấy trong Thiên Chúa như là người Cha chung của tất cả, và vì thế cảm nhận một cách hết sức cô đọng trong việc sống tình huynh đệ, mà tình huynh đệ ấy mở ra cho tất cả. Trong Chúa Ky-tô, người ấy có thể đón nhận những người khác, và có thể yêu thương họ như là những người con trai hay con gái của Thiên Chúa, như những người anh em hay chị em của chính mình, và không nhìn họ như là những người lạ, hoặc là những đối thủ và thậm chí là kẻ thù. Trong gia đình của Thiên Chúa, nơi mà tất cả mọi người con của một người Cha duy nhất, được đặt vào trong Chúa Ky-tô, sẽ trở nên như những người con trong Người Con duy nhất, sẽ không có  những „cuộc đời bị vứt bỏ“. Tất cả đều sẽ hân hoan vui sướng với phẩm giá bất khả xâm phạm của chính mình. Tất cả đều được Thiên Chúa yêu thương, tất cả đều được cứu độ nhờ vào bửu huyết của Chúa Ky-tô, Đấng đã chịu chết trên thập giá cho từng người một, và cũng đã phục sinh. Đó là lý do cho thấy tại sao người ta không thể cứ ở mãi trong sự thờ ơ và lãnh đạm đối với số mệnh của những người anh em và những người chị em.

Tình Huynh đệ - Nền tảng và hướng đi hòa bình.

4.Điều được viết ra trước ở trên có thể được hiểu một cách dễ dàng rằng, tình huynh đệ chính là nền tảng và là con đường dẫn tới hòa bình. Những bức Thông Điệp xã hội do những vị tiền nhiệm của tôi công bố, đã cung cấp một sự giúp đỡ đầy quý báu để hiểu về ý nghĩa của hòa bình. Thật cần thiết để quay lại với những định nghĩa về cụm từ „hòa bình“ trong Thông Điệp Populorum progressio (Sự phát triển các dân tộc) của Đức Phao-lô VI, hay Thông Điệp Sollicitudo rei socialis (Mối quan tâm đến các vấn đề xã hội) của Đức Johannes Paul II. Từ Thông Điệp Populorum progressio , chúng ta rút ra được ý nghĩa rằng, sự phát triển toàn vẹn của các dân tộc chính là danh xưng mới của Hòa Bình, (3*) và từ Thông Điệp Sollicitudo rei socialis , chúng ta rút ra rằng, Hòa bình chính là một công trình của tình liên đới. (4*)

Đức Phao-lô VI quả quyết, không phải chỉ những cá nhân của mỗi người, nhưng là toàn bộ các quốc gia cũng phải gặp gỡ nhau trong tinh thần huynh đệ. Và Ngài giải thích: „Trong sự hiểu biết lẫn nhau ấy cũng như trong tình bạn ấy và trong sự hiệp thông thánh thiện ấy, chúng ta phải cùng làm việc chung với nhau hầu xây dựng tương lai cho toàn thể nhân loại.“ (5*) Bổn phẩn này có liên quan đầu tiên tới những những người được ưu ái nhất. Bổn phận của họ được thả neo trong tình huynh đệ nhân loại lẫn siêu nhiên và xuất hiện dưới ba bình diện: Bổn phận liên đới, tức bổn phận đòi hỏi rằng, các quốc gia giầu có phải giúp đỡ những quốc gia kém phát triển; Bổn phận của sự công bằng xã hội: bổn phận này đòi hỏi một trật tự mới đối với những mối quan hệ đang bị gây nhiễu giữa những dân tộc mạnh và những dân tộc yếu qua những hoàn cảnh và điệu kiện sống cụ thể; Bổn phận yêu thương đồng loại một cách toàn diện: Bổn phận này bao hàm sự hỗ trợ của một thế giới nhân loại đối với tất cả, một thế giới mà trong đó tất cả đều có một cái gì đó để cho đi, cũng như đều có một cái gì đó để đón nhận, nếu không, sự tiến bộ của người này sẽ trở thành một chướng ngại vật cho sự thăng tiến của những người khác. (6*)

Nếu người ta nhìn hòa bình như là công trình của tình liên đới, thì người ta cũng sẽ không thể không nhìn thấy trong cộng đoàn huynh đệ nền tảng căn bản của nó. Hòa bình, theo cách nói của Đức Gio-an Phao-lô II, chính là một sự thiện nguyên vẹn. Hoặc nó là điều thiện của tất cả, hoặc nó là của riêng một ai đó. Hòa bình chỉ thực sự có thể trở thành điều mà người ta phấn đấu để đạt được hay để tận hưởng chẳng hạn như chất lượng của một cuộc sống tốt hơn, hoặc sự phát triển hơn và bền vững về nhân vị, khi „sự quyết tâm mạnh mẽ và không ngừng hầu bảo vệ cho phúc lợi cộng đồng“ (7*) được phục hồi trong tất cả. Điều đó bao hàm việc không để cho mình bị dẫn dắt bởi „sự thèm khát lợi nhuận“ và bởi „sự khát khao quyền lực“. Nó đòi hỏi sự sẵn sàng „quên đi bản thân mình vì người khác thay vì lạm dụng họ, và ´phục vụ` người khác thay vì muốn đàn áp họ để có được một ưu thế (…), để không nhìn ´những cái khác` – có thể là một nhân vị, một dân tộc hay một quốc gia – như là những phương tiện không hơn không kém để rồi khai thác khả năng lao động cũng như sức lực cơ bắp của họ hầu tích cóp cho được những đồng tiền đê tiện, cũng như ngăn cấm sự hồi hương của họ khi họ không còn phục dịch được nữa, nhưng hãy nhìn họ như những con người „ngang hàng“, một sự „giúp đỡ“ đối với chúng ta“. (8*)

Tình liên đới Ky-tô giáo giả thiết rằng, những người thân cận được yêu thương không phải chỉ là „một thụ tạo mang tính nhân loại với những quyền lợi và sự bình đẳng mang tính nền tảng của họ đối với tất cả, mà họ còn là hình ảnh sống động của Thiên Chúa, Đấng là Cha, được cứu độ nhờ vào bửu huyết của Chúa Giê-su Ky-tô, và được đặt dưới tác động liên tục của Chúa Thánh Thần“ (9*), như là một người anh em khác.  Và Đức Gio-an Phao-lô II đã viết tiếp rằng: „Cảm thức về tình phụ tử phổ quát của Thiên Chúa, về tình huynh đệ của tất cả nhân loại trong Chúa Ky-tô, về ´những người con trong một Người Con`, về sự hiện diện cũng như những công trình sáng tạo đầy sinh lực của Chúa Thánh Thần, sẽ làm cho cái nhìn của chúng ta về thế giới như là một tiêu chuẩn mới để giải thích nó“ (10*), cũng như để biến đổi nó.

(còn nữa, mời quý vị tiếp tục theo dõi).

ĐTC Phan-xi-cô

(Chuyển ngữ) BBT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét