Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Phan-Xi-Cô Nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới Lần Thứ XLVII (3)

Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Phan-Xi-Cô Nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới Lần Thứ XLVII (3)


SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ NHÂN NGÀY HÒA BÌNH THẾ GIỚI LẦN THỨ XLVII 01-01-2014

TÌNH HUYNH ĐỆ - NỀN MÓNG VÀ HƯỚNG ĐI CỦA HÒA BÌNH


Tình Huynh đệ - điều kiện tiên quyết để chiến thắng đói nghèo

5.Trong Thông Điệp Caritas in veritate  (Đức Ái Trong Chân Lý) vị tiền nhiệm của tôi đã nhắc nhớ rằng, sự thiếu vắng tình huynh đệ giữa muôn dân cũng như giữa nhân loại là một nguyên cớ quan trọng đối với sự nghèo đói. (11*) Trong nhiều cộng đồng, chúng ta đang trải qua những kinh nghiệm về một sự nghèo đói thẳm sâu nơi những mối quan hệ, đây là hệ quả của việc khuyết thiếu những mối quan hệ bền vững từ trong gia đình và cộng đồng. Chúng ta quan sát với nỗi lo âu trước sự lớn lên của đủ mọi thể loại khác nhau về nghèo túng, ruồng rẫy và cô đơn, cũng như của đủ mọi hình thức khác nhau về sự lệ thuộc mang tính bệnh lý. Một sự nghèo túng như thế chỉ có thể được thắng vượt nhờ sự tái khám phá và sự đánh giá về những mối quan hệ huynh đệ trong cung lòng của các gia đình cũng như của những cộng đồng, nhờ vào việc chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn, kể cả những khó khăn lẫn những thành công, tức những điều luôn đồng hành với cuộc sống con người.

Thêm vào đó, chúng ta còn có thể, khi một mặt liệt kê ra sự giảm bớt của cái nghèo tuyệt đối, mặt khác lại không tránh khỏi sự thừa nhận về một sự gia tăng một cách đáng lo ngại của cái nghèo đói tương đối, nó có nghĩa là sự bất cân đối giữa những con người và những nhóm, mà những con người hay những nhóm này lại đang cùng sống trong một khu vực xác định hay trong một bối cảnh xác định về lịch sử lẫn văn hóa. Trong ý nghĩa này, cũng cần đến những giải pháp chính trị hữu hiệu, tức những giải pháp có khả năng hỗ trợ cho nguyên lý của tình huynh đệ, trong khi chúng bảo đảm cho những con người mà họ có cùng những phẩm giá cũng như những quyền căn bản ngang nhau, có thể có được „những khoản tài chính“, những dịch vụ, những khả năng về đào tạo và giáo dục, về những dịch vụ y tế cũng như những kiến thức về kỹ thuật công nghệ, để mỗi người đều có được cơ hội trong việc thể hiện kế hoạch về cuộc sống của mình cũng như hiện thực hóa nó, và có thể phát triển bản thân như một nhân vị tròn đầy.

Cũng được chỉ ra sự cần thiết của những phương cách mang tính chính trị, nó phục vụ cho việc làm giảm bớt đi một sự thất thường có tính cường điệu nơi khoản thu nhập. Chúng ta không được quên giáo huấn của Giáo hội về điều được gọi là gánh nặng xã hội, mà theo đó, nếu được phép – như cách nói của Thánh Thomas Aquino – hoặc thậm chí cần thiết rằng, „con người quyết định về tài sản như là quyền sở hữu của mình“ (12*), nhưng trong mối quan hệ với việc sử dụng chúng, con người phải nhìn chúng „không chỉ với tư cách cá nhân riêng tư của mình, nhưng (…) đồng thời cũng phải nhìn chúng như tài sảng chung, trong ý nghĩa chúng không phải là tài sản của riêng mình nhưng cũng còn là của những người khác.“ (13*)

Dù sao cũng vẫn còn một hình thức nữa trong việc hỗ trợ tình huynh đệ cũng như thắng vượt sự nghèo đói – một hình thức mà nó phải là nền móng cho tất cả. Đó là tình trạng thiếu thand thản nội tâm của những người mà họ quyết định sống một lối sống chân phương và căn bản; của người chia sẻ những tài sản riêng của mình cho những người khác, và có thể trải nghiệm sự hiệp thông huynh đệ với những người mà mình chia sẻ với. Đó là điều cơ bản trong việc đi theo Chúa Giê-su Ky-tô cũng như trong việc trở thành một Ky-tô hữu đích thực. Nó không chỉ liên quan tới những người được thánh hiến, tức những người tuyên khấn giữ đức khó nghèo, nhưng cũng còn liên quan tới tất cả những gia đình cũng như những công dân có tinh thần trách nhiệm, tức những người tin tưởng một cách vững chắc rằng, mối quan hệ huynh đệ với những người lân cận là sự thể hiện của những điều thiện hảo quý báu nhất.

Sự tái khám phá tình huynh đệ trong hệ thống kinh tế

6.Những cuộc khủng hoàng tài chính cũng như những cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng ngày nay mà nguyên nhân của chúng nằm trong sự chối bỏ Thiên Chúa cũng như chối bỏ tha nhân đang ngày càng gia tăng, một mặt ở tại những tham vọng muốn đạt được nhiều hơn nữa những tài sản vật chất, mặt khác nó lại nằm ở chỗ nghèo đi của những mối quan hệ giữa những con người với nhau cũng như giữa những cộng đồng với nhau – đã thúc ép rất nhiều trong việc tìm kiếm sự đáp ứng nhu cầu, niềm hạnh phúc và sự bảo đảm trong vấn đề tiêu dùng cũng như trong lợi tức, tức điều bẻ gẫy bất cứ sự lô-gich nào của một hệ thống kinh tế lành mạnh. Ngay từ năm 1979, Đức Gio-an Phao-lô II đã phát hiện ra „một mối nguy hiểm thực sự và có thể nhận thấy được rằng, con người đang để vuột mất khỏi tay mình những sợi chỉ có tính quyết định nơi sự tiến bộ to lớn trong việc làm chủ thế giới vật thể, mà thông qua những sợi chỉ có tính quyết định ấy con người có thể làm chủ thế giới, cũng như đang đặt chúng dưới sự hiện sinh của mình bằng những cách thế khác nhau, đến nỗi có thể biến bản thân mình trở thành khách thể của đủ thứ đủ điều, mặc dù những thủ đoạn có thể nhận biết lại thường không trực tiếp xuyên qua cách tổ chức của cuộc sống cộng đồng, xuyên qua hệ thống các sản phẩm, hay xuyên qua sức ép của các phương tiện truyền thông xã hội.“ (14*)

Hậu quả của những cuộc khủng hoảng kinh tế phải dẫn tới một sự cân nhắc có tính hợp lý về những mô hình kinh tế cũng như một sự thay đổi về lối sống. Cuộc khủng hoảng hôm nay, bất chấp những hậu quả nặng nề của nó đối với cuộc sống con người, cũng vẫn có thể là một cơ hội thuận tiện để lấy lại những đức tính như đức khôn ngoan, sự tiết chế, đức công bằng và lòng can đảm. Những đức tính ấy có thể giúp chúng ta thắng vượt những giây phút khó khăn cũng như tái phát hiện ra những mối dây huynh đệ, tức những điều nối kết chúng ta lại với nhau, trong sự xác tín sâu xa rằng, nhân loại cần nhiều hơn nữa, cũng như có đủ khả năng hơn trong việc tối đa hóa sự chú ý của từng cá nhân. Nhưng tiên vàn, những đức tính nêu trên là điều cần thiết trong việc xây dựng và duy trì một cộng đồng xứng hợp với phẩm giá con người.

(còn nữa, mời quý vị tiếp tục theo dõi).

ĐTC Phan-xi-cô


(Chuyển ngữ) BBT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét