Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Phan-Xi-Cô Nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới Lần Thứ XLVII (4)

Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Phan-Xi-Cô Nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới Lần Thứ XLVII (4)
Krippe GB Pic : 2
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ NHÂN NGÀY HÒA BÌNH THẾ GIỚI LẦN THỨ XLVII 01-01-2014

TÌNH HUYNH ĐỆ - NỀN MÓNG VÀ HƯỚNG ĐI CỦA HÒA BÌNH

Tình huynh đệ dập tắt chiến tranh

7.Trong năm vừa qua, nhiều anh chị em của chúng ta đã có được một kinh nghiệm đầy đớn đau về những cuộc chiến tranh, mà kinh nghiệm ấy chỉ ra cho thấy một vết thương vừa sâu vừa nặng về tình huynh đệ.  

Đang có vô số những cuộc xung đột mà chúng đã được cưu mang bởi sự thờ ơ mang tính cộng đồng. Tôi đoan chắc về sự gần gũi của tôi cũng như của toàn thể Giáo Hội với tất cả những ai đang phải sống trong các quốc gia mà tại đó, có rất nhiều những loại vũ khí đang gieo rắc những nỗi kinh hoàng và sự tàn phá. Bởi nhiệm vụ cuối cùng là phải mang tình yêu của Chúa Ky-tô đến cho những nạn nhân của những cuộc chiến trah bị lãng quên, mà thậm chí cả đến những nạn nhân không thể tự vệ, qua lời cầu nguyện cho hòa bình cũng như qua sự phục vụ những người bị thương, những người đói khát, những người tị nạn, những người bị sơ tán, và tất cả những ai mà họ đang phải sống trong những nỗi sợ hãi. Ngoài ra, Giáo Hội lên tiếng thúc giục tinh thần trách nhiệm trước những tiếng kêu xé lòng của nhân loại đang chịu khổ đau này, và đồng thời ngăn chặn những điều gây thương tích cho con người, cũng như bất cứ những xâm phạm và những hành vi bạo lực nào đối với quyền lợi cơ bản của con người. (15*)

Với lý do đó, tôi muốn gửi đến tất cả những ai đang gieo rắc sự chết chóc bằng những vũ khí và bạo lực, một lời kêu gọi dứt khoát: Hãy tái khám phá ra người anh em của quý vị trong con người mà hôm nay quý vị coi họ chỉ như là một kẻ thù một cách quá hiển nhiên, và hãy dừng lại! Hãy khước từ con đường của những loại vũ khí, và hãy đi đến với người khác trên con đường đối thoại, tha thứ và hòa giải, hầu có thể tái xây dựng một nền công lý, sự tín nhiệm và niềm hy vọng trong môi trường của quý vị! „Trong mối liên hệ này, có một sự rõ ràng rằng, những cuộc xung đột được vũ trang đối với các dân tộc trên thế giới, luôn là một sự rắp tâm phủ nhận trước sự đồng tâm mang tính quốc tế, cũng như tạo nên những mối bất hòa sâu sắc và gây ra những vết thương nặng, mà những vết thương ấy cần phải được chữa lành trong nhiều năm. Chiến tranh là một sự khước từ cụ thể đối với việc bám theo những mục tiêu to lớn mang tính xã hội và kinh tế, tức những mục tiêu mà nhờ đó cộng đồng quốc tế đã ngồi lại với nhau.“ (16*)

Tuy nhiên, chừng nào vẫn còn có một lượng vú khí rất lớn như đang được lưu hành hiện nay thì những lý do mới vẫn luôn có thể được tìm thấy để trù tính các hành động quân sự. Vì thế, tôi tái sử dụng lại lời kêu gọi mà các vị tiền nhiệm của tôi đã đưa ra để kêu gọi đừng phổ biến vũ khí nữa, hãy giải trừ quân bị ở tất cả các bên – và phải được bắt đầu đối với các loại vũ khí nguyên tử và hóa học – cho tới những vũ khí thuộc cá nhân.

Dẫu sao chúng ta cũng vẫn không được phép bỏ qua điều rằng, những hiệp ước quốc tế và những bộ luật của các quốc gia, dù chúng cần thiết và rất đáng được mong đợi,  nhưng chỉ riêng chúng thôi thì không đủ trong việc bảo vệ nhân loại trước mối hiểm nghèo của những cuộc xung đột vũ trang. Cần thiết phải có một cuộc trở về tự tận đáy con tim, một điều mà mỗi người đều có thể thực hiện, để có thể nhận ra người anh em của mình nơi những người khác, để chăm lo săn sóc cũng như cùng làm việc với người anh em đó, hầu có thể kiến tạo cho tất cả một cuộc sống tràn đầy. Đây là tinh thần mà nó đem lại sinh khí cho rất nhiều những sáng kiến thuộc xã hội dân sự, cũng như những tổ chức tôn giáo, về một nền hòa bình. Tôi ước mong rằng, sự nỗ lực hằng ngày của tất cả mọi người sẽ tiếp tục đưa đến những hoa thơm trái tốt, và mong sao cho những hoa trái đó cũng đạt tới được sự vận dụng mang tính hiệu quả theo công pháp quốc tế về quyền có được sự hòa bình như là một quyền căn bản của con người, mà quyền đó lại là một điều kiện tối cần thiết cho sự thực thi của tất cả mọi quyền khác.

Tham nhũng và tội phạm có tổ chức chống lại tình huynh đệ

8.Viễn tượng về một tình huynh đệ lưu tâm đến sự phát triền đầy đủ của mỗi con người. Những nỗ lực lớn lao của mỗi người không được phép gây vỡ mộng hay gây thương tổn, đặc biệt là đối với những người trẻ, người ta không được phép lấy đi niềm hy vọng của họ vào việc có thể hiện thực hóa những nỗ lực ấy. Thế nhưng, những mục tiêu dù rõ ràng cũng vẫn không được phép bị lẫn lộn với những sự lạm dụng quyền bính. Trái lại, người ta nên trổi vượt lên trên những người khác về việc quan tâm và kính trọng nhau (Rom. 12, 10). Cũng trong những cuộc tranh cãi, mà chúng thuộc về một bình diện tất nhiên của cuộc sống, người ta phải luôn luôn ghi nhớ điều này: phải trở nên anh chị em của nhau, và ví thế phải giáo dục người khác cũng như chính bản thân mình hầu có thể nhìn thấy những người thân cận không phải là những kẻ thù hay là những đối thủ cần phải khử trừ.

Tình huynh đệ biểu tỏ cho thấy nền hòa bình xã hội, bởi nó kiến tạo một sự cân bằng giữa tự do và công lý, giữa trách nhiệm cá nhân và tình liên đới, giữa lợi ích của những cá nhân và phúc lợi xã hội. Vì thế, một cộng đồng chính trị phải hành động một cách trong sáng và có trách nhiệm hầu tạo điều kiện cho tất cả những điều đó. Các công dân phải cảm thấy sự tự do của họ đang được tôn trọng bởi sự đại diện của các cơ quan công quyền. Thay vào đó, những mối quan tâm có tính đảng phái thường lách qua giữa những công dân và những cơ quan công quyền, mà những mối quan tâm ấy lại đang làm biến dạng chính nó, cũng như khuyến khích một bối cảnh thường xuyên của sự xung đột.

Một tinh thần huynh đệ đích thực sẽ thắng vượt được sự ích kỷ cá nhân, mà sự ích kỷ ấy đang cản ngăn con người trước khả năng sống trong sự tự do cũng như sống hài hòa với nhau. Sự ích kỷ này đang phát tán một cách rộng rãi không những trong nhiều hình thức khác nhau của sự tham nhũng, tức những hình thức tham nhũng đang bị làm lây lan một cách rất nhanh chóng trên toàn xã hội ngày nay, mà còn cả trong sự xuất hiện của những tổ chức tội phạm – từ những nhóm nhỏ tới những nhóm mà chúng được tổ chức theo cấp độ toàn cầu – do vậy, chính những tổ chức ấy đang phá hủy tính hợp pháp và nền công lý một cách vô cùng, và gây tổn hại cho phẩm giá con người ở tận nơi sâu kín nhất. Những tổ chức này là một sự xúc phạm nghiêm trọng tới Thiên Chúa, chúng hủy hoại đồng loại và gây thương tổn cho công trình sáng tạo, và chúng càng có tính phá hoại hơn khi chúng mang sắc thái tôn giáo.

Tôi nghĩ đến tấn thảm kịch mà chúng đang gây chấn động bởi chất ma túy, với nó, sự lợi nhuận được thực hiện để đi tới chỗ phỉ nhổ vào các quy luật đạo đức cũng như dân sự; tôi nghĩ tới sự tàn phá các tài nguyên thiên nhiên và sự ô nhiễm môi trường hiện tại, nghĩ tới tấn bi kịch của nạn bóc lột sức lao động; tôi nghĩ tới nạn buôn tiền bất hợp pháp cũng như  nạn đầu cơ tài chính, mà nạn đầu cơ này thường bị coi như là những đoàn cướp và phá hoại toàn bộ nền kinh tế - cũng như những hệ thống xã hội, mà những hệ thống này đang quyết định trên hàng triệu người nghèo; tôi nghĩ tới nạn mại dâm mà chúng đang hàng ngày thách thức các nạn nhân vô tội, mà tiên vàn là những người trẻ nhất, bởi chúng lấy đi tương lai của họ; tôi nghĩ đến sự ghê tởm của nạn buôn người, nghĩ đến những tội ác mà chúng xúc phạm tới những trẻ em vị thành niên cũng như những sự lạm dụng tình dục trẻ em vị thành niên, nghĩ tới chế độ nô lệ mà chúng vẫn còn đang rắc gieo những nỗi kinh hoàng trên nhiều vùng miền của thế giới, nghĩ tới điều mà nó thường không thuộc về tấn thảm kịch của những người di cư, nhưng với những người bị sử dụng ở trong những hoạt động phi pháp, trong những cách thức bất xứng. Trong mối liên hệ ấy, Đức Gio-an XXIII đã viết: „Khi một cộng đồng nhân loại được xây dựng chỉ trên bạo lực, thì cộng đồng ấy không còn thuộc về nhân loại nữa; những cá nhân trong đó sẽ không còn có tự do nữa, trong khi họ được khuyến khích để thực hiện ngược lại hầu thể hiện cuộc sống của chính họ, cũng như làm việc cho sự hoàn thiện của họ.“ (17*) Tuy nhiên, con người có thể thay đổi quan điểm, và người ta không bao giờ được phép từ bỏ niềm hy vọng về khả năng thay đổi cuộc sống. Tôi ước mong rằng, điều này là một sứ điệp đáng tin cậy đối với tất cả, cũng như đối với những ai đã mắc phải những loại tội phạm khủng khiếp, vì Thiên Chúa không muốn tội nhân phải chết, nhưng muốn họ hoán cải để được sống (Ez. 18, 23). 
Trong bối cảnh rộng lớn của cuộc sống chung giữa nhân loại với nhau, phải nghĩ đến cách đánh giá về những hành vi tội phạm và sự trừng phạt, cũng như về những điều kiện bất nhân trong nhiều nhà tù, tức những nơi mà tù nhân thường bị đẩy vào một tình trạng vô nhân đạo, trong tình trạng mà nhân phẩm của họ bị xúc phạm, và thậm chí bị  dập tắt ngay từ trong thâm tâm ý muốn bày tỏ sự khắc phục. Trong tất cả những lãnh vực này, Giáo hội đã làm rất nhiều, nhưng chủ yếu là trong âm thầm. Tôi kêu gọi và khuyên khích mọi người hãy tiếp tục hành động hơn nữa trong niềm hy vọng rằng, những hành động này của rất nhiều người nam và người nữ can đảm, vẫn luôn có thể được hỗ trợ một cách tận tâm và chân thật bởi những hoạt động được thực hiện ngày càng nhiều, cũng như từ những chính quyền dân sự.

(còn nữa, mời quý vị tiếp tục theo dõi).

ĐTC Phan-xi-cô

(Chuyển ngữ) BBT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét