Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Phan-Xi-Cô Nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới Lần Thứ XLVII (5)

Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Phan-Xi-Cô Nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới Lần Thứ XLVII (5)
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ NHÂN NGÀY HÒA BÌNH THẾ GIỚI LẦN THỨ XLVII 01-01-2014

TÌNH HUYNH ĐỆ - NỀN MÓNG VÀ HƯỚNG ĐI CỦA HÒA BÌNH

Tình huynh đệ trợ giúp sự duy trì và chăm sóc đối với thiên nhiên.

9.Gia đình nhân loại đã nhận được một tặng phẩm chung từ Đấng Sáng Tạo: Thiên Nhiên. Quan điểm Ky-tô giáo về công trình sáng tạo bênh vực một sự đánh giá tích cực về khả năng chấp nhận sự can thiệp vào thiên nhiên, hầu đưa đến một sự sử dụng theo sự yêu cầu rằng, người ta hành động một cách có trách nhiệm, có nghĩa là phải tôn trọng tính „quy phạm“ đã được ghi vào bên trong chúng, cũng như phải sử dụng tài nguyên một cách khôn ngoan hầu mang đến lợi ích cho tất cả, và ở đây phải lưu tâm tới vẻ đẹp, tính xác thực của mục tiêu cũng như tính hữu dụng đối với tất cả những sinh vật khác nhau và chức năng của chúng trong hệ sinh thái. Có thể nói một cách ngắn gọn rằng: chúng ta có quyền sử dụng Thiên Nhiên, nhưng chúng ta được kêu gọi để quản lý chúng một cách có trách nhiệm. Nhưng thay vào đó, chúng ta thường để cho mình bị dẫn dắt bởi tính tham lam, bởi sự kiêu căng của kẻ thống trị, của kẻ làm chủ, của kẻ đầy những thủ đoạn  và của kẻ bóc lột; chúng đã ta không bảo vệ thiên nhiên, không kính trọng nó, và cũng không nhìn ngắm nó như là một ân ban nhưng không.  Vì thế, người ta nên quan tâm chăm sóc cho thiên nhiên cũng như nên đặt chúng trong sự phục vụ nhân loại, kể cả những thế hệ tiếp theo.

Đặc biệt đối với lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, đây là lĩnh vực sản xuất liên quan trước tiên tới ơn gọi thiết thực trong việc bảo vệ và chăm sóc cho nguồn tài nguyên thiên nhiên hầu có thể nuôi sống nhân loại. Trong mối liên hệ đến điều đó, sự sỉ nhục của nạn đói thường xuyên trên thế giới khiến tôi phải phải đặt ra câu hỏi cho cho tất cả chúng ta: Chúng ta sử dụng tài nguyên trái đất bằng cách nào? Mọi cộng đồng hôm nay phải suy nghĩ về sự sắp xếp thứ tự của những quyền ưu tiên, mà đối với những sự sắp xếp ấy, các sản phẩm được xác định. Dựa trên thực tế, đây là một trách vụ tất yếu đối với việc sử dụng tài nguyên trái đất, khiến phải đi tới chỗ không còn nạn đói nữa. Những khởi xướng cũng như những giải pháp có thể thì nhiều vô kể và không tự giới hạn trong việc mở rộng sản phẩm. Các sản phẩm hiện nay, như người ta đã biết, là đủ cho mọi người, thế nhưng vẫn đang có hàng triệu người phải đói hoặc chết đói, và đó là mội nỗi sỉ nhục thực sự. Như vật, cần thiết phải thấy được những khả năng rằng, tất cả mọi người đều có thể được hưởng dùng những hoa thơm trái tốt của trái đất này, không phải chỉ để ngăn ngừa việc mở rộng sự khác biệt giữa những con người đang sở hữu nhiều hơn, và những người đang phải tự giới hạn với những mẩu còn lại, nhưng trước tiên và cũng vì nó là một đòi hỏi của sự công lý, của đức công bằng và của sự kính trọng đối với mỗi người. Trong ý nghĩa ấy, tôi muốn nhắc nhở tất cả về sự xác định chung và cần thiết đối với những tài sản, mà sự xác định ấy chính là nguyên tắc cơ bản của học thuyết Giáo hội về xã hội. Để tôn trọng nguyên tắc ấy, điều kiện tiên quyết và cơ bản là phải chấp nhận một con đường chân thật và công tâm để đi đến với  những tài sản cơ bản và có quyền ưu tiên, tức những điều mà mỗi ai cũng đều cần đến, cũng như có quyền lợi đối với chúng.

Kết luận:

10.Tình huynh đệ phải được khám phá, yêu mến, trải nghiệm, công bố cũng như phải được chứng tỏ. Nhưng chỉ Tình Yêu được trao ban từ Thiên Chúa mới có thể giúp chúng ta sống cũng như đón nhận tình huynh đệ một cách hoàn toàn và đầy đủ.

Sự hiện thực cần thiết của chính trị và kinh tế không được phép bị giản lược vào một chủ nghĩa duy kỹ thuật nhưng không có lý tưởng, mà chủ nghĩa duy kỹ thuật ấy đặt ra bên ngoài sự tôn trọng đối với các chiều kích siêu việt của con người. Nếu thiếu việc mở tâm hồn ra cho Thiên Chúa thì mọi sự sẽ làm bần cùng hóa tất cả mọi hoạt động của nhân loại, và mỗi nhân vị sẽ bị hạ giảm để trở thành những khách thể hay đối tượng, tức những điều mà người ta có thể lạm dụng. Chỉ khi kinh tế và chính trị chấp nhận chuyển động trong không gian rộng lớn hơn, tức không gian được bảo đảm bởi việc mở ra đối với Đấng yêu thương mỗi người, sẽ giúp nhân loại đạt tới được sự tái thiết trên nền móng của một tinh thần yêu thương huynh đệ đích thực, cũng như trở nên những công cụ hữu hiệu cho sự phát triển nhân vị một cách hoàn toàn cũng như đối với hòa bình.

Người Ky-tô hữu chúng ta tin rằng mình đã được liên kết lại với nhau với tư cách là những thành viên trong Giáo hội, và tất cả đều cần tới nhau, mỗi người trong chúng ta đều đã đón nhận ân sủng trong mức độ mà Chúa Ky-tô đã ban cho, để sử dụng những ân ban đó cho người khác (Eph.4, 7.25; 1cor. 12, 7). Chúa Ky-tô đã đến trong thế giới để mang ân sủng của Thiên Chúa đến cho chúng ta, điều đó có nghĩa là ban cho chúng ta khả năng để có thể tham dự vào cuộc sống của Ngài. Đòi hỏi phải thiết lập nên một mạng lưới có tính liên đới của tình huynh đệ, tức điều được thể hiện qua sự hỗ tương, sự tha thứ và sự tự hiến một cách hoàn toàn, tương ứng với mọi chiều rộng, cao, sâu của Tình Yêu Thiên Chúa, mà Tình Yêu này được tặng ban cho nhân loại nhờ Đấng bị chết treo trên thập giá nhưng đã phục sinh, và giờ đây đang lôi kéo mọi người đến với mình: „Thầy ban cho anh em một giới răn mới: anh em hãy yêu thương nhau! Như Thầy đã yêu thương anh em thế nào thì anh em cũng hãy yêu thương nhau như vậy“ (Ga. 13, 34-35). Đó là Tin Mừng mà nó đòi hỏi mỗi người chúng ta phải tiếp tục dấn bước, một bài tập liên tục của sự cảm thông, của sự lắng nghe trước nỗi đau khổ cũng như niềm hy vọng của người khác – cũng như của những ai còn đang xa cách chúng ta -, trong khi người ta tiếp tục dấn bước trên những nẻo đường đầy khó khăn được đòi hỏi bởi tình yêu, hầu trao hiến bản thân mình một cách nhưng không cũng như trao hiến một cách vô vị lợi vì sự hạnh phúc tròn đầy của mỗi người anh em và mỗi người chị em.

Chúa Ky-tô đang ôm ghì lấy toàn thể nhân loại và không muốn bị mất một ai. „Thiên Chúa đã sai Con của Ngài đến thế gian không phải để Người Con ấy kết án thế gian, nhưng để cho thế gian được cứu độ nhờ Ngài“ (Ga.3, 17). Ngài thực hiện điều ấy không phải vì sự bắt buộc hay vì miễn cưỡng hầu mở con tim và tâm hồn của mỗi người ra cho Ngài. „Những kẻ làm lớn trong anh em hãy trở nên như những kẻ bé mọn nhất, và những kẻ làm đầu trong anh em hãy trở nên như những đầy tớ“ – Chúa Giê-su Ky-tô đã nói như thế, và „Thầy ở giữa anh em như một người tôi tớ“ (Lc.22, 26-27). Vì thế, những hành động của Chúa Giê-su phải được đánh dấu bởi hành vi phục vụ con người, mà đặc biệt là phục vụ những người xa xôi nhất, những người ít quen biết nhất. Sự phục vụ chính là linh hồn của tình huynh đệ, mà tình huynh đệ ấy lại dựng xây nên hòa bình.

Xin Đức Maria, Mẹ của Chúa Giê-su giúp chúng ta hiểu và sống mỗi ngày tình huynh đệ, mà tình huyh đệ này lại bắt nguồn từ chính Thánh Tâm Con yêu của Mẹ, hầu có thể mang đến nền hòa bình đích thực cho bất cứ một ai đang sống trên quả địa cầu rất đáng yêu này của chúng ta. 

Từ Vatican, ngày mồng 08, tháng 12, năm 2013
ĐTC Phan-xi-cô

(Chuyển ngữ) BBT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét