Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Tông Huấn Evangelii Gaudium - Niềm Vui Tin Mừng (11)

Tông Huấn  Evangelii Gaudium - Niềm Vui Tin Mừng (11)

ĐTC Phan-xi-cô
TÔNG HUẤN
EVANGELII GAUDIUM
(NIỀM VUI TIN MỪNG)
CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ
GỬI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC,
CÁC TU SĨ VÀ CÁC TÍN HỮU
VỀ VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG
TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY

CHƯƠNG II
GIỮA CUỘC KHỦNG HOẢNG VỀ SỰ DẤN THÂN CHUNG

50. Trước khi tiếp tục thảo luận về một số câu hỏi cơ bản liên quan đến công cuộc Tin Mừng hóa, có thể sẽ hữu ích để đề cập ngắn gọn về bối cảnh mà tất cả chúng ta phải sống và làm việc. Ngày nay, chúng ta thường nghe thấy một sự “quá tải chẩn đoán” mà điều này không phải luôn luôn được đi kèm với các biện pháp điều trị có thể ứng dụng thực tế. Chúng ta thường cũng không được phục vụ tốt bởi một phân tích xã hội thuần túy mà phân tích này nhằm ôm lấy toàn thể thực tại bằng cách sử dụng phương pháp y tế và được cho là trung lập. Điều Cha muốn đề xuất là một điều gì đó nhiều hơn trong cách phân  định dựa theo Tin Mừng. Đó là phương pháp tiếp cận của một người tông đồ truyền giáo, một phương pháp “được nuôi dưỡng bởi ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần”. (53*)

51. Nhiệm vụ đưa ra một phân tính chi tiết và toàn diện về thực tại đương đại không thuộc về Giáo hoàng, nhưng Cha cổ võ tất cả các cộng đoàn về việc “xem xét, nghiên cứu cẩn thận các dấu chỉ của các thời đại”. (54*) Điều này quả thực là một trách nhiệm quan trọng bởi vì những thực tại hiện tại nào đó, trừ phi được bàn luận một cách thực sự, có thể tạo ra  những quá trình làm mất nhân tính mà điều này rồi đây khó có thể đảo ngược được. Chúng ta cần phân biệt rõ ràng điều gì có thể là hoa trái của nước trời, điều gì đi ngược lại với kế hoạch của Thiên Chúa. Điều này liên quan đến không chỉ đến việc nhận biết và phân biệt các thần khí, mà còn – và điều này mang tính quyết định – chọn lựa các khuynh hướng của thần khí tốt lành và từ chối các khuynh hướng của thần khí xấu. Cha cho rằng, những phân tích khác nhau mà các văn kiện khác về quyền giáo huấn phổ quát đã đưa ra, cũng như các phân tích được đưa ra bởi các hội đồng giám mục quốc gia và khu vực, là đúng. Trong tông huấn này Cha chỉ xem xét một cách ngắn gọn, và từ một viễn cảnh mục vụ, những yếu tố nào đó có thể làm ngăn trở hoặc làm giảm đi sự thúc đẩy việc canh tân loan báo Tin Mừng của Giáo hội, hoặc bởi vì chúng đe dọa sự sống và phẩm giá của Dân Chúa, hoặc bởi vì chúng ảnh hưởng đến những người trực tiếp tham gia vào các tổ chức của Giáo hội và công cuộc Phúc Âm hóa của Giáo hội.

I.    MỘT SỐ THÁCH THỨC TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY 
52. Trong thời đại chúng ta, con người đang trải qua điểm ngoặt nơi lịch sử của mình, mà chúng ta có thể nhìn thấy điều đó từ những tiến bộ trong rất nhiều các lĩnh vực. Chúng ta chỉ có thể khen ngợi các bước được thực hiện để cải thiện phúc lợi của người dân trong các lĩnh vực như chăm sóc y tế, giáo dục và truyền thông. Đồng thời chúng ta phải nhớ rằng, phần lớn những người cùng thời với chúng ta đang sống nghèo khổ từ ngày này đến ngày khác, với những hậu quả khủng khiếp. Nhiều loại bệnh dịch đang lan tràn. Con tim của nhiều người bị kẹp chặt bởi nỗi sợ hãi và sự tuyệt vọng, thậm chí ngay cả ở những quốc gia được gọi là giầu có. Niềm vui sống dần dần bị biến mất, sự thiếu tôn trọng người khác và bạo lực nổi lên, và bất bình đẳng ngày càng rõ nét. Đó là một cuộc chiến đấu để sống, và thường để sống với một chút phẩm giá quý giá. Biến cố lịch sử này đã được đặt trong sự vận động của các tiên tiến dồn tích, nhanh chóng, định lượng và định tính to lớn đang xảy ra nơi các ngành khoa học và công nghệ, và bởi sự ứng dụng tức thì của chúng trong các lĩnh vực khác nhau về tự nhiên và sự sống. Chúng ta đang ở thời đại tri thức và thông tin, đó là điều đã dẫn chúng ta tới các loại sức mạnh, quyền lực mới và thường ẩn danh.

53. Điều răn “ngươi không được giết người” đã định rõ một giới hạn hầu để bảo vệ an toàn cho giá trị sự sống của con người. Ngày nay chúng ta cũng phải nói “ngươi không được phép” đối với một nền kinh tế loại trừ và thiếu bình đẳng. Một nền kinh tế giết chết. Tại sao lại không thể có một bản tin khi một người già cả vô gia cư chết vì bị vứt bỏ ngoài đường, nhưng lại có một bản tin khi thị trường chứng khoán mất hai điểm? Điều này là một ví dụ về sự loại trừ. Chúng ta có thể tiếp tục đứng yên khi nhiều thức ăn bị đem vứt bỏ, trong khi nhiều người đang chết vì đói không? Đây là một ví dụ về sự bất bình đẳng. Ngày nay, mọi thứ đến theo luật cạnh tranh và sự sống còn của người mạnh nhất, nơi mà người có sức mạnh ăn của người không có sức mạnh. Nó đưa đến kết quả rằng, đa số người dân cảm thấy mình bị loại trừ và bị để bên lề: không có việc, không có khả năng, không có bất cứ phương tiện nào để trốn thoát.

Con người tự coi mình là hàng hóa tiêu dùng, sử dụng xong rồi loại thải. Chúng ta đã tạo ra một nền văn hóa “dùng xong rồi bỏ” mà nền văn hóa này hiện nay đang lan rộng. Nó không còn chỉ là sự bóc lột và đàn áp, nhưng còn là một cái gì đó mới mẻ. Cuối cùng, việc loại trừ phải làm với cái nghĩa mà nó là một phần của xã hội nơi chúng ta đang sống; những người bị loại trừ không còn ở đáy biên của xã hội nữa, hay bên lề của nó và bị tước quyền công dân – thậm chí họ không còn là một phần của nó nữa. Những người bị loại trừ không là những người “bị bóc lột” nhưng là những người bị ruồng bỏ, những “người thừa”.

54. Trong bối cảnh này, một số người tiếp tục bảo vệ cho các lý thuyết nhỏ giọt, tức giả định rằng, tăng trưởng kinh tế được khuyến khích bởi thị trường tự do, sẽ chắc chắn thành công trong việc mang lại công bằng hơn và tính bao gồm trong thế giới. Quan điểm này chưa bao giờ được xác nhận bởi thực tế và nó thể hiện một chân lý ngờ nghệch và thô thiển trong sự tốt lành của những người nắm và sử dụng sức mạnh kinh tế và trong các việc làm được thần thánh hóa của hệ thống kinh tế hiện hành. Trong khi đó, những người bị loại trừ vẫn đang chờ đợi. Để duy trì lối sống loại trừ người khác, hoặc duy trì sự hăng hái đối với lý tưởng ích kỷ đó, một sự toàn cầu hóa về thờ ơ, lãnh đạm đã phát triển. Hầu hết chúng ta không nhận thức được điều đó, nên cuối cùng chúng ta không có khả năng cảm thấy thương xót về những tiếng la hét của những người nghèo khổ, khóc thương cho nỗi đau của người khác, và cảm thấy được sự cần thiết giúp đỡ họ, khi nghĩ rằng tất cả điều này là trách nhiệm của ai đó và không phải của chính chúng ta. Văn hóa thịnh vượng đang làm u mê chúng ta; chúng ta rạng rỡ hẳn lên khi thị trường xuất hiện một cái gì đó mới để mua sắm; trong khi đó những người chậm phát triển vì thiếu cơ hội dường như là chỉ là một hình ảnh; họ không đánh động chúng ta. 

55. Một nguyên nhân của tình trạng này được tìm thấy trong mối quan hệ của chúng ta với tiền bạc, bởi vì chúng ta bình thản chấp nhận quyền lực của chúng trên chính bản thân chúng ta và các xã hội của chúng ta. Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay có thể làm cho chúng ta nhìn xuống thực tế rằng, nó bắt nguồn từ một sự khủng hoảng sâu sắc mang tính con người: chối bỏ vị trí đứng đầu của nhân vị con người! Chúng ta đã sáng tạo ra các ngẫu tượng. Việc tôn thờ con bê vàng cổ xưa (x. Xh 32,1-35) đã quay trở lại trong vỏ bọc mới và không ngừng trong việc sùng bái tiền bạc và chế độ độc tài, chuyên chính của một nền kinh tế phi nhân vị thiếu một mục đích mang tính con người đích thực. Cuộc khủng hoảng toàn cầu mà nó ảnh hưởng đến nền tài chính và kinh tế đã bộc lộ một cách trần trụi về sự thiếu cân bằng của chúng và, trên tất cả, thiếu sự quan tâm thực sự đối với con người; con người bị giản lược xuống thành một trong những nhu cầu của nó: sự tiêu thụ.

56. Trong khi thu nhập của nhóm thiếu số đang gia tăng theo cấp số cộng, thì khoảng cách phân chia giữa nhóm đa số tức nhóm giầu có, thịnh vượng được hưởng bởi chỉ một số ít người may mắn cũng đang rộng ra như vậy. Sự thiếu cân bằng này là kết qủa của các hệ tư tưởng bảo vệ sự tự trị tuyệt đối của thương trường và đầu cơ tài chính. Kết quả là, họ từ chối quyền của nhà nước – tức cơ quan được giao cho việc quan tâm đến những điều thiện chung – để thực hiện bất cứ hình thức kiểm soát nào. Vì thế một sự chuyên chế và bạo ngược mới đang nảy sinh, vô hình và thường là ảo. Nó đơn phương áp đặp luật lệ của chính nó một cách tàn nhẫn. Nợ và sự tích lũy lợi nhuận cũng làm cho các quốc gia trở trên khó khăn đối với việc hiện thực hóa tiềm năng tài chính của chính các quốc gia ấy và làm cho các công dân không được hưởng sức mạnh mua sắm thực sự của họ. Đối với tất cả những điều này, chúng ta có thể kể tới sự tham nhũng lan tràn và sự trốn thuế, điều đang diễn ra theo quy mô toàn cầu. Người khao khát quyền lực và sở hữu không biết các giới hạn. Trong hệ thống này, tức hệ thống có khuynh hướng tàn phá mọi thứ - những thứ nằm trên con đường bởi việc lợi nhuận được gia tăng, bất cứ cái gì là yếu ớt, mỏng manh, giống như môi trường, đều không có khả năng bảo vệ trước những lợi ích của một thị trường được thần thánh hóa, đang trở thành một quy luật duy nhất.

(Còn nữa – mời quý vị theo dõi)

ĐTC Phan-xi-cô
(Chuyển ngữ) BBT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét