Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Tông Huấn Evangelii Gaudium - Niềm Vui Tin Mừng (12)

Tông Huấn  Evangelii Gaudium - Niềm Vui Tin Mừng (12)

ĐTC Phan-xi-cô
papal joy

TÔNG HUẤN
EVANGELII GAUDIUM
(NIỀM VUI TIN MỪNG)
CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ
GỬI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC,
CÁC TU SĨ VÀ CÁC TÍN HỮU
VỀ VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG
TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY

57. Đàng sau điều này là thái độ ẩn núp của một sự chối bỏ luân lý và chối bỏ Thiên Chúa. Luân lý đã trở thành một sự bị chế nhạo đầy khinh miệt. Nó được xem như là phản tác dụng, vượt ra ngoài những gì thuộc nhân loại, bởi nó làm cho tiền bạc và quyền lực trở nên tương đối. Nó có vẻ như là một mối đe dọa, bởi vì nó lên án sự lôi kéo và sự làm mất phẩm giá nhân vị con người. Trong thực tế, luân lý dẫn đến một Thiên Chúa – Đấng kêu gọi một sự đáp trả tận đáy tâm hồn, nằm bên ngoài các phạm trù, loại hình của thương trường. Nếu những vấn đề vừa được nói tới ở trên mà được tuyệt đối hóa, thì Thiên Chúa có thể chỉ được xem là Đấng không thể khiểm soát, không thể quản lý, thậm chí là nguy hiểm, bởi vì Ngài nhắc nhở con người về sự nhận thức đầy đủ của họ và thoát khỏi mọi dạng thức nô lệ. Luân lý – một nền luân lý phi ý thức hệ - sẽ làm nó trở nên có khả năng để mang đến sự quân bình và một trật tự xã hội mang tính con người hơn. Với ý nghĩ này, Cha khuyến khích các chuyên gia tài chính và các lãnh đạo chính trị hãy suy nghĩ về lời của một trong những vị hiền triết cổ xưa đã nói: “Không chia sẻ sự giầu có của mình với người nghèo là ăn cắp từ họ và lấy đi sinh kế của họ. Những gì mà chúng ta đang nắm giữ, chúng không phải là tài sản của chính chúng ta mà là của họ”. (55*)

58. Một sự cải cách tài chính mở ra cho những xem xét mang tính luân lý như thế thường đòi hỏi một sự thay đổi mạnh mẽ xét về phương pháp tiếp cận đối với một bộ phận không nhỏ các nhà lãnh đạo chính trị. Cha thúc giục họ hãy đối mặt với thách thức này với sự quyết tâm và nhìn về tương lai, trong khi không làm ngơ, dĩ nhiên, các nét đặc trưng của mỗi trường hợp. Tiền bạc phải phục vụ chứ không được thống trị! Đức Thánh Cha yêu mến mọi người, người giầu cũng như người nghèo, nhưng Đức Thánh Cha có bổn phận nhân danh Chúa Ky-tô để nhắc nhở cho mọi người rằng, người giầu phải giúp đỡ, tôn trọng và thăng tiến  người nghèo. Cha cổ võ anh chị em về sự đoàn kết quảng đại, và một sự quay trở lại với nền kinh tế tài chính sử dụng phương pháp tiếp cận luân lý thiên về con người.

59. Ngày nay, ở nhiều nơi, chúng ta nghe thấy lời kêu gọi cho sự an ninh lớn hơn. Nhưng nếu sự loại trừ và thiếu bình đẳng trong xã hội và giữa các dân tộc vẫn còn tồn tại, thì sẽ không thể loại trừ bạo lực. Người nghèo và những dân tộc nghèo hơn bị buộc tội vì bạo lực, nhưng không có các cơ hội bằng nhau, các hình thức khác nhau của sự gây hấn và xung đội sẽ tìm thấy mảnh đất màu mỡ để phát triển, và cuối cùng là làm nổ tung ra. Khi một xã hội – dù là địa phương, quốc gia hay toàn cầu – sẵn sằng loại bỏ một phần của chính mình ra bên lề, thì không một chương trình chính trị nào hay nguồn lực nào dù tốn kém, hầu bắt mọi người tuân theo pháp luật hoặc các hệ thống giám sát và theo dõi, có thể đảm bảo an toàn lâu dài. Không phải chỉ có sự bất bình đẳng mới gây ra sự phản ứng bạo lực nơi những người bị loại trừ ra khỏi hệ thống, mà còn bởi vì sự bất công trong hệ thống kinh tế xã hội ngay tại gốc rễ của nó. Đúng ngay lúc điều thiện có khuynh hướng trải rộng ra, thì sự cho phép của điều xấu, tức điều bất công, có khuynh hướng mở rộng sự ảnh hưởng tai hại của nó và âm thầm làm suy yếu bất cứ hệ thống chính trị và xã hội nào cho dù nó có rất vững chắc đi nữa. Nếu mọi hành động đều có các hệ quả của nó, thì một điều xấu nằm trong các tổ chức của một xã hội cũng có một sự tiềm tàng bất biến đối với sự tan rã và chết chóc. Nó là sự xấu được bọc đường trong các cơ cấu xã hội bất công, nó không thể là cơ sở để hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn. Chúng ta còn cách xa cái được gọi là “cuối lịch sử”, bởi vì các điều kiện về phát triển hòa bình và bền vững chưa được ăn khớp và nhận thức một cách đầy đủ.

60. Các cơ chế kinh tế ngày nay thúc đẩy sự tiêu thụ quá mức, nhưng rõ ràng, chủ nghĩa tiêu thụ bị buông thả kết hợp với sự bất bình đẳng, đang có sức phá hoại đối với các cấu trúc xã hội gấp hai lần. Cuối cùng thì sự bất bình đẳng gây ra bạo lực, tức điều phải nhờ cậy đến lực lượng vũ trang, không thể và sẽ không bao giờ có thể giải quyết được. Điều này chỉ đưa lại những hy vọng giả tạo cho những người la hét đòi tăng cường an ninh, thậm chí đòi đến cả vũ khí và bạo lực, tạo ra các cuộc xung đột mới và nghiêm trọng hơn như những gì mà chúng ta đang thấy trong những ngày này, hơn là đưa ra các giải pháp. Một số người thường là bằng lòng với việc chỉ trích những người nghèo cũng như những quốc gia nghèo, bởi những phiền toái do họ gây ra; say sưa với những điều được khái quát hóa một cách tùy tiện, họ tuyên bố rằng, giải pháp là một “sự đào tạo” làm cho người ta dịu xuống, cũng như làm cho người ta trở nên thuần hóa và vô hại. Tất cả điều này, thậm chí trở nên trầm trọng hơn đối với những người bị loại ra bên lề do nạn tham nhũng sâu rộng tới tận gốc rẽ đang diễn ra ở nhiều quốc gia – trong các chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức –  trở nên bất cứ một cái gì đó về ý thức hệ và tư tưởng chính trị nơi các nhà lãnh đạo của họ.

61. Chúng ta cũng loan báo Tin Mừng khi chúng ta cố gắng đương đầu với những thách thức khác nhau mà chúng có thể nảy sinh. (56*)  Thỉnh thoảng những điều này có thể xảy ra dưới hình thức các cuộc tấn công thực sự vào sự tự do tôn giáo hoặc những ngược đãi mới nhằm chống lại những người Ky-tô giáo: ở một số quốc gia, những điều này đã lên tới mức báo động về sự hận thù và bạo lực. Vấn đề lớn hơn nữa là, ở nhiều nơi, sự lan rộng của thái độ thờ ờ và chủ nghĩa tương đối, được nối liền với sự vỡ tan ảo mộng và khủng hoảng về ý thức hệ, nó xảy ra như là một sự phản ứng lại với mọi thứ mà có thể được xem như là chuyên chế, toàn trị. Điều ấy không chỉ có hại cho Giáo hội nói riêng, mà còn cho cả cấu trúc của toàn xã hội nói chung nữa. Chúng ta nên thừa nhận rằng, khi một nền văn hóa, mà trong đó mỗi người đều muốn mình là người nắm giữ chân lý chủ quan của chính mình, thì sẽ trở nên rất khó khăn cho các công dân trong việc đặt ra một kế hoạch chung, mà kế hoạch đó vượt qua những tham vọng riêng và lợi lộc cá nhân.

62. Trong nền văn hóa hiện nay, người ta ưu tiên cho cái bề ngoài, cái tức thì, cái nhìn thấy, cái nhanh, cái bề mặt và cái tạm thời. (56*) Sự thực là nó tạo ra một khoảng trống. Nơi nhiều quốc gia, sự toàn cầu hóa đã có nghĩa là một sự làm băng hoại nhanh chóng các gốc rễ văn hóa của chính họ, một sự xâm lấn các lối suy nghĩ và hành động của họ để phù hợp với các nền văn hóa khác mà chúng có thể giúp phát triển về mặt kinh  tế,  nhưng chúng lại gây nên sự suy giảm về mặt đạo đức. Thực tế này đã được các Giám mục đến từ các lục địa trong các Thượng Hội Đồng Giám mục nêu ra. Chẳng hạn, các Giám mục, khi đề cập đến Thông Điệp Quan Tâm Đến Vấn Đề Xã Hội, đã chỉ ra cách đây vài năm rằng, đã có những cố gắng thường xuyên để làm cho các quốc gia Châu Phi thành “các bộ phận của một cái máy, những cái răng của một bánh xe khổng lồ. Điều này thường cũng đúng trong lĩnh mực truyền thông xã hội, tức điều đang được quản lý bởi các trung tâm hầu hết ở Bắc bán cầu, không phải lúc nào cũng có những xem xét thấu đáo cho những ưu tiên và những vấn đề của những quốc gia này hoặc tôn trọng cấu trúc văn hóa của họ”. (57) Vì lẽ đó, các Giám mục Châu Á “đã nhấn mạnh đến những ảnh hưởng ngoại lai được mang vào trong các nền văn hóa Á Châu. Nhiều hình thức sống mới đang xuất hiện do việc tiếp cận quá đáng với phương tiện truyền thông đại chúng ... Hậu quả là những khía cạnh tiêu cực của truyền thông và những công nghệ giải trí đang đe doạ các giá trị truyền thống, và cách riêng, đe doạ sự thánh thiêng của hôn nhân và sự vững bền của gia đình“.(58*)

63. Đức tin Ky-tô giáo của nhiều dân tộc trong những ngày này đang bị thách đố bởi sự gia tăng các phong trào tôn giáo mới, một số có khuynh hướng về chủ nghĩa duy cơ cấu, trong khi số khác dường như đề xuất sự duy linh không có Thiên Chúa. Một mặt, đây là sự phản ứng của con người đối với một xã hội có tính chất chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa vật chất, nhưng nó còn là một phương tiện khai thác những yếu đuối của những người sống trong nghèo khổ và bên lề xã hội, tức những người phải tằn tiện, thu vén ở giữa những đau khổ lớn lao của con người và đang tìm kiếm các giải pháp ngay lập tức cho nhu cầu của họ. Những phong trào tôn giáo này - không phải là không có một sự gây đau đớn và nhức nhối nào đó – đến đề khỏa lấp một sự trống rỗng do chủ nghĩa duy lí thế tục để lại, trong một nền văn hóa mà chủ nghĩa cá nhân chiếm ưu thế. Chúng ta phải thừa nhận rằng, một phần những người đã được chịu phép thanh tẩy của chúng ta thiếu ý thức về việc mình thuộc về Giáo hội, đây cũng là do những cơ cấu nào đó và thường là do môi trường không được hoan nghênh của một số Giáo xứ và cộng đoàn của chúng ta, hoặc do cách thức quan liêu trong việc giải quyết các vấn đề,  cho dù chúng đơn giản hay phức tạp, trong đời sống của tín hữu. Ở nhiều nơi, vấn đề quản trị chiếm ưu thế hơn vấn đề mục vụ, chỉ tập trung vào việc cử hành các bí tích, nhưng để ra bên ngoài mọi thức khác nhau về việc loan báo Tin Mừng.

64. Qúa trình tục hóa có chiều hướng làm giản lược  Đức Tin và Giáo hội vào trong phạm vi cá nhân và riêng tư. Hơn nữa, bằng sự chối bỏ hoàn đoàn Đấng Siêu Việt, nó đã đạo ra một sự tha hóa về luân lý ngày càng gia tăng, ngày càng đánh mất đi sự ý thức về tội lỗi thuộc cá nhân và tập thể, và một sự gia tăng không ngừng nơi chủ nghĩa tương đối. Những điều này đã dẫn tới một sự mất phương hướng chung, đặc biệt trong các giai đoạn thanh thiếu niên và những năm đầu của tuổi trưởng thành, tức những giai đoạn rất dễ bị tổn thương đối với những thay đổi. Như các Giám mục Hoa Kỳ đã chỉ ra một cách đúng đắn, trong khi Giáo hội đòi hỏi phải có những quy chuẩn đạo đức mang tính khách quan đúng đắn đối với tất cả mọi người, thì “có những người, trong nền văn hóa của chúng ta, miêu tả giáo huấn của Giáo hội là không đúng, rằng đó là chống lại quyền của con người. Những tuyên bố như thế thường xảy đến từ chủ nghĩa tương đối luân lý bị chắp vá mà không phải là không có sự mâu thuẫn, đến một niềm tin vào các quyền tuyệt đối của các cá nhân. Về điều này, Giáo hội bị xem là đang thúc đẩy một định kiến đặc biệt, và gây cản trở cho tự do cá nhân”. (59*) Chúng ta đang sống trong một xã hội bị dẫn đưa bởi thông tin mà nó tấn công chúng ta dồn dập một cách bừa bãi bằng các dữ liệu – tất cả đều được đối xử với một tầm quan trọng ngang nhau – và điều này dẫn đến sự hời hợt trong lĩnh vực nhận thức luân lý. Đáp lại, chúng ta cần cung cấp một nền giáo dục, huấn dậy về khả năng tư duy có tính phê phán, và khuyến khích phát triển các giá trị trưởng thành luân lý.

65. Mặc dù trào lưu chủ nghĩa thế tục đã quét qua các xã hội của chúng ta, trong nhiều quốc gia – thậm chí ở những quốc gia mà người Ky-tô hữu chiếm đa số - nhưng Giáo hội Công giáo được coi là một tổ chức đáng tin cậy bởi công luận chung, và được kỳ vọng vào sự hiệp  nhất và quan tâm của Giáo hội đối với những ai cần sự giúp đỡ nhất. Không biết bao nhiêu lần, Giáo hội đã hành động như người trung gian hòa giải trong việc tìm kiếm các giải pháp cho những vấn đề ảnh hưởng tới hòa bình, hòa hợp xã hội, đất đai, bảo vệ sự sống, các quyền con người và quyền công dân, và v.v.. Các trường học của Giáo hội Công giáo trên khắp thế giới đã thực hiện biết bao điều tốt lành! Đây là một điều tốt lành. Nhưng chúng ta thấy khó khăn trong việc làm cho người ta nhận thấy rằng, khi chúng ta nêu những vấn nạn khác ít dễ chịu hơn đối với công luận, thì chúng ta đang làm như vậy vì lòng trung thành vào một sự xác tín chung về nhân phẩm cũng như về các thiện ích chung.

66. Gia đình đang trải qua một cuộc khủng hoảng văn hóa sâu sắc, và tất cả các cộng đồng và các mối quan hệ xã hội cũng vậy. Đối với gia đình, sự suy giảm các mối quan hệ này đặc biệt nghiêm trọng bởi vì gia đình là tế bào nền tảng của xã hội, nơi đó chúng ta học để sống với người khác và thuộc về nhau, cho dù có những khác biệt giữa chúng ta; nó cũng là nơi cha mẹ truyền Đức Tin cho con cái của mình. Hôn nhân hiện nay đang có chiều hướng được xem như là một dạng thức thỏa mãn tình cảm thuần túy mà nó có thể được xây dựng bằng bất cứ cách nào hoặc điều chỉnh theo ý muốn. Nhưng sự đóng góp không thể thiếu của hôn nhân đối với xã hội vượt trên những cảm nghĩ và những nhu cầu tiền bạc của đôi bạn. Như các Giám mục Pháp đã dậy, nó không sinh ra từ “tình cảm yêu đương, sớm nở tối tàn, phù du do ước định, nhưng từ chiều sâu của nghĩa vụ được thực hiện bởi đôi vợ chồng mà họ chấp nhận đi vào một sự hiệp thông trong một sự sống hoàn toàn”. (60)

67. Chủ nghĩa cá nhân của kỷ nguyên toàn cầu hóa và hậu hiện đại của chúng ta ủng hộ lối sống làm suy yếu sự phát triển và bền vững của các mối quan hệ nhân vị và làm méo mó các mối ràng buộc của gia đình. Hoạt động mục vụ cần nêu rõ thực tại rằng, mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa Cha đòi hỏi và khuyến khích một sự hiệp thông, mà sự hiệp thông ấy đem lại sự chữa lành, thúc đẩy và tăng cường các mối ràng buộc liên nhân vị. Trong thế giới của chúng ta, đặc biệt trong một số quốc gia, những hình thức khác nhau về chiến tranh, xung đột đang tái bùng nổ, nhưng chúng ta, những người Ky-tô hữu, vẫn không dao động trong ý định của mình về việc tôn trọng người khác, hàn gắn các vết thương, xây dựng cầu nối, tăng cường các mối quan hệ và “mang lấy gánh nặng của nhau” (Gl. 6,2). Ngày nay cũng vậy, nhiều hiệp hội bảo vệ quyền và theo đuổi các mục đích cao quý đang được thành lập. Đây là một dấu hiệu cho thấy nhiều người mong muốn được đóng góp phần của mình cho sự tiến bộ của xã hội và văn hóa.

(Còn nữa – mời quý vị theo dõi)

ĐTC Phan-xi-cô
(Chuyển ngữ) BBT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét