Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Tông Huấn Evangelii Gaudium - Niềm Vui Tin Mừng (16)

Tông Huấn  Evangelii Gaudium - Niềm Vui Tin Mừng (16)

ĐTC Phan-xi-cô
TÔNG HUẤN
EVANGELII GAUDIUM
(NIỀM VUI TIN MỪNG)
CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ
GỬI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC,
CÁC TU SĨ VÀ CÁC TÍN HỮU
VỀ VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG
TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY

84. Không ai hay bất cứ điều gì có thể lấy mất nơi chúng ta niềm vui của việc Tin Mừng (x. Ga 16,22). Những điều ác trong thế giới của chúng ta – kể cả những điều xấu trong Giáo hội – không được phép trở thành những lý do làm giảm bớt sự nhiệt thành và hăng hái của chúng ta. Chúng ta hãy coi chúng như là những thách đố mà chúng có thể giúp chúng ta lớn lên. Bằng con mắt Đức Tin, chúng ta có thể nhìn thấy ánh sáng mà Chúa Thánh Thần luôn chiếu rọi giữa bóng tối, không bao giờ quên rằng, “ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội“ (Rm 5,20). Đức Tin của chúng ta bị thử thách để thể phân biệt làm sao rượu lại có thể đến từ nước và làm thế nào lúa mì lại có thể mọc lên giữa cỏ dại. Năm mươi năm sau Công đồng Va-ti-can-nô II, trong khi bị đớn đau bởi những điều phiền toái trong thời đại củ chúng ta, và không lạc quan một cách ngây  thơ, chủ trương hiện thực của chúng ta không được phép trở thành bất cứ một sự giảm thiểu nào về sự tín thác của chúng ta vào Chúa Thánh Thần, hoặc bớt quảng đại hơn. Theo nghĩa này, một lần nữa chúng ta có thể lắng nghe lời của Chân Phúc Gio-an XXIII vào một ngày đáng nhớ – 11/10/1962: “Đôi khi chúng ta phải nghe thấy sự hối tiếc của chúng ta về những tiếng nói của những người mà, mặc dù cháy bỏng với sự nhiệt huyết, nhưng lại thiếu một khả năng để suy xét một cách chín chắn cũng như thiếu những phương cách. Trong thời hiện đại này, họ có thể chẳng nhìn thấy điều gì ngoại trừ sự lảng tránh và đổ nát… Chúng ta cảm thấy rằng, chúng ta bất đồng với những nhà tiên đoán về ngày tận thế, tức những người luôn dự đoán tai họa, như thể là ngày tận thế đã sắp đến. Trong thời đại của chúng ta, sự Quan phòng của Thiên Chúa đang dẫn đưa chúng ta tới một trật tự mới về các mối tương quan của con người, mà những mối tương quan này, bằng nỗ lực của con người và vượt xa mọi dự kiến, được định hướng tới sự thực hiện trọn vẹn những kế hoạch cao cả và khôn dò thấu, ở đó mọi thứ, thậm chí ngay cả sử tháo lui của con người, cũng đều dẫn tới một sự thánh thiện lớn lao hơn của Giáo hội”. (65*)

85. Một trong những cám dỗ nghiêm trọng hơn, làm dập tắt lòng dũng cảm cũng như sự nhiệt thành, là tư tưởng chủ bại, tức điều biến chúng ta thành những kẻ bi quan, yếm thế hay phàn nàn và vỡ mộng, “những người bẳn tính”. Không ai có thể xuất chinh trừ khi người đó tin chắc sẽ thắng. Nếu chúng ta khởi sự mà không tự tin, thì chúng ta đã thua trận một nửa và chúng ta chôn vùi tài năng của chúng ta. Trong khi chúng ta đớn đau ý thức về thân phận mỏng giòn của mình, thì chúng ta phải bước đi, không được lùi bước, luôn nhớ điều mà Thiên Chúa đã nói với Thánh Phao-lô: “Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.“ (2 Cr.12,9). Chiến thắng của người Ky-tô hữu luôn là một thập giá, nhưng một thập giá mà đồng thời cũng là một ngọn cờ chiến thắng được bắt nguồn từ sự mềm yếu những mãnh liệt trong việc chống lại sự tấn công của điều xấu. Tinh thần xấu của tư tưởng chủ bại là anh em của cơn cám dỗ muốn tách lúa mì ra khỏi cỏ lùng trước thời hạn; nó là kết của của sự nóng lòng, tự cho mình là trung tâm, nhưng thiếu sự tín thác.

86. Ở một số nơi, sự “sa mạc hóa” thiêng liêng đã xuất hiện một cách rõ ràng, do sự cố gắng xây dựng một  xã hội không có Thiên Chúa, hoặc loại bỏ căn nguyên Ky-tô giáo của họ. Ở những nơi đó, “thế giới Ky-tô giáo đang trở nên khô cằn, và nó đang tự làm suy yếu chính nó giống như một mảnh đất bị khai thác quá mức, và bị sa mạc hóa.” (66*) Ở những quốc gia khác, bạo lực chống lại Ky-tô giáo đã làm cho các Ky-tô hữu buộc phải giữ kín niềm tin của mình ngay trên mảnh đất thân yêu của chính họ. Đây cũng là một loại sa mạc đớn đau khác. Nhưng gia đình và nơi làm việc cũng có thể là nơi bị khô cằn hóa, nơi mà lẽ ra Đức Tin phải được gìn giữ và thông truyền. Nhưng “từ kinh nghiệm về sa mạc này, về sự trống rỗng này, chúng ta có thể tái khám phá niềm vui của Đức Tin, và tầm quan trọng thiết yếu của nó đối với chúng ta, những người nam và người nữ. Trong sa mạc, chúng ta tái khám phá ra giá trị của những gì là thiết yếu để sống; vì thế, trong thế giới hôm nay, những dấu hiệu của việc đói khát Thiên Chúa cũng như đói khát về ý nghĩa tối hậu của đời người thì nhiều vô số kể, cho dầu chúng thường được diễn tả cách mặc nhiên hay tiêu cực. Và trong sa mạc này, đặc biệt cần phải có những con người có Đức Tin mà, bằng mẫu gương đời sống của họ, chỉ ra cho thấy con đường tiến về Đất Hứa, và nuôi dưỡng hy vọng“. (67*) Trong những bối cảnh này, chúng ta được kêu để gọi trở nên những nguồn nước của sự sống mà từ đó người khác có thể uống. Đôi khi, điều này trở nên một thập giá nặng nề, nhưng nó đến từ cây Thánh Giá, từ cạnh sườn bị đâm thâu của Chúa Ky-tô, rằng Thiên Chúa của chúng ta đã trao ban chính Người cho chúng ta như là một nguồn nước của sự sống. Chúng ta đừng cho phép mình bị tước mất niềm hy vọng!

(Còn nữa – mời quý vị theo dõi)

ĐTC Phan-xi-cô
(Chuyển ngữ) BBT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét