Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Tông Huấn Evangelii Gaudium - Niềm Vui Tin Mừng (17)

Tông Huấn  Evangelii Gaudium - Niềm Vui Tin Mừng (17)

ĐTC Phan-xi-cô
TÔNG HUẤN
EVANGELII GAUDIUM
(NIỀM VUI TIN MỪNG)
CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ
GỬI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC,
CÁC TU SĨ VÀ CÁC TÍN HỮU
VỀ VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG
TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY

87. Ngày nay, khi mà các mạng lưới và các phương tiện truyền thông của con người đã đạt được các bước tiến bộ chưa từng có, chúng ta cảm thấy bị thách đố trong việc tìm ra và chia sẻ một “quan điểm” sống cùng nhau, hòa trộn và gặp gỡ, ôm chặt nhau và nâng đỡ nhau, bước vào dòng triều cường này tức dòng mà, trong khi hỗn độn, có thể trở nên một kinh nghiệm chân thực về tình huynh đệ, trở nên một đoàn người lữ hành hiệp nhất, trở nên một cuộc hành hương thiêng liêng. Vì vậy, càng nhiều cơ hội truyền thông hơn thì lại càng có nhiều cơ hội cho sự gặp gỡ và hiệp nhất với mọi  người. Nếu chúng ta có thể đi theo lộ trình này, thì sẽ rất tốt, rất êm dịu, rất tự do và đầy hy vọng! Đi ra khỏi chính bản thân mình và hòa nhập với người khác là điều tốt lành cho chúng ta. Tự đóng kín mình là nếm thuốc độc đầy đắng đót của nội tâm, và nhân tính sẽ trở nên tồi tệ hơn vì mọi lựa chọn ích kỷ của chúng ta.

88. Lý tưởng Ky-tô giáo luôn luôn là một lời mời gọi vượt qua sự ngờ vực, sự hồ nghi theo thói quen, nỗi sợ mất đi sự riêng tư của chúng ta, và tất cả các thái độ phòng vệ - điều mà thế giới ngày nay áp đặt lên chúng ta. Nhiều người cố gắng chạy trốn người khác và ẩn náu nơi sự tiện nghi riêng tư của riêng mình, hoặc trong một nhóm nhỏ các bạn bè thân cận, chối bỏ hiện thực về phương diện xã hội của Tin Mừng. Bởi một số người muốn một Chúa Ky-tô duy thiêng liêng, mà không có xác thịt, không có thập giá, nên họ cũng muốn các mối quan hệ liên nhân vị của họ được thực hiện bởi những thiết bị tinh vi, bằng các màn hình và các hệ thống có thể mở và tắt bằng lệnh bật tắt. Trong khi đó, Tin Mừng không ngừng nói cho chúng ta về khả năng gặp gỡ mặt đối mặt với người khác, với sự hiện diện thể lý của họ - tức những điều đang thách đố chúng ta -, với nỗi đau và lời xin giúp đỡ của họ, với niềm vui của họ, niềm vui ấy lan truyền sang chúng ta trong sự tương tác liên tục và gần gũi của chúng ta. Đức Tin đích thực vào Con Thiên Chúa nhập thể không thể tách rời với sự quên mình, với sự hiệp thông trong cộng đoàn, với sự phục vụ, với sự hòa giải với người khác. Con Thiên Chúa, bằng cách trở nên xác phàm, kêu gọi chúng ta thực hiện một cuộc cách mạng mềm.

89. Sự tách biệt - là một phiên bản của chủ nghĩa duy nội tại - có thể tìm thấy sự thể hiện trong một sự tự trị sai lạc, mà sự tự trí ấy không có chỗ cho Thiên Chúa. Nhưng trong lĩnh vực tôn giáo nó cũng có thể có dạng thức của một chủ nghĩa tiêu dùng tinh thần được làm cho thích ứng với chủ nghĩa cá nhân không lành mạnh của chính chúng ta. Sự trở lại với các ngẫu tượng và tìm kiếm tính duy linh, tức những điều đang biểu thị chính thời đại của chúng ta, là những hiện tượng mơ hồ khó hiểu. Ngày nay, thách đố của chúng ta về chủ nghĩa vô thần không nhiều bằng sự cần thiết phải đáp lại một cách đầy đủ sự khao khát Thiên Chúa của nhiều người, sợ rằng họ cố gắng thỏa mãn nó bằng các giải pháp xa lánh hoặc bằng một Chúa Giê-su vô hồn, tức một “Giê-su” không đòi hỏi gì chúng ta đối với người khác. Trừ khi những người này tìm thấy nơi Giáo hội một tinh thần, mà tinh thần ấy có thể đem lại sự chữa lành và sự tự do, cũng như lấp đầy họ bằng sự sống và bình an, trong khi đồng thời kêu mời họ đi tới với sự hiệp thông huynh đệ và sự sinh hoa kết quả trong công cuộc truyền giáo, thì cuối cùng họ sẽ bị rơi vào bẫy bởi những giải pháp, mà những giải pháp này cũng không làm cho cuộc sống trở nên nhân loại đích thực, cũng không đem lại vinh quang cho Thiên Chúa.

90. Các hình thức chân thật về lòng đạo đức bình dân có tính hiện thân, bởi vì chúng bắt nguồn từ sự cụ thể hóa của Đức Tin Ky-tô giáo trong văn hóa phổ thông. Vì lý do này chúng đòi hỏi một mối tương quan đích thân, không phải với các sức mạnh và các sức lực tinh thần mơ hồ, nhưng với Thiên Chúa, với Chúa Ky-tô, với Đức Ma-ri-a, với các Thánh. Những lòng đạo đức này có tính xương thịt, chúng có một khuôn mặt. Chúng có khả năng nuôi dưỡng các mối tương quan và không chỉ cho phép khuynh hướng thoát ly thực. Trong những thành phần khác của xã hội chúng ta, chúng ta nhìn thấy sự hấp dẫn ngày càng gia tăng đối với các hình thức của một “tinh thần về hạnh phúc”, bị tách biệt khỏi bất cứ đời sống cộng đoàn nào, hay một “thần học về sự thịnh vượng”, bị tách khỏi trách nhiệm đối với các anh chị em của chúng ta, hoặc những trải nghiệm bị đánh mất nhân cách, mà những trải nghiệm này không là cái gì khác ngoài một hình thức tự cho mình là trung tâm.

91. Có một thách đố hệ trọng, mà nó chỉ ra rằng, sẽ không bao giờ tìm thấy giải pháp trong việc chạy trốn mối tương quan tận tâm và đích thân với Thiên Chúa, mà đồng thời vị Thiên Chúa ấy cũng giao cho chúng ta trách vụ phục vụ tha nhân. Điều này ngày nay thường xảy ra khi các tín hữu tìm cách ẩn nấp hoặc tách ra khỏi người khác, hoặc âm thầm chuyển từ nơi này đến nơi khác hoặc từ bổn phận này sang bổn phận khác, mà không tạo ra những mối tương quan sâu xa và bền vững. . “Imaginatio locorum et mutatio multos fefellit”.(68*) (Mơ về những nơi khác nhau và dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác đã làm cho nhiều người lầm đường lạc lối). Đây là một liều thuốc giả, nó làm tê liệt tâm hồn và đôi khi cả thể xác nữa. Chúng ta cần giúp đỡ người khác nhận ra rằng, con đường duy nhất là học hỏi để làm sao có thể gặp gỡ tha nhân bằng một thái độ đúng đắn, điều này có nghĩa là chấp nhận và quý trọng họ như là bạn đồng hành, mà không có sự đối kháng từ trong tâm. Nhưng đúng hơn, nó có nghĩa là học cách tìm thấy Chúa Giê-su nơi các khuôn mặt của tha nhân, trong tiếng nói của họ, trong lời khẩn cầu của họ. Và học cách chịu đau khổ trong sự bước theo Chúa Giê-su chịu đóng đinh bất cứ khi nào chúng ta bị tấn công một cách oan khiên hay gặp phải sự vô ơn bạc nghĩa, không bao giờ mệt mỏi về quyết định của chúng ta trong việc sống trong tình huynh đệ. (69*)

92. Ở đó, quả thực chúng ta tìm thấy một sự chữa lành đích thực, bởi vì con đường gắn liền với tha nhân, tức con đường chữa lành thay vì làm suy nhược chúng ta, là một tình huynh đệ có tính màu nhiệm, một tình huynh đệ mang tính chiêm nghiệm. Nó là một sự yêu mến anh em, nó làm cho chúng ta có khả năng nhìn thấy sự cao quý thiêng liêng nơi người hàng xóm của chúng ta, có khả năng tìm thấy Thiên Chúa nơi mọi người, có khả năng tha thứ cho những điều gây phiền hà của cuộc sống chung bằng cách bám vào tình yêu của Thiên Chúa, có khả năng mở lòng mình ra cho tình yêu Thiên Chúa và mưu cầu hạnh phúc cho tha nhân như Cha trên trời của họ đã thực hiện. Ở đây và bây giờ, đặc biệt nơi mà chúng ta là một “đoàn chiên nhỏ bé” (Lc 12,32), các tông đồ của Chúa đã được kêu gọi để sống theo một cộng đoàn, mà cộng đoàn ấy là muối đất và ánh sáng cho thế gian (x Mt.5,13-16). Chúng ta được kêu gọi để làm chứng tá cho một con đường vẫn còn đang mới mẻ về việc sống cùng nhau trong sự trung thành với Tin Mừng. (70*) Chúng ta đừng để mình bị lấy mất khỏi tính cộng đoàn!

(Còn nữa – mời quý vị theo dõi)

ĐTC Phan-xi-cô
(Chuyển ngữ) BBT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét