Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Tông Huấn Evangelii Gaudium - Niềm Vui Tin Mừng (6)

Tông Huấn  Evangelii Gaudium - Niềm Vui Tin Mừng (6)

ĐTC Phan-xi-cô
TÔNG HUẤN
EVANGELII GAUDIUM
(NIỀM VUI TIN MỪNG)
CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ
GỬI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC,
CÁC TU SĨ VÀ CÁC TÍN HỮU
VỀ VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG
TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY

II.SỰ CHĂM SÓC MỤC VỤ VÀ VIỆC TÁI TỔ CHỨC

25. Cha biết rằng ngày nay các văn kiện không gây nên được một sự quan tâm về chính nó giống như trong quá khứ, và chúng nhanh chóng bị quên lãng. Tuy nhiên, Cha muốn nhấn mạnh rằng, điều mà Cha dự định sẽ nói ra, có ý nghĩa mang tính hệ thống và có những hệ luận quan trọng. Cha hy vọng rằng, tất cả mọi cộng đoàn đều có sự quan tâm để sử dụng những cách thế cần thiết để bước nhanh trên con đường trên con đường của công cuộc tái tổ chức mang chiều kích mục vụ và truyền giáo, đó là con đường mà nó không được phép để mặc cho những điều như nó đang diễn. Hiện giờ đây, một “công việc thuần quản trị” sẽ không còn giúp gì được cho chúng ta nữa. (21*) Chúng ta hãy “thường trực trong trạng thái sứ vụ” (22*) trên khắp mọi nơi của thế giới.

26. Đức Phao-lô VI đã mời gọi chúng ta hãy đào sâu tiếng gọi canh tân và làm cho tiếng gọi này trở nên rõ ràng rằng, canh tân không chỉ liên quan đến các cá nhân, nhưng liên quan đến toàn thể Giáo hội. Chúng ta hãy trở lại với một đoạn văn đáng ghi nhớ mà nó đang tiếp tục thách đố chúng ta. “Giáo hội phải nhìn vào chính mình bằng đôi mắt sâu sắc, suy nghĩ về màu nhiệm hiện hữu của chính mình … Sự tự nhận thức một cách sống động này chắc chắn sẽ dẫn đến một sự so sánh giữa hình hảnh lý tưởng của Giáo hội như Chúa Giê-su đã dự định và yêu thương hội thánh như là hiền thê thánh thiện và không tì vết của Người (x Ep 5,27), và hình ảnh đích thực mà Giáo hội đang trình diện cho thế giới hôm nay… Đây là nguồn gốc cho cuộc chiến đầy khó khăn  và anh hùng đối với việc canh tân của Giáo hội: cuộc chiến của Giáo hội trong việc sửa chữa những thiếu sót và sai lầm do những chi thể của mình gây ra, và tự xét mình, cũng như nhìn vào mẫu gương, tức điều mà Chúa Ky-tô đã để lại cho chúng ta”. (23*)

Công đồng Va-ti-can-nô II đã trình bày việc chuyển biến của Giáo hội như là sự mở ra đối với việc canh tân không ngừng được xuất phát từ sự trung thành với Chúa Giê-su Ky-tô: “Mọi cuộc canh tân của Giáo hội thiết yếu phải ở chỗ gia tăng lòng trung thành với ơn gọi của chính mình… Giáo hội được kêu gọi để canh tân Giáo Hội 1 cốt yếu nhằm sống trung thành với ơn gọi của Giáo Hội hơn, ... Trên đường lữ hành, Giáo Hội được Chúa Kitô mời gọi để không ngừng canh tân chặng đường lữ hành của mình từ Chúa Ky-tô, một sự canh tân mà Giáo Hội cấn đến bất kỳ lúc nào giống như nó là một hoạt động thường kỳ của nhân loại và thế giới”. (24*)

Có những phần tử thuộc Giáo hội có thể gây cản trở cho các nỗ lực của việc loan báo Tin Mừng, cũng vậy, có những phần tử tốt có thể trở nên hữu ích khi họ có một cuộc sống đem lại sinh khí cho việc loan báo tin Mừng, trợ sức, và đánh giá công việc ấy. Không có sự sống mới và một tinh thần Tin Mừng đích thực, và không có sự “trung thành của Giáo hội đối với ơn gọi riêng của chính mình”, thì mọi cơ cấu mới sẽ bị hủy hoại chỉ trong một thời gian ngắn.

27. Cha có một giấc mơ về một “phương án truyền giáo”, đó là, một sự thôi thúc truyền giáo có khả năng biến đổi mọi thứ, sao cho các thói quen của Giáo hội, những cách thức thực hiện, thời gian và kế hoạch, ngôn ngữ và tổ chức có thể hướng về một phương cách phù hợp với việc loan báo Tin Mừng trong thế giới hôm nay hơn là việc tự giữ gìn, bảo tồn của Giáo hội. Việc canh tân các tổ chức do sự đòi hỏi của việc chuyển biến mục vụ chỉ có thể hiểu được trong ánh sáng này: khi một phần của những nỗ lực làm cho chúng có tính định hướng sứ vụ nhiều hơn, làm cho các hoạt động mục vụ của Giám mục trên mọi cấp độ bao gồm và rộng mở hơn, để truyền cảm hứng cho các thừa tác viên mục vụ một sự khao khát không ngừng để ra đi, và theo cách này để gợi ra một sự đáp trả tích cực từ tất cả những ai mà Chúa Giê-su đã mời gọi đi vào mối tương quan bằng hữu với Người. Như Đức Gio-an Phao-lô II đã từng nói với các Giám mục của châu Đại Dương: “Mọi canh tân trong Giáo Hội phải nhắm tới mục đích truyền giáo, để khỏi rơi vào nguy cơ về một Giáo Hội tự qui vào chính mình”.(25*)

28. Giáo xứ không phải là một tổ chức lỗi thời; đúng vậy, bởi vì nó sở hữu tính linh hoạt rất lớn, nó có thể mang lấy những đường biên khá khác nhau phụ thuộc vào sự rộng mở và sự sáng tạo trong việc truyền giáo của cha xứ và cộng đoàn. Trong khi chắc chắn rằng, Giáo xứ không phải là cơ cấu duy nhất có thể loan báo Tin Mừng, nếu Giáo xứ chứng tỏ khả năng tự canh tân và khả năng thích ứng không ngừng, thì Giáo xứ sẽ vẫn tiếp tục là “Giáo Hội sống giữa con cái nam nữ của mình”. (26*) Giáo xứ được coi như là Giáo hội thực sự tiếp xúc với các gia đình và cuộc sống của con cái mình, và không trở nên một tổ chức vô dụng mất liên hệ với người dân, hoặc là một nhóm được cấu thành bởi một số kẻ được tuyển chọn, chỉ quan tâm đến mình. Giáo xứ là sự hiện diện của Giáo hội ở một địa hạt nhất định, một môi trường lắng nghe Lời Chúa, để lớn lên trong đời sống Ky-tô hữu, để đối thoại, loan báo và trải rộng tình bác ái, tôn thờ và cử hành Phụng Vụ . (27*) Trong tất cả các hoạt động của mình, Giáo xứ khích lệ và huấn dậy các thành viên trong Giáo xứ trở thành những người loan báo Tin Mừng. (28*) Nó là một cộng đoàn của những cộng đoàn, là nơi trú ẩn cho những người khát đến để uống ở giữa chuyến hành trình của họ, và là trung tâm của sự ra đi truyền giáo không ngừng. Cho dù chúng ta phải thú nhận rằng, tiếng gọi kiểm điểm và canh tân các Giáo xứ của chúng ta chưa đủ để mang các Giáo xứ đến gần với người dân hơn nữa, làm cho Giáo xứ trở thành môi trường của sự hiệp thông và tham dự sống động, và làm cho Giáo xứ có định hướng sứ vụ hoàn toàn.

(Còn nữa – mời quý vị theo dõi)

ĐTC Phan-xi-cô 
(Chuyển ngữ) BBT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét