Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Tông Huấn Evangelii Gaudium - Niềm Vui Tin Mừng (5)

Tông Huấn  Evangelii Gaudium - Niềm Vui Tin Mừng (5)
ĐTC Phan-xi-cô

TÔNG HUẤN
EVANGELII GAUDIUM
(NIỀM VUI TIN MỪNG)
CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ
GỬI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC,
CÁC TU SĨ VÀ CÁC TÍN HỮU
VỀ VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG
TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY

CHƯƠNG I

DIỄN BIẾN VỀ CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO CỦA GIÁO HỘI 
19. Việc loan báo Tin Mừng được thực hiện theo lệnh truyền của Chúa Giê-su: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”. Trong những câu Kinh thánh này chúng ta nhìn thấy Chúa Ky-tô phục sinh đã sai các tông tồ đi rao rảng Tin Mừng ở mọi lúc mọi nơi, làm sao cho niềm tin vào Người được trải rộng đến tận cùng trái đất.

I.  MỘT GIÁO HỘI RA ĐI

20. Lời Chúa không ngừng chỉ cho chúng ta thấy Thiên Chúa thử thách những người tin vào Ngài như thế nào: “hãy ra đi”. Abraham đã nhận được tiếng gọi ra đi đến một miền đất mới (x St 12, 1-3). Mô-sê đã nghe thấy tiếng Thiên Chúa gọi: “Ngươi hãy đi, Ta sai ngươi” (Xh 3,10) và dẫn đưa dân riêng về đất hứa (x. Xh 3,17). Đối với Giê-rê-mi-a, Thiên Chúa nói: “Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi” (Gr 1,7). Trong thời đại của chúng ta, mệnh lệnh của Chúa Giê-su “hãy đi và làm cho muôn dân trở thành muôn đệ” vang vọng trong những viễn cảnh đang thay đổi và những thánh thức mới đối với sứ vụ loan báo Tin Mừng của Giáo hội, và tất cả chúng ta được mời gọi tham dự vào sứ vụ “ra đi” truyền giáo mới này. Mỗi người Ky-tô hữu và mỗi cộng đoàn phải nhận thức rõ con đường mà Thiên Chúa đã chỉ ra, nhưng tất cả chúng ta được yêu cầu vâng theo tiếng gọi của Người để ra đi khỏi những tiện nghi của chính chúng ta hầu đến với tất cả những người ở “bên ngoài” đang cần đến ánh sáng của Tin Mừng.

21. Niềm vui Tin Mừng làm phấn chấn cộng đoàn các Tông đồ là niềm vui truyền giáo. Nhóm bảy mươi hai đã cảm thấy niềm vui ấy sau khi đi truyền giáo trở về (x. Lc 10,17). Chúa Giê-su đã cảm thấy niềm vui này khi Ngài vui mừng trong Thánh Thần và chúc tụng Thiên Chúa Cha vì đã mặc khải cho những người nghèo khổ và bé mọn (x Lc, 10,21). Nó được cảm nghiệm bởi những người trở lại đạo đầu tiên, họ kinh ngạc, sửng sốt khi nghe các tông đồ rao giảng “bằng ngôn ngữ bản địa của họ” (Cv 2,6) vào ngày lễ Ngũ tuần. Niềm vui này là một dấu chỉ của việc Tin Mừng đã được loan báo và đang trổ sinh hoa trái.  Nhưng những nghị lực và ý chí để ra đi và cho đi, cũng như đi ra khỏi chính mình, không ngừng thúc bách trong việc gieo hạt giống tốt lành của chúng ta, vẫn luôn mang tính thời sự của nó. Chúa Giê-su đã nói với các môn đệ: “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó." (Mc 1,38). Sau khi hạt giống đã được gieo trồng ở một nơi, Chúa Giê-su đã không ở lại để giải thích hay làm nhiều dấu chỉ; Thánh Thần đã thúc đẩy Người ra đi đến các thành, các làng mạc khác.

22. Lời của Thiên Chúa  không thể được đoán trước trong sức mạnh của nó. Tin Mừng nói về hạt giống mà khi được gieo xuống, nó tự lớn lên, thậm chí lớn lên ngay cả trong lúc người nông dân đang ngủ (Mc.4, 26-29). Giáo hội phải chấp nhận sự tự  do không giới hạn này của Lời cũng như phải để cho Lời đạt tới điều Lời muốn theo những cách thức vượt lên trên sự tính toán và cách suy nghĩ của chúng ta.

23. Sự gần gũi của Giáo hội với Chúa Giê-su là một phần của một cuộc hành trình chung; “thông hiệp và sứ vụ được đan kết với nhau một cách sâu sắc” (20*). Trong việc trung thành với mẫu gương của Thầy, điều quan trọng thiết yếu đối với Giáo hội hôm nay là ra đi và loan báo Tin Mừng cho tất cả: tất cả mọi nơi, vào tất cả các dịp, không do dự, không sợ hãi. Niều vui của Tin Mừng là vì tất cả mọi người: không ai bị ngoại trừ. Đó là điều mà sứ thần đã báo cho các mục đồng ở Bethlehem: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân” (Lc 2,10). Sách Khải huyền nói đến “một tin mừng vĩnh cửu để loan báo cho các người ở trên mặt đất, cho mọi dân, mọi chi tộc, mọi ngôn ngữ và mọi nước” (Kh 14,6).

24. Giáo hội “ra đi” là một cộng đoàn các Tông đồ truyền giáo, họ gây ra sự cảm động ngay từ lúc bắt đầu, sinh lời, đồng hành, mang lại hoa trái và cử hành Phụng Vụ. Cộng đoàn loan báo Tin Mừng biết rằng Thiên Chúa đã đi bước trước, Ngài đã yêu thương chúng ta trước (x. 1Ga 4,19), và vì vậy chúng ta có thể tiến về phía trước, mạnh dạn đi đầu, ra đi đến với người khác, tìm kiếm những ai bị lạc mất, đứng ở các ngã ba đường và tiếp đón những người bị xã hội ruồng bỏ. Cộng đồng như thế có một khao khát vô tận để thể hiện lòng thương xót, hoa trái kinh nghiệm của chính mình về sức mạnh của lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa Cha. Chúng ta hãy cố gắng hơn nữa để bước đi với những bước chân đầu tiên và đồng hành với tất cả. Chúa Giê-su đã rửa chân cho các tông đồ. Thiên Chúa đã can dự vào cuộc sống và Người đã can dự khi Người quỳ xuống rửa chân cho các tông đồ. Người bảo các tông đồ: “nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em” (Ga 13,17). Cộng đoàn loan báo Tin Mừng trở nên can dự vào cuộc đời bằng lời nói và hành động trong cuộc sống hàng ngày của cộng đoàn; làm cầu nối với các khoảng cách, sẵn lòng tự mình xuống nếu cần thiết, và ôm lấy sự sống con người, chạm tới thân xác đau khổ của Chúa Ky-tô nơi người khác. Vì thế, người loan báo Tin Mừng nhận lấy “mùi của con cừu” và cừu sẵn lòng nghe thấy tiếng của họ. Cộng đoàn loan báo Tin Mừng cũng là cộng đoàn hay giúp đỡ, ở bên cạnh người khác trong mọi chặng đường cho dù có đường có khó khăn hay dài; làm quen với việc chờ mong trong kiên tâm và sự nhẫn nại tông đồ. Loan báo Tin Mừng phần lớn gồm sự kiên nhẫn và không quan tâm đến những khó khăn về thời gian. Trung thành với ân ban của Thiên Chúa, cộng đoàn cũng trổ sinh hoa trái. Cộng đoàn loan báo Tin Mừng luôn có liên quan đến hoa trái bởi vì Thiên Chúa muốn cộng đoàn trổ sinh hoa trái. Cộng đoàn chăm sóc hạt giống và không mất kiên nhẫn nơi cỏ dại. Người gieo trồng khi nhìn thấy cỏ dại mọc giữa các hạt giống, ông ta không cằn nhằn hay phản ứng quá mức. Người đó tìm ra những cách thức để  biến Lời thành da thịt trong một tình huống riêng và trổ sinh hoa trái của sự sống mới, tuy nhiên những điều này có thể xuất hiện một cách không hoàn hảo hay không thành toàn. Người tông đồ sẵn sàng đặt toàn bộ đời sống của mình trong tình trạng rủi rỏ, thậm chí chấp nhận tử đạo, hầu làm chứng cho Chúa Giê-su Ky-tô, nhưng mục đích không phải là để tạo ra kẻ thù mà là để nhìn thấy Lời của Thiên Chúa được chấp nhận và khả năng giải phóng của lời đối với sự tự do, cũng như sự canh tân được biểu lộ . Cuối cùng, cộng đoàn loan báo Tin Mừng được lấp đầy bởi niềm vui; cộng đoàn ấy luôn biết làm thế nào để vui mừng. Cộng đoàn ấy cử hành trong niềm vui với mọi thành quả dù rất nhỏ nhoi, với mọi bước đi về phía trước trong công cuộc truyền giáo. Truyền giáo với niềm vui trở thành vẻ đẹp trong phụng vụ, như một phần của sự quan tâm hàng ngày của chúng ta đối với việc trải rộng sự thiện hảo. Giáo hội loan báo Tin Mừng và được loan báo Tin Mừng cho chính mình thông qua vẻ đẹp của phụng vụ. Điều này vừa là một sự thi hành nhiệm vụ loan báo Tin Mừng vừa là nguồn gốc dẫn tới việc canh tân để quên mình của Giáo hội.

(Còn nữa – mời quý vị theo dõi)

ĐTC Phan-xi-cô 
(Chuyển ngữ) BBT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét