Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Tông Huấn Evangelii Gaudium - Niềm Vui Tin Mừng (18)

Tông Huấn  Evangelii Gaudium - Niềm Vui Tin Mừng (18)

ĐTC Phan-xi-cô

TÔNG HUẤN
EVANGELII GAUDIUM
(NIỀM VUI TIN MỪNG)
CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ
GỬI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC,
CÁC TU SĨ VÀ CÁC TÍN HỮU
VỀ VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG
TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY

93. Tinh thần thế tục, ẩn khuất đàng sau vỏ bọc đạo đức bề ngoài và thậm chí vỏ bọc yêu mến Giáo hội, nằm ở chỗ không tìm kiếm vinh quang xuất phát từ Thiên Chúa mà tìm kiếm nơi con người và hạnh phúc cá nhân. Đó là điều mà Thiên Chúa đã quở trách những người Pha-ri-siêu: “ Các ông tôn vinh lẫn nhau và không tìm kiếm vinh quang phát xuất từ Thiên Chúa duy nhất, thì làm sao các ông có thể tin được “ (Ga 5,44). Nó là một cách thức tinh vi trong việc  ”tìm lợi ích cho mình, chứ không tìm lợi ích cho Đức Ky-tô Giê-su“ (Pl 2,21). Nó mang nhiều hình thức, tùy thuộc vào các loại người và các nhóm người mà nó thấm vào. Bởi vì nó được dựa trên những vỏ bọc bề ngoài được chăm chút cẩn thẩn, nó không luôn luôn được gắn liền với tội lỗi bề ngoài; từ bên ngoài, mọi thứ xem ra như là nó. Nhưng nếu nó thấm nhập vào Giáo hội, thì “nó sẽ trở nên vô cùng tai hại, hơn bất cứ một loại thế tục nào khác, tức những loại thế tục thường có vẻ là đạo đức”. (71*)

94. Tinh thần thế tục này có thể được nuôi dưỡng bằng hai con đường mà chúng có sự tương tác qua lại lẫn nhau một cách sâu sa. Một là sự hấp dẫn của chủ nghĩa tri thức, một đức tin duy chủ quan mà sự quan tâm duy nhất của nó là một kinh nghiệm nào đó hay một bộ các ý kiến và một mớ những thông tin mà chúng có ý nghĩa để an ủi và khai sáng, nhưng cuối cùng lại giam hãm người ta vào chính những tư tưởng và cảm giác của chính họ. Hai là chủ nghĩa tân Pe-la-gi-ô Pro-mê-tê chỉ biết quan tâm đến mình, nó là chủ trương của những người mà cuối cùng chỉ tin vào sức mạnh riêng của mình, và cảm thấy mình cao trọng hơn người khác, bởi họ tuân theo những luật lệ nào đó hay duy trì niềm tin hoàn toàn vào một kiểu Công giáo cá biệt từ trong quá khứ. Một sự được tưởng là hợp lý của Giáo lý hay kỷ luật dẫn đến một sự phát triển tầng lớp độc tài và tự coi mình là trung tâm, bởi đó, thay vì Tin Mừng hóa, thì người này đi phân tích và phân loại người khác, và thay vì mở cửa để đón nhận ân sủng, thì người ta lại đi làm kiệt sức lực của mình trong việc kiểm tra và xác minh. Cả hai trường hợp nêu trên đều không thực sự có sự quan  tâm đến Chúa Giê-su Ky-tô hoặc tha nhân. Đây là những biểu hiện của chủ nghĩa nội tại, lấy con người làm trung tâm. Không thể nghĩ rằng, một sự đẩy mạnh công cuộc Tin Mừng hóa đích thực lại có thể nảy sinh từ những dạng thức giả danh Ky-tô giáo này.

95. Tinh thần thế tục tinh vi này biểu lộ một cách rõ rệt nơi những thái độ chống đối, nhưng tất cả có chung một sự giả vờ trong việc “tiếp quản chỗ của Giáo hội”. Nơi một số người, chúng ta có thể nhìn thấy sự khoe khoang về mối bận tâm, lo lắng cho Phụng vụ, cho Giáo lý và cho uy tín của Giáo hội, nhưng lại không có sự quan tâm nào tới Tin Mừng mà mối quan tâm ấy có sự tác động thực  sự tới các tín hữu của Chúa cũng như những điều cần thiết cụ thể của thời đại hôm nay. Theo cách này, đời sống của Giáo hội trở nên một tác phẩm thuộc viện bảo tàng hay một cái gì đó như là tài sản riêng của một số người được lựa chọn. Nơi những người khác, tinh thần thế tục này núp đàng sau một sự mê hoặc với sự thành công về mặt chính trị và xã hội, hoặc tự hào về khả năng của họ trong việc điều hành các công việc thực tiễn, hoặc một sự ám ảnh về những chương trình do mình tự  thực hiện cũng như sự phát triển năng khiếu bản thân . Nó cũng có thể biến thành một sự quan tâm được nhìn thấy, thành một đời sống xã hội với đầy đủ các khuôn thức, các cuộc họp hành, các bữa tiệc và các cuộc tiếp đón. Nó cũng có thể dẫn đến một trạng thái tâm lý kinh doanh, bị thấm liễm bởi sự quản lý, bởi sự thống kê, bởi những kế hoạch và các định giá, mà người được thụ hưởng nó không phải là Dân Chúa, nhưng lại là một Giáo Hội được hiểu như là một tổ chức, một nơi không có sự biểu lộ về Chúa Ky-tô nhập thể, chịu đóng đinh và sống lại; các nhóm cao cấp và đóng kín được hình thành, và không có nỗ lực trong việc ra đi và tìm đến với những người thuộc về những nơi xa xôi, hoặc tới với vô số những người đang khao khát Chúa Ky-tô. Sự nhiệt thành, hăng hái loan báo Tin Mừng được thay thế bằng thú vui vô nghĩa của sự tự mãn và sự đam mê lạc thú.

96. Lối suy nghĩ này cũng nuôi dưỡng tính kiêu căng của những người hài lòng về việc có một chút quyền lực, và thích làm tướng của một đoàn quân bại trận hơn là làm một cá nhân nhỏ bé trong một đơn vị đang tiếp tục chiến đấu. Đã bao nhiêu lần chúng ta mơ tưởng về những dự án tông đồ to lớn, được lên kế hoạch một cách kỹ càng, giống như những vị tướng bại trận! Nhưng điều này là sự phủ nhận đối với lịch sử vinh quang đích thực của chúng ta với tư cách là một Giáo hội, bởi vì nó là một lịch sử của hy sinh, của hy vọng và chiến đấu, của những cuộc đời dấn thân phục vụ và trung thành với công việc, có thể có mệt nhọc, bởi vì tất cả mọi công việc đều là “mồ hôi nước mắt của chúng ta”. Thay vào đó, chúng ta lại lãng phí thời gian để nói về “cái gì cần làm” – trong tiếng Tây Ban Nha chúng ta gọi điều này là “habriaqueísmo” – giống như các vị thầy về tu đức và các chuyên viên về mục vụ đưa ra những chỉ đạo, chỉ dẫn từ trên cao. Chúng ta tự cho phép mình thoải mái thích thú với những trí tưởng tượng vô tận và đánh mất đi sự tiếp xúc với cuộc sống thực tế và những khó khăn của Giáo dân chúng ta.

97. Những người rơi vào tinh thần thế tục này đứng nhìn từ trên cao và từ đàng xa, họ phủ nhận lời tiên đoán của những anh chị em mình, họ làm mất uy tín những ai nêu ra những câu hỏi, họ không ngừng chỉ ra những lỗi lầm của người khác và họ bị ám ảnh bởi hình thức bề ngoài. Lòng của họ chỉ mở ra cho chân trời giới hạn của mối quan tâm về lợi ích và nội tại của chính họ, và kết quả là họ không rút ra được bài học từ những lỗi lầm của mình, cũng như không mở mình ra cho sự tha thứ. Đây là một sự đồi bại ghê gớm nhưng được ngụy trang dưới lớp vỏ thánh thiện. Chúng ta cần tránh nó bằng cách làm cho Giáo hội không ngừng đi ra khỏi chính mình, giữ cho sứ vụ của Giáo hội luột đặt trọng tâm vào Chúa Giê-su Ky-tô, và sự cam kết của Giáo hội đối với người nghèo khổ. Xin Thiên Chúa cứu chúng ta thoát khỏi một Giáo hội trần tục với những cái bẫy mục vụ và tinh thần mang vỏ bề ngoài! Tinh thần thế tục ngột ngạt này chỉ có thể được chữa lành bằng việc hít thở không khí tinh tuyền của Thần Khí, Đấng giải thoát chúng ta khỏi sự tự cho mình là trung tâm được bao bọc với một lớp vỏ đạo đức bề ngoài, không có Thiên Chúa. Chúng ta đừng để mình bị lấy đi mất niềm vui của Tin Mừng!

(Còn nữa – mời quý vị theo dõi)

ĐTC Phan-xi-cô 
(Chuyển ngữ) BBT.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét