Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Tông Huấn Evangelii Gaudium - Niềm Vui Tin Mừng (8)

Tông Huấn  Evangelii Gaudium - Niềm Vui Tin Mừng (8)

ĐTC Phan-xi-cô
Evangelii Gaudium
TÔNG HUẤN
EVANGELII GAUDIUM
(NIỀM VUI TIN MỪNG)
CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ
GỬI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC,
CÁC TU SĨ VÀ CÁC TÍN HỮU
VỀ VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG
TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY

III.  TỪ TRUNG TÂM CỦA TIN MỪNG

34. Nếu chúng ta cố gắng đặt mọi thứ vào trong chìa khóa của sự truyền giáo, thì điều này cũng sẽ ảnh hướng đến cách thức mà chúng ta thông truyền sứ điệp. Trong truyền thông ngay lập tức của thế giới hôm nay và việc truyền thông đôi khi đưa tin một chiều, thì sứ điệp mà chúng ta loan báo sẽ phải đối diện với một nguy cơ lớn hơn, đó là việc nó sẽ bị bóp méo hoặc bị giảm giảm thiểu vào trong một chừng mực nơi các phương diện thứ yếu của nó. Trong cách thức này, những vấn đền nào đó, mà chúng là một phần của giáo huấn luân lý của Giáo hội, sẽ bị lấy ra khỏi ý nghĩa thuộc về ngữ cảnh của chúng. Vấn đề lớn nhất là việc khi chúng ta rao giảng sứ điệp, mà những sứ điệp ấy dường như bị đồng hóa với những mặt thứ yếu của chúng – và điều quan trọng như chúng ta thấy hiện nay – không chuyển tải trung tâm của Tin Mừng cũng như của chính bản chất của Tin Mừng. Chúng ta cần phải thực tế và không giả định rằng, người nghe sẽ hiểu đầy đủ mọi bối cảnh của điều mà chúng ta đang nói tới, hoặc người nghe có khả năng liên hệ điều mà chúng ta đang nói tới chính trung tâm của Tin Mừng, tức  điều mang lại ý nghĩa, vẻ đẹp, sự hấp dẫn, và sự lôi cuốn của nó.

35. Sứ vụ mục vụ trong kiểu mẫu của sự truyền giáo không bị ám ảnh với việc truyền đi một cách không mạch lạc về vô số các bài giáo lý bị áp đặt một cách khăng khăng. Khi chúng ta thông qua một mục tiêu mục vụ và một kiểu mẫu trong việc truyền giáo mà thực tế sẽ vươn tới mọi người mà không có ngoại trừ hay ngoại lệ, thì sứ điệp sẽ tập trung vào những điều thiết yếu, vào những điều đẹp nhất, chính yếu nhất, lôi cuốn nhất và đồng thời vào những điều cần thiết nhất. Sứ điệp được đơn giản hóa trong khi không đánh mất đi chiều sâu và chân lý của nó, và vì vậy tất cả trở nên đầy sức mạnh hơn và có sức thuyết phục hơn.

36. Tất cả chân lý được mặc khải đều bắt nguồn từ một nguồn thánh thiêng và được tin bởi cùng một đức tin, nhưng cũng có một số chân lý quan trọng hơn vì chúng thể hiện một cách trực tiếp tới trung tâm của Tin Mừng. Trong cốt lõi cơ bản này, tức điều chiếu tỏa ánh sang về vẻ đẹp nơi tình yêu cứu độ của Thiên Chúa được hiện thân nơi Chúa Giê-su Ky-tô - Đấng đã chết và sống lại từ cõi chết. Trong ý nghĩa này, Công đồng Va-ti-ca-nô II đã giải thích “trong khoa Giáo hội học có một ´phẩm trật` trong các chân lý của Giáo lý Công giáo vì liên hệ giữa các chân lý ấy với nền tảng Đức Tin”. (38*) Điều này có giá trị giống như là đối với các tín điều về Đức Tin cũng như các bản văn giáo huấn, bao gồm giáo huấn luân lý của giáo hội.

37. Thánh Tô-ma A-qui-nô đã dậy rằng, giáo huấn luân lý của giáo hội có « phẩm trật » riêng của nó, trong những đặc tính tốt lành cũng như trong những hành động bắt nguồn từ chúng. (39*)] Điều có giá trị trên tất cả là “Đức Tin hành động thông quan tình yêu” (Gl 5,6). Các công việc của tình yêu được hướng về những người láng giềng của mình là một sự biểu lộ bên ngoài một cách hoàn hảo nhất về ân sủng từ bên trong của Chúa Thánh Thần: “Nền tảng của Luật Mới nằm trong ân sủng của Chúa Thánh Thần - Đấng được biểu lộ trong Đức Tin mà Đức Tin lại hành động thông qua tình yêu”. (40*) Vì thế, Thánh Tô-ma, giải thích rằng, về phía các việc làm bên ngoài, lòng thương xót là lớn lao nhất trong tất cả các đức tính: „Lòng thương xót tự nó là lớn nhất trong các đức tính, bởi vì tất cả những đức tính khác được quyết định chung quanh nó, và hơn thế nữa, nó bù đắp những khiếm khuyết của chúng. Điều này đặc biệt đối với những đức tính ở bậc cao hơn, và theo đúng nghĩa, nó phù hợp với Thiên Chúa – Đấng hay thương xót, qua đó sự toàn năng của Ngài được biểu lộ ở mức độ cao nhất”. (41*)

38. Điều quan trọng là rút ra được những kết quả mục vụ từ giáo huấn của Công đồng, tức điều phản ảnh một sự xác tín nguyên thủy của Giáo hội. Thứ nhất, cần được nói rằng, trong việc loan báo Tin Mừng, một sự nhận thức phù hợp với tỷ lệ phải được duy trì. Điều này cần được xem trong tần số xuất hiện mà các chủ đề nào đó được đưa ra và trong sự nhấn mạnh tới chúng trong khi rao giảng. Ví dụ, nếu trong một khoảng thời gian của năm phụng vụ, một Cha xứ nói về thái độ ôn hòa và kiềm chế đến mười lần nhưng trong khi đó chỉ đề cập đến Đức ái và công bằng có hai ba lần thôi, đó là một điều thiếu cân bằng. Và quả thực, những đức tính đó đáng lẽ cần phải hiện diện nhiều nhất trong lời rao giảng và trong các bài giáo lý thì lại bị bỏ qua. Điều tương tự xảy ra, khi chúng ta nói nhiều về luật lệ hơn là hông ân, nhiều về Giáo hội hơn là Chúa Ky-tô, nhiều về Giáo hoàng hơn là lời của Thiên Chúa.

39. Đúng vậy, sự hợp nhất có tổ chức tồn tại giữa các đức tính, điều đó có nghĩa là, không một chân lý nào có thể bị loại trừ khỏi lý tưởng Ky-tô giáo, và vì thế cũng không một chân lý nào có thể bị phủ nhận. Sự toàn vẹn của sứ điệp Tin Mừng không được phép bóp méo. Hơn nữa, mỗi chân lý được hiểu rõ hơn khi được gắn liền với tổng thể hài hòa của sứ điệp Ky-tô giáo; trong ngữ cảnh này, tất cả các chân lý đều quan trọng và soi sáng cho nhau. Khi việc rao giảng trung thành với Tin Mừng, thì tính trung tâm của các chân lý nào đó sẽ là hiển nhiên và trở nên rõ ràng rằng, luân lý Ky-tô giáo không phải là một dạng thức chủ nghĩa chịu đựng, hay khắc kỷ, hoặc chỉ là một loại triết học thực thành, hay là một bảng danh mục liệt kê các tội lỗi và lỗi lầm. Nhưng trước hết, Tin Mừng mời gọi chúng ta đáp lại Thiên Chúa tình yêu - Đấng cứu độ chúng ta, để nhìn thấy Thiên Chúa nơi người khác và đi ra khỏi chính mình hầu tìm kiếm sự thiện hảo nơi người khác. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, sự mời gọi này không bao giờ bị làm lu mờ đi, bị che khuất đi! Tất cả các đức tính đều nhắm tới việc đáp lại tình yêu này. Nếu lời mời gọi này không thể hiện một cách đầy sức mạnh, hấp dẫn, và có tính lôi cuốn, thì công trình về giáo huấn luân lý của Giáo hội có nguy cơ trở hành một trò chơi xếp nhà, và đây là nguy cơ lớn nhất của chúng ta. Nó sẽ có nghĩa rằng, đó không phải là Tin Mừng đang được rao giảng, nhưng là những điểm luân lý hay giáo lý nào đó, dựa trên những lựa chọn mang tính ý thức hệ. Sứ điệp sẽ có nguy cơ làm mất đi sự tươi mới của nó và sẽ không còn có “hương thơm của Tin Mừng”.

(Còn nữa – mời quý vị theo dõi)

ĐTC Phan-xi-cô
(Chuyển ngữ) BBT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét